Bé trai tử vong ở Lào Cai: Bệnh viện nói làm đúng quy trình

Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương khẳng định việc xử trí, cấp cứu được tiến hành kịp thời, đúng quy trình chuyên môn.

Như VOV đã thông tin, theo phản ánh của anh Lù Tùng Hiệp (trú tại thôn Múc, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) về việc con trai anh là cháu Lù Gia Hưng (sinh năm 2014) bị nôn, mệt mỏi, nhức đầu, được gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương vào sáng 21/2.
Sau khi bác sĩ chỉ định truyền sang chai thứ 3, sức khỏe cháu bé bắt đầu diễn biến xấu và tử vong ngay sáng hôm sau không rõ nguyên nhân.
Be trai tu vong o Lao Cai: Benh vien noi lam dung quy trinh
 Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương nơi cháu bé điều trị ban đầu,
Sau khi nhận được đơn kiến nghị, Bệnh viện đa khoa huyện Mường Khương đã phản hồi gia đình rằng việc xử trí, cấp cứu được tiến hành kịp thời, khẩn trương, đúng quy trình chuyên môn.
Theo trả lời của phía bệnh viện, 8h sáng 21/2, bệnh nhân Lù Gia Hưng được đưa thẳng vào khoa Nhi trong tình trạng hôn mê (Glasgow 7 điểm, đồng tử 2 bên 4mm, phản xạ ánh sáng yếu) kèm theo các triệu chứng mất nước nặng (môi khô, mắt trũng, nếp véo da mất chậm, huyết áp 72/48mmHg, mạch quay khó bắt, refill 3 giây). Bệnh nhân được chẩn đoán sốc giảm thể tích/hôn mê chưa rõ nguyên nhân - theo dõi viêm não.
Bác sĩ đã giải thích tình trạng bệnh cho người nhà bệnh nhân, đồng thời xác định phác đồ điều trị gồm 2 mục tiêu là điều chỉnh rối loạn nước điện giải và điều trị tăng áp lực nội sọ.
Sau đó, bác sĩ đã tiến hành điều trị theo dõi phác đồ mất nước nặng (20ml/Kg/giờ trong 2,5 giờ với tổng lượng 1000ml). Trong quá trình bù dịch, trẻ được theo dõi liên tục mức độ mất nước, đáp ứng với liệu pháp truyền dịch và tình trạng tri giác.
Sau 2,5 giờ mức độ mất nước cải thiện dần. Đến 10h30 trẻ bắt đầu có nước tiểu, môi đỡ khô, mắt đỡ trũng, huyết áp 100/70mmHg, mạch quay bắt rõ. Đến 11h trẻ tiểu được nhiều (ướt quần). Trong suốt quá trình điều trị vẫn hôn mê. Lúc này, đánh giá tình trạng mất nước cải thiện, bác sĩ đã giảm tốc độ dịch truyền xuống dịch nhu cầu (30 giọt/phút); đồng thời báo cáo lãnh đạo trường hợp ca bệnh.
Đến 11h20 phút, bác sĩ mời lãnh đạo hội chẩn thống nhất làm thủ tục chuẩn bị cho bệnh nhân chuyển tuyến. Sau 10 phút trẻ xuất hiện các cơn co cứng 2 tay, duỗi cứng 2 chân, mỗi cơn 1-2 phút và đột ngột xuất hiện ngừng tim, ngừng thở, đồng tử 2 bên giãn 5mm, không còn phản xạ ánh sáng.
Be trai tu vong o Lao Cai: Benh vien noi lam dung quy trinh-Hinh-2
Đại diện Bệnh viện làm việc với gia đình bé trai tử vong.
Chẩn đoán ngừng tuần hoàn nghi do tụt kẹt thân não/sốc giảm thể tích - hôn mê chưa rõ nguyên nhân – theo dõi viêm não. Trẻ được cấp cứu liên tục, khẩn trương theo phác đồ cấp cứu ngưng não tuần hoàn. Sau 60 phút cấp cứu tích cực trẻ có tim trở lại (quá trình cấp cứu trẻ có 3 lần ngừng tim).
Tuy nhiên, phía người nhà bệnh nhân Lù Gia Hưng không đồng tình với trả lời của bệnh viện. Theo gia đình, khi cháu được đưa vào viện có bác sĩ (Hoàng Thúy Quỳnh) và điều dưỡng (Hoàng Thị Lan) tiếp nhận thăm khám, lấy máu xét nghiệm và truyền dịch cho cháu.
Trong quá trình truyền dịch không có y bác sĩ ngồi cùng. Từ lúc bắt đầu truyền dịch đến khi diễn biến sức khỏe cháu bé xấu đi và nguy kịch tới mức ngừng tim mới thấy bác sĩ Tạ Kiên Cường (Phó Giám đốc bệnh viện) tới cấp cứu.
Người nhà bệnh nhân cho rằng cháu bé khi nhập viện không hề hôn mê mà hoàn toàn tỉnh táo. Khi bác sĩ lấy máu xét nghiệm cháu vẫn nhận thức bình thường, còn giãy giụa nói: “Đừng động vào cháu, cháu sợ tiêm”.
Khi đang truyền chai thứ 2 người nhà thấy cháu có biểu hiện buồn tiểu đã đỡ cho cháu tiểu vào chậu, thấy cháu tiểu được ít còn hỏi cháu có tiểu nữa không thì cháu lắc đầu.
Người nhà bệnh nhân cũng cho biết, trong quá trình truyền dịch bác sĩ dặn chai đầu tiên (500ml) phải truyền trong vòng 30 phút, giao cho người nhà bệnh nhân bóp chai truyền, nâng cao cây truyền, rồi châm kim vào chai cho dịch chảy nhanh.
Khi truyền sang chai thứ 3, gia đình nhận thấy cháu có triệu chứng xấu như co giật, nổi mề đay, hôn mê, tiểu không tự chủ, báo với bác sĩ thì nhận được câu trả lời rằng “không sao, chỉ kích thích thôi”.
Chiều 21/2, sau khi cấp cứu cháu Hưng phục hồi tim trở lại, gia đình đã xin chuyển cháu lên tuyến trên là Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai. Tại đây, bác sĩ tiến hành khám, kiểm tra chụp phổi, ổ bụng và phải hút rất nhiều dịch trong phổi, ổ bụng cho cháu; đồng thời cho biết tình trạng sức khỏe của cháu rất nguy kịch, não chỉ còn 1% sống sót. 7h30 phút sáng hôm sau (22/2), các bác sĩ thông báo cháu bé tử vong không rõ nguyên nhân.
VOV sẽ tiếp tục thông tin vụ việc./.

