Bệnh thường gặp ở người làm báo, nhân viên văn phòng

Nghề báo, nhân viên văn phòng cũng như nhiều ngành nghề khác, đều có tính lao động đặc thù và không thuộc diện “miễn” bệnh tật.

Hội chứng ống cổ tay
GS.TS Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học Thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, cho biết, hội chứng ống cổ tay là căn bệnh của thời hiện đại với tên gọi hội chứng “chuột máy tính”.
Nguyên nhân người thường xuyên sử dụng máy tính bị bệnh là lặp đi lặp lại động tác đánh chữ trên bàn phím và di chuyển con chuột khiến khớp xương cổ tay phải hoạt động nhiều. Những thao tác này được thực hiện với tần suất cao trong thời gian dài, dẫn đến bắp cơ cổ tay hoặc khớp xương bị tê, sưng, đau nhức, chuột rút.
Benh thuong gap o nguoi lam bao, nhan vien van phong
Triệu chứng điển hình của hội chứng ống cổ tay là đau, tê ngón trỏ và ngón giữa, yếu ngón cái; có thể thấy đau cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Người bệnh nhẹ cảm thấy tê buốt giống kim châm ở bàn tay, nặng hơn thì rất đau, có khi bỏng rát và nhức nhối cả cẳng tay, cánh tay, tay yếu và tê cứng.
GS.TS Trần Trung Dũng phân tích, hội chứng ống cổ tay là tình trạng bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên hay gặp nhất. Hội chứng này xảy ra bởi thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay. Hậu quả của việc chèn ép là gây đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh, mất ngủ, nặng hơn có thể gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay....
Trường hợp phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu để muộn sẽ gây ra tổn thương và di chứng kéo dài, ảnh hưởng sinh hoạt và công việc.
Đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy là hội chứng chung, gặp ở nhiều nhân viên văn phòng, kế toán, bán hàng, nhà báo.
Theo TS.BS Nguyễn Đình Hòa, khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nguyên nhân nhà báo hay bị bệnh này là gõ máy tính nhiều. Nghề nghiệp khiến họ ngồi nhiều, 2 vai ở một vị trí nhấc 2 cẳng tay đủ tầm cao để gõ bàn phím. Vai gáy bị cố định và gần như bị trói chặt. Đồng thời, cơ vùng vai gáy liên tục co để giữ vai cố định. Sự co cứng này làm chít hẹp mạch máu nuôi dưỡng vùng vai gáy. Khớp thì bị cố định, cơ co cứng, mạch máu bị chít hẹp. Các yếu tố trên cùng kết hợp làm cho hội chứng vai gáy xuất hiện.
Theo PGS.TS Hòa, khi bị đau, cần tư vấn bác sĩ để có cách điều trị, cũng như phòng ngừa tái phát. Cần giữ cho cổ luôn thẳng khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy... Tuyệt đối không gõ bàn phím 4 giờ liên tục. Tích cực vận động khớp vai và gáy. Khi ngủ, cần dùng gối thích hợp (gối thấp và chắc), nên nằm ngủ với tư thế nghiêng (bên bị bệnh nằm kê trên gối). Xoa bóp nhẹ nhàng ở cổ và vai bằng dầu nóng sẽ cảm thấy dễ chịu…
Benh thuong gap o nguoi lam bao, nhan vien van phong-Hinh-2
Gù cột sống
BS Cao Hồng Phúc, Bệnh viện Quân y 103, cảnh báo, tình trạng người làm báo ngồi trước máy tính hàng giờ, có xu thế cúi ra phía trước, mặt sát màn hình, tìm kiếm, đọc, ghi…, dẫn tới cột sống bị cúi ngả ra trước, gây biến dạng.
Hội chứng này liên quan tình trạng biến dạng của cột sống, do yếu tố nghề nghiệp gây ra. Những người làm việc máy tính sai tư thế còn phải cúi nhiều hơn. Mỗi ngày cúi 6-8 tiếng, 6-8 tiếng ngả người lại thêm việc vẹo bên trái hoặc phải, lâu dần thành quen và cột sống biến dạng trong tư thế cúi ra trước, vẹo về một bên.
Biến chứng này cũng do tư thế lao động cố định gây ra, hay gặp ở nhóm biên dịch, nhất là phóng viên ở nhóm bản tin, tin tức quốc tế, biên tập viên và thiết kế đồ họa.
Để tránh nó, có 3 phương pháp: Lao động đúng tư thế, nghỉ ngơi hợp lý và bù đủ canxi. Cứ mỗi 30 phút phải kiểm tra mình có đang cúi, ngả quá không. Nếu có, chỉnh ngay về tư thế thẳng và tiếp tục làm việc. Cứ mỗi 2 giờ làm việc, phải có 10 phút nghỉ ngơi…
Bệnh… khó nói
Với những biên tập viên, biên dịch viên... ngồi nhiều, máu lưu thông kém, bị ứ, thành tĩnh mạch yếu và giãn. Càng ngồi nhiều, nhu động ruột càng giảm, dễ gây táo bón. Những yếu tố này làm tình trạng trĩ xuất hiện nhanh hơn và mức độ nặng hơn.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, không nên ngồi liền 8 tiếng/ngày. Nên đứng lên, vận động phù hợp, dù chỉ là di chuyển chỗ ngồi hoặc lấy tập tài liệu. Tích cực ăn rau, uống nước, giảm rượu bia, cà phê, chè...

2 món thảo dược dễ tìm trị chứng đau vai gáy, tê tay

Rất nhiều người bị đau cổ vai gáy, có khi đau từ bả vai lan xuống cánh tay, làm tê mỏi cánh tay, vướng khi co duỗi ngón tay, đau tăng lên khi vận động…. Chỉ với 2 thảo dược dễ tìm sẽ trị được chứng bệnh khó chịu đó.

Chị Lê Thị Thảo (Hà Nội) gần đây luôn thấy đau mỏi, tê tê bàn tay, cổ tay, cánh tay rất khó chịu. Vùng cổ vai gáy thì liên tục đau mỏi. Khi chị đi tập thể dục mỗi lần vươn tay lên lại thấy đau nhức, đã xoa bóp, bấm huyệt nhưng vẫn không đỡ. Vì đau trong mức chịu đựng được nên chị ngại không nghỉ một ngày để đi bệnh viện khám. Chị cố gắng tập thể dục nhưng chứng này dằng dai mãi không khỏi.

Dành cho người bị đau cổ vai gáy: Muốn phòng đau đớn thì tập “luôn và ngay“

HLV yoga Kim Nguyễn hướng dẫn bạn cách để thoát khỏi những cơn đau cổ vai gáy bằng các động tác yoga đơn giản, hiệu quả và có tác dụng lâu dài.

Bạn có biết rằng vai là một trong những bộ phận biểu hiện trạng thái cảm xúc rõ ràng nhất trên cơ thể. Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, lo âu… theo phản xạ tự nhiên vai bạn sẽ co rút lại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.