Bê bối vaccine giả: Dân Trung Quốc đổ xô về Hong Kong tiêm ngừa

Nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe tại Hong Kong thu lợi lớn sau vụ bê bối vaccine giả gây rúng động Trung Quốc vì phụ huynh không còn tin tưởng chất lượng y tế tại đại lục.

Theo South China Morning Post, nhiều cơ sở trung gian chuyên đặt lịch khám chữa bệnh tại các trung tâm y tế Hong Kong đang trong tình trạng "đắt khách", một số công ty thậm chí tăng gấp đôi giá dịch vụ.
Các đơn vị này đã nhận được hơn 30.000 đề nghị đặt chỗ từ các phụ huynh. Trong khi đó, một số phòng khám tư nhân tại Hong Kong kín lịch tiêm chủng trong vòng 2 tháng tới.
South China Morning Post cho biết nguồn vaccine của Hong Kong đến từ các thương hiệu nước ngoài, vì vậy khu vực này không bị ảnh hưởng bởi vụ bê bối vaccine giả gây rúng động Trung Quốc.
Y tá lấy vaccine từ tủ đông tại một cơ sở y tế ở Hong Kong. Ảnh: AFP.
 Y tá lấy vaccine từ tủ đông tại một cơ sở y tế ở Hong Kong. Ảnh: AFP.
Sau khi Công ty Trường Sinh Trường Xuân (gọi tắt là Trường Sinh) bị phát hiện sản xuất vaccine bệnh dại và DPT (bạch hầu, ho gà và uốn ván) không đạt chuẩn, nhiều bậc phụ huynh tại Trung Quốc không còn tin tưởng các loại vaccine được sản xuất tại đại lục. Họ chấp nhận bỏ chi phí lớn nhằm tìm kiếm cơ sở y tế đảm bảo chất lượng để tiêm ngừa cho con.
May mắn mới đặt được chỗ tiêm ngừa
Phóng viên SCMP đóng giả làm người tiêu dùng để tìm cách tiếp cận công ty Shenwaiyi có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, chuyên cung cấp dịch vụ đặt chỗ khám chữa bệnh tại Hong Kong cho khách hàng Trung quốc.
Một nhân viên cho biết công ty nhận được rất nhiều yêu cầu đặt chỗ tiêm ngừa từ các bậc phụ huynh đang lo lắng cho con cái.
"Một số khách hàng thậm chí đặt lịch tiêm ngừa trước khi tìm hiểu thông tin. Anh chị rất may mắn nếu tìm được một chỗ còn trống bây giờ", nhân viên này nói.
Công ty Shenwaiyi tiết lộ họ đã nâng phí dịch vụ đặt chỗ tiêm ngừa 5 loại bệnh tại các cơ sở y tế Hong Kong lên 258 nhân dân tệ (hơn 40 USD) từ ngày 27/7, gấp đôi so với mức phí trước đó. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn phải trả thêm 880 đôla Hong Kong (gần 120 USD) cho một mũi tiêm ngừa.
"Chúng tôi phải điều chỉnh lại phí vì việc đặt chỗ ngày càng khó khăn. Anh chị nên đưa ra yêu cầu càng sớm càng tốt vì giá cả có thể tăng thêm trong vài ngày tới", nhân viên công ty Shenwaiyi cho biết.
Vụ bê bối vaccine kém chất lượng ở Trung Quốc khiến nhiều bậc phụ huynh mất niềm tin với thuốc chủng ngừa sản xuất tại đại lục. Ảnh: AFP.

Vụ bê bối vaccine kém chất lượng ở Trung Quốc khiến nhiều bậc phụ huynh mất niềm tin với thuốc chủng ngừa sản xuất tại đại lục. Ảnh: AFP.

Công ty Dịch vụ Quản lý sức khỏe Waikong cũng khẳng định "tương đối nhiều" cha mẹ Trung Quốc đã đem con cái đến Hong Kong để tiêm ngừa. Công ty này cho biết họ nhận được hơn 30.000 cuộc gọi đặt chỗ trong vòng 2 ngày sau khi vụ bê bối vaccine kém chất lượng của công ty Trường Sinh nổ ra.
Theo thông tin được các công ty đặt chỗ chia sẻ trên mạng xã hội, một số loại vaccine phổ biến được các phụ huynh đại lục đặt nhiều đó là thuốc ngăn ngừa bệnh do phế cầu khuẩn gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết và thuốc chủng ngừa siêu vi trùng rota, nguyên nhân gây tử vong do tiêu chảy ở trẻ em.
Hong Kong không thiếu thuốc chủng ngừa
Shiny Liang Xiao-yun, một người mẹ tại thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, cho biết cô đang xem xét việc đến Hong Kong tiêm ngừa cho đứa con 9 tháng tuổi.
"Tôi không quan tâm đến giá cả hoặc việc phải di chuyển xa, miễn là điều ấy có lợi cho con của tôi", cô nói.
Các cơ sở y tế ở Hong Kong sở hữu loại vaccine tương tự như thuốc chủng ngừa không đạt chuẩn của công ty Trường Sinh. Loại thuốc ở Hong Kong thậm chí còn tăng cường phòng bệnh bại liệt. Một số cơ sở y tế tư nhân có cả vaccine 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.
Trung tâm sức khỏe Hello Kitty tại quận Tsim Sha Tsui, Hong Kong khẳng định kín lịch tiêm phòng trong vòng 2 tháng tới. Ảnh: Nora Tam.
 Trung tâm sức khỏe Hello Kitty tại quận Tsim Sha Tsui, Hong Kong khẳng định kín lịch tiêm phòng trong vòng 2 tháng tới. Ảnh: Nora Tam.
Trung tâm sức khỏe Hello Kitty tại quận Tsim Sha Tsui, Hong Kong cho biết họ đã kín lịch tiêm phòng đến tháng 10. Bệnh viện Hong Kong tại khu dân cư Happy Valley cũng khẳng định họ chỉ có thể sắp xếp tiêm phòng mũi 5 trong 1 và 6 trong 1 sớm nhất là vào tháng 9. Cả 2 cơ sở này đều nổi tiếng trên các trang mạng xã hội tại Trung Quốc.
Trong khi đó, Bộ Y tế Hong Kong cho biết nguồn vaccine tại đây vẫn ổn định, không gặp tình trạng thiếu hụt. Một số loại thuốc chủng ngừa có đủ trong vòng 3 tháng.
Tiến sĩ Ho Chung-ping, giám đốc Hiệp hội Y tế tại Hong Kong, nhận định các hoạt động kinh doanh diễn ra sau vụ bê bối vaccine kém chất lượng tại Trung Quốc sẽ không bị ngăn cản nếu nó không vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, ông cho rằng người Hong Kong nên được ưu tiên tiêm phòng trong trường hợp nguồn thuốc chủng ngừa bị thiếu hụt trong tương lai.

