Bệnh nhân tái dương tính COVID-19 có nguy hiểm, gây lây lan cộng đồng?

(Kiến Thức) - Theo công bố từ các chuyên gia y tế, các bệnh nhân tái dương tính COVID-19 được xác định là do xác virus còn trong cơ thể, không phải là virus hoạt động nên không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng.

Cho biết về tình trạng những bệnh nhân tái dương tính COVID-19, GS.TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết trên Sức khoẻ & Đời sống rằng nguyên nhân tái dương tính là do xác virus chứ không phải là virus hoạt động.
Benh nhan tai duong tinh COVID-19 co nguy hiem, gay lay lan cong dong?
GS.TS Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam Ảnh: VOV. 
"Những bệnh nhân dương tính trở lại này không có bất kì triệu chứng lâm sàng nào, nên không cần điều trị. Đây cũng không phải các trường hợp người lành mang trùng, vì nếu như vậy thì con virus phải sống và có khả năng lây bệnh, nhưng đây chỉ là xác virus trong quá trình thải loại", GS. Kính chia sẻ.
Ông cho biết thêm tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong quá trình theo dõi 2 bệnh nhân dương tính lại là ca bệnh 74 và 137 (2 bệnh nhân này đã có 4 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp và được công bố khỏi bệnh sáng nay 5/5), các bác sĩ không điều trị thêm bất cứ một loại thuốc nào mà chỉ tiến hành nuôi cấy các mẫu virus, đồng thời theo dõi sức khỏe của họ.
Ông Kính cho biết bản chất của xét nghiệm COVID-19 hiện nay là dùng kỹ thuật Realtime PCR có độ nhạy rất cao (98%).
"Việt Nam hiện là một trong số ít ỏi các quốc gia có thể nuôi cấy, phân lập virus này, nên tất cả các ca tái dương tính quay lại chúng tôi theo dõi đều chuyển nuôi cấy, phân lập tại Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương. Tất cả các trường hợp đều có kết quả virus không mọc lại. Kết quả này cho thấy việc xét nghiệm dương tính chỉ là phát hiện cái xác, mảnh của virus, là kết quả của quá trình thải loại. Theo dõi dịch tễ tại Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản... đều không có lây nhiễm cho người nào, kể cả khi họ về cộng đồng cách ly, hoặc có tiếp xúc với người thân cũng không ghi nhận lây nhiễm" - ông Kính nói.
Trước đó, thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cũng cho biết, qua nuôi cấy lại 5 mẫu virus của các ca dương tính lại với SARS-CoV-2 sau khi khỏi bệnh song các virus này đều không phát triển. Điều này đã bác bỏ các giả thuyết nguyên nhân tái dương tính là do virus tái hoạt động trong cơ thể hoặc do người bệnh tái nhiễm trong cộng đồng.
Thực tế, các nhà khoa học, quản lý ở Việt Nam đã nghiên cứu, theo dõi dịch tễ ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và cả Việt Nam, không có sự lây nhiễm giữa người tái dương tính cho người xung quanh dù có thể bệnh nhân đã về cộng đồng hoặc khu cách ly. Những người thân hay người xung quanh tiếp xúc gần với bệnh nhân tái dương tính được xét nghiệm đều âm tính hoàn toàn.
Trước đó, theo TS Phạm Quang Thái - Phó khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, với các bệnh nhân tái dương tính, ngoài xét nghiệm PCR còn tiến hành thêm các thử nghiệm như kiểm tra bệnh nhân có kháng thể hay không, nuôi cấy xem virus có nhân lên hay không... Đến nay không thấy bằng chứng nào về khả năng lây nhiễm của bệnh nhân sau khi đã hồi phục.
"Do đó, có thể yên tâm về nguy cơ lây nhiễm từ ca tái dương tính. Tuy nhiên những bệnh nhân sau hồi phục vẫn nên cách ly thêm tại bệnh viện để phục vụ công tác giám sát, nghiên cứu nhằm hiểu biết rõ hơn về cơ chế gây bệnh của loại virus còn rất mới với y học", TS Thái nói.
Trước vấn đề tái dương tính, WHO cho hay: "Chúng tôi biết rằng có một số bệnh nhân COVID-19 tái dương tính sau khi đã hồi phục lâm sàng. Từ những gì chúng ta biết hiện nay và điều này dựa trên dữ liệu rất gần đây, chúng ta thấy rằng những bệnh nhân này đang đào thải các tế bào chết còn sót lại trong phổi của họ, như là một phần trong giai đoạn hồi phục".
Đồng quan điểm, chuyên gia Maria Van Kerhove thuộc chương trình khẩn cấp y tế của WHO, cũng giải thích: "Khi phổi lành lại, các phần tế bào chết của phổi sẽ được đẩy lên. Những phần này mới thật sự khiến bệnh nhân tái dương tính. Đây không phải là virus dễ lây, nó không tái kích hoạt. Đây thật ra là một phần của giai đoạn hồi phục".

Bệnh nhân thứ 3 ở Việt Nam tái dương tính với COVID-19 sau khi âm tính

(Kiến Thức) - Bệnh nhân 149, đang điều trị tại Quảng Ninh mới được thông báo có kết quả xét nghiệm phức tạp, tái dương tính với COVID-19 sau khi đã âm tính 1 lần. Trước đó bệnh nhân 21 và 50 cũng gặp tình trạng tương tự.

Đây là trường hợp thứ 3 ở Việt Nam tái dương tính với COVID-19 sau khi đã có kết quả âm tính.
Theo ông Nguyễn Trọng Diện - giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh, bệnh nhân 149 ở Long Biên, Hà Nội, làm việc ở Đức và về sân bay Vân Đồn ngày 23/3, được chuyển cách ly tại thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.

Bệnh nhân COVID-19 thứ 22 khỏi bệnh... tái dương tính: Nguy cơ lây lan phức tạp?

(Kiến Thức) - Chiều 13/4, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết TP HCM có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng từ những trường hợp điều trị khỏi bệnh và ra viện rồi lại tái dương tính với COVID-19 như bệnh nhân 22.

Trước đó, bệnh nhân 22 (quốc tịch Anh) được điều trị tại Đà Nẵng từ ngày 8 đến ngày 27/3. Sau khi điều trị có kết quả âm tính, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, sau đó bay đến TP HCM để xuất cảnh vào ngày 11/4.
Với quy định tất cả hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất và ga Sài Gòn đều phải lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, bệnh nhân 22 được lấy mẫu vào ngày 10/4. Tối 12/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố xét nghiệm dương tính  với virus SARS-CoV-2, chuyển mẫu đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới xét nghiệm TPHCM khẳng định dương tính một lần nữa.
Tuy nhiên, lúc này, bệnh nhân 22 đã xuất cảnh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.