Bệnh lạ ở trâu bò Việt Nam: Ăn phải thịt bệnh, có nguy hại?

(Kiến Thức) - Bộ NN&PTNT vừa phát đi cảnh báo khẩn về bệnh viêm da nổi cục, căn bệnh lạ lần đầu xuất hiện trên đàn trâu, bò tại Việt Nam. Virus viêm da nổi cục không lây nhiễm và không gây bệnh trên người.

Theo Cục Thú y: Bệnh viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virus viêm da nổi cục không lây nhiễm và không gây bệnh trên người.
Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.
Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng, gia súc có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch; thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 - 14 ngày.

Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 - 20%, tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%. Các triệu chứng thường thấy ở bệnh này như: sốt cao (có thể trên 41 độ C), bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2 - 5 cm, đặc biệt là ở vùng da cổ, đầu, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu.

Tuy nhiên, theo cơ quan thú ý, kết quả điều tra dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm nhiều gia súc của nhiều hộ chăn nuôi của tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng cho thấy, khả năng dịch bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện và lây lan ở nhiều địa phương thuộc địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn và huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.

Triệu chứng của trâu, bò bị bệnh
Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu : Sốt cao, có thể trên 41độ C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu. Giảm khả năng tiết sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi).
Benh la o trau bo Viet Nam: An phai thit benh, co nguy hai?
Vảy, loét, sẹo trên da bò bị bệnh. Ảnh: Cục Thú y. 
Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới.
Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.
Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi.
Chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.
Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời. Bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng.
Một số động vật bị bệnh không biểu hiện triệu chứng nhưng mang virus trong máu và có thể truyền bệnh cho động vật khỏe thông qua côn trùng hút máu.
Các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát và phòng chống bệnh
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chuyên môn cần tập trung một số nhiệm vụ sau: tăng cường tuyên truyền về bệnh, các biểu hiện của bệnh cho cán bộ chuyên môn cấp huyện, cấp xã và người chăn nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sớm phát hiện bệnh, xử lý bệnh kịp thời; kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển trâu, bò và sản phẩm từ trâu, bò, đặc biệt là việc vận chuyển trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò tại các đường mòn, lối mở khu vực biên giới kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò nhập lậu, không rõ nguồn gốc...
Chi cục Chăn nuôi và Thú y sẽ phối hợp với các địa phương, các ngành liên quan tổ chức, triển khai công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh, lấy mẫu xác định mầm bệnh… Đồng thời, thường xuyên cập nhật diễn biến dịch bệnh, đánh giá nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh để kịp thời tham mưu cho Sở Nông nghiệp, UBND tỉnh chỉ đạo về công tác phòng chống dịch.

Thêm 3 người mắc Covid-19 ở Bình Thuận, liên quan bệnh nhân thứ 34

(Kiến Thức) - Ba bệnh nhân Covid-19 mới tại Bình Thuận có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân thứ 34, người trở về từ Mỹ và nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Thuận, sau khi bệnh nhân thứ 34 được xác định mắc bệnh COVID-19, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận đã tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng, khử khuẩn và tiến hành cách ly các đối tượng tiếp xúc với bệnh nhân số 34. Ngày 11/3, trung tâm tiến hành lấy 15 mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm.

Kết quả có 3 người dương tính SARS-CoV-2, cụ thể như sau:

Bệnh nhân 36, nữ, 64 tuổi, quê quán Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, giúp việc cho bệnh nhân số 34. Bệnh nhân có biểu sốt, đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận.

Bệnh nhân 37, nữ, 37 tuổi, quê quán huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, là nhân viên của bệnh nhân số 34. Bệnh nhân có biểu sốt, đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận.

Bệnh nhân 38, nữ, 28 tuổi, quê quán thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, là con dâu của bệnh nhân số 34. Người này có biểu sốt, ho, đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận. 

Them 3 nguoi  mac Covid-19 o Binh Thuan, lien quan benh nhan thu 34
Ảnh minh họa. 

Trước đó, Bộ Y tế cũng công bố bệnh nhân Covid-19 thứ 35 là nhân viên bán hàng tại Siêu thị Điện máy Xanh ở quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Khoảng 18 - 19h ngày 04/3/2020, BN35 có tiếp xúc trực tiếp với hai người Anh tại siêu thị Điện máy Xanh (những người này sau được xác định là BN22 và BN23).

6h30 phút ngày 11/3/2020, Viện Pasteur Nha Trang nhận được mẫu xét nghiệm do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng gửi đến. Kết quả xét nghiệm cho thấy dương tính với SARS-CoV-2.

Trước đó, Bộ Y tế công bố ca bệnh COVID-19 thứ 34 là một phụ nữ Việt Nam 51 tuổi, có thời gian sang Mỹ, có quá cảnh Hàn Quốc cuối tháng 2 vừa qua. Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại Bình Thuận.

Video "Cố tình lây virus Corona có thể bị tử hình". Nguồn: VTC Now.

Như vậy, tới thời điểm này, tổng số ca bệnh Covid-19 tại Việt Nam là 38 trường hợp, trong đó 16 người đã được điều trị khỏi hoàn toàn. Hiện trong số 38 bệnh nhân đã ghi nhận có 22 người đang điều trị, 9 ca là người Việt Nam, 13 ca là người nước ngoài.

Cùng chung tay chặn đứng dịch bệnh Covid-19!

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khủy tay áo; tránh đưa tay lên mắt, mũi miệng; hạn chế tiếp xúc gần trong khoảng cách 1m với người có biểu hiện sốt, ho, khó thở; thường xuyên lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường; đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, trên các phương tiện giao thông. Người dân không đi du lịch đến các nước, khu vực đang có dịch Covid-19.