Cháu bé 15 tháng tuổi tử vong sau khi rời nhà giữ trẻ

Cháu trai được gửi tại cơ sở trông giữ tự phát tử vong sau khi bị ngã dẫn đến chấn thương sọ não.

Ông Trần Quốc Dũng, Phó Chủ tịch UBND phường Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định xác nhận sự việc, 1 cháu bé trên địa bàn vừa tử vong sau khi rời cơ sở giữ trẻ. Đó là cháu Kiên, 15 tháng tuổi, con trai đầu lòng của vợ chồng anh Nguyễn Thành Khẳm (26 tuổi) ngụ KV5, phường Bùi Thị Xuân.
Anh Khẳm cho biết, khoảng 17h ngày 5/6, anh đến nhà bà Võ Thị Gái (55 tuổi) ở khu vực 3, phường Bùi Thị Xuân đón con trai về thì bà Gái nói cháu đang ngủ. Lúc đón cháu Kiên đang nằm ngủ mơ màng, chở về nhà thì cháu vẫn ngủ rất lâu.

Thai phụ bị tài xế taxi đuổi xuống đường, bé trai tử vong giờ ra sao?

Chị Y. vẫn còn yếu và xuống tinh thần trầm trọng, hiện đang được các bác sĩ sản khoa theo dõi.

Hai ngày sau khi sự việc chị V.T.Y. (ngụ xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) bị một tài xế đuổi xuống xe lúc sắp sinh và mất con trai vừa chào đời giữa đường, anh M.Đ.S (33 tuổi, chồng chị Y.) đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện đau lòng này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.