Tin vui Covid-19: 51 bệnh nhân xét nghiệm âm tính, 21 ca khỏi, 7 ca sắp ra viện

(Kiến Thức) - Bộ Y tế vừa công bố thông tin tính đến 19h tối 27/3, 51 bệnh nhân Covid-19 có kết quả xét nghiệm âm tính, trong đó 21 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 2. Đặc biệt, 7 bệnh nhân dự kiến ra viện trong ngày 29-30/3.

20 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh hôm nay, có ca bệnh số 21

(Kiến Thức) - Tổng số 20 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại TP.HCM và Hà Nội được công bố khỏi bệnh sau khi có kết quả xét nghiệm nhiều lần âm tính với SARS-CoV-2. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 116 ca khỏi.

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), sáng 7/4, bệnh viện đã công nhận khỏi bệnh cho 11 bệnh nhân COVID-19 gồm:

Bệnh nhân số 21, N.Q.T., nam, 61 tuổi ở Ba Đình, Hà Nội, vào viện ngày 7/3. Xét nghiệm vào các ngày 25/3, 1/4 và 3/4 cho kết quả âm tính. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, không ho, không tức ngực, khó thở, tim đều, diễn biến ổn định.

Bệnh nhân số 72, A.L.W., nữ, 25 tuổi, quốc tịch Pháp, vào viện ngày 14/3. Xét nghiệm ngày 30/3 có kết quả dương tính yếu, ngày 2/4 và 3/4 có kết quả âm tính. Hiện bệnh nhân tỉnh, không ho, không sốt, không khó thở, diễn biến ổn định.

Ca bệnh số 84, Q.H.V., nam, 21 tuổi ở Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, vào viện ngày 19/3. Xét nghiệm ngày 3/4 và 5/4 cho kết quả âm tính. Hiện tại, bệnh nhân không sốt, diễn biến sức khỏe ổn định.

20 benh nhan COVID-19 khoi benh hom nay, co ca benh so 21
Ảnh minh họa.      
Bệnh nhân 111, P.T.T.H., nữ, 25 tuổi ở Hải Hậu, Nam Định, vào viện ngày 22/3. Xét nghiệm ngày 27/3 cho dương tính yếu, ngày 30/3 và 3/4 cho kết quả âm tính. Hiện tại, bệnh nhân không sốt, không ho, không khó thở, các chỉ số sinh tồn ổn định.
Ca bệnh thứ 116, N.X.T., nam, 29 tuổi, ở Hoài Đức, Hà Nội, vào viện ngày 21/3. Xét nghiệm ngày 27/3 dương tính, ngày 30/3 và ngày 2/4 cho kết quả âm tính. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, diễn biến ổn định.
Bệnh nhân 136, T.A.T., nữ, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam, vào viện ngày 24/3. Xét nghiệm ngày 28/3 dương tính, ngày 31/3 và ngày 3/4 cho kết quả âm tính. Hiện tại, bệnh nhân không sốt, không ho, không khó thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. 
Bệnh nhân 137, Đ.V.B., nam, 36 tuổi, ở Yên Thành, Nghệ An, vào viện ngày 23/3. Xét nghiệm âm tính các ngày 3,4,5/4. Hiện tại, bệnh nhân tiếp xúc được, dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Ca bệnh số 192, N.T.H., nữ, 23 tuổi, ở Lý Nhân, Hà Nam, vào viện ngày 29/3. Xét nghiệm âm tính vào ngày 29/3 có kết quả dương tính yếu, ngày 1/4 và 4/4 cho kết quả âm tính. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, không khó thở, các chỉ số sinh tồn ổn định.
Bệnh nhân 197, V.K.L., nam, 41 tuổi, ở Thanh Oai, Hà Nội, vào viện ngày 30/3. Xét nghiệm ngày 30/3, ngày 2/4 và 5/4 có kết quả âm tính. Hiện tại, bệnh nhân tiếp xúc tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Bệnh nhân số 200, N.T.B., nữ, 61 tuổi ở Đại Từ, Thái Nguyên, vào viện ngày 29/3. Xét nghiệm vào các ngày 29/3, 1/4 và 4/4 cho kết quả âm tính. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, diễn biến ổn định.
Ca bệnh số 222, T.T.M.T., nữ, 28 tuổi, ở Long Biên, Hà Nội, vào viện ngày 23/3. Xét nghiệm vào các ngày 23/3, 26/3 và 29/3 cho kết quả âm tính. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, diễn biến ổn định.
Tại TP.HCM, Sáng nay, TS.BS Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Điều trị COVID-19 Cần Giờ (huyện Cần Giờ, TP.HCM) cho biết, cơ sở này có 4 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh gồm ca bệnh số 98, 142, 159 và 160.
TS Hùng cho biết các trường hợp này điều âm tính nhiều lần với SARS-CoV-2. Sau khi công bố khỏi bệnh, họ tiếp tục được theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà thêm 14 ngày dưới sự giám sát của y tế địa phương.
Bác sĩ Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện Dã Chiến Củ Chi (huyện Củ Chi, TP.HCM) cũng thông tin 5 bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh.

Mời quý vị theo dõi video: "Việt Nam có ca mắc Covid-19 thứ 46 và 47". Nguồn: VTC Now.

Như vậy, đến sáng nay, Việt Nam ghi nhận 20 trường hợp mắc COVID-19 khỏi bệnh, nâng tổng số ca khỏi bệnh lên 116 trường hợp.

20 benh nhan COVID-19 khoi benh hom nay, co ca benh so 21-Hinh-2

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.