Vaccine dịch vụ khan hiếm là do công tác quy hoạch chưa tốt

Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM thẳng thắn cho rằng, nguyên nhân khan hiếm vaccine dịch vụ là do công tác quy hoạch, định hướng làm chưa tốt.

Tại hội nghị giao ban công tác dược, mỹ phẩm 2015 do Cục Quản lý Dược tổ chức sáng 25/12, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nhắc đến vấn đề bán thuốc theo toa. 
Theo Bộ trưởng, Việt Nam là một trong số không nhiều nước có tâm lý muốn mua thuốc thì ra hiệu thuốc mà mua. Luật 2005 có quy định, cấm bán thuốc không có kê đơn, tuy nhiên, quá trình thực hiện không khả thi, người đứng bán chưa được tập huấn đầy đủ. Do đó, Bộ trưởng đề nghị thời gian tới cần tiến hành thí điểm một số tỉnh, thành phố bán thuốc theo đơn.

Khủng hoảng vaccine hay khủng hoảng niềm tin?

Hôm qua (25/12), hàng trăm phụ huynh ở Hà Nội đã chen lấn từ nửa đêm để chờ đăng ký một mũi tiêm cho con gây tình trạng khủng hoảng.

Khung hoang vaccine hay khung hoang niem tin?
 Hằng trăm phụ huynh chen lấn, xô đẩy để mua vaccine cho con.
Cơ quan y tế cho biết số lượng vaccine nhập về trong đợt này chỉ có hơn 141.000 liều. Trong khi nhu cầu tiêm chủng của trẻ với loại vaccine này trong cả nước lớn hơn gấp nhiều lần, gây nên tình trạng khủng hoảng vaccine.

Điều gì đã diễn ra và tại sao có sự chênh lệch cung cầu lớn đến như vậy?

Cần nhắc lại rằng khan hiếm vaccine dịch vụ (mà cụ thể là vaccine Pentaxim) đã được cảnh báo từ trước đó rất lâu. Cuối năm 2013, các chuyên gia trong ngành y tế đã lên tiếng về sự thiếu hụt trầm trọng loại vaccine này và tình trạng khan hiếm có thể sẽ kéo dài đến năm 2015-2016.

Trước đó, sau hàng loạt “sự cố” liên quan đến vaccine Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (vaccine miễn phí), người dân đã chờ đợi một tiếng nói có trách nhiệm từ phía cơ quan chức năng. Tuy nhiên, câu trả lời từ phía lãnh đạo Bộ Y tế đơn giản là “vaccine Quinvaxem vẫn an toàn”. Ngay từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước đã có tám vụ tử vong sau tiêm Quinvaxem, theo Bộ Y tế trong đó chỉ có một ca do sốc phản vệ, bảy ca còn lại do các bệnh lý ngẫu nhiên trùng hợp hay không rõ nguyên nhân.

Trong sự khắc khoải lo lắng của các bà mẹ, ngành y tế chỉ nhắc đi nhắc lại một cách yếu ớt về mức độ an toàn của vaccine Quinvaxem, khuyến cáo của WHO về nguy cơ dịch bệnh và Chương trình tiêm chủng mở rộng mà không hề đưa ra bất cứ một nghiên cứu khoa học khả tín nào. Nhiều người đã phản ứng dữ dội trước cách truyền thông lạnh lùng của ngành y tế khi đề cập đến tỉ lệ tử vong sau tiêm. Có chuyên gia đã lên tiếng đặt vấn đề thay đổi vaccine.

Khoảng trống truyền thông này càng kéo dài đồng nghĩa với sự hoài nghi của người dân đối với vaccine miễn phí tăng lên. Ngay lập tức, khoảng trống đó đã được “những kẻ giấu mặt” cố tình thổi bùng lên góp phần làm dư luận càng thêm hoang mang. Họ không chỉ soi vào quy trình tiêm chủng mà họ còn “mở rộng” sang các vấn đề khác như có chăng lợi ích nhóm trong chọn lựa vaccine miễn phí, vì sao chọn vaccine sản xuất tại Hàn Quốc trong khi chính họ không muốn sử dụng, quy trình bảo quản, sản xuất... Thậm chí trên Facebook có cả trang “Bộ trưởng y tế từ chức” mà chủ yếu “đánh” trực diện vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và thông tin về vaccine dịch vụ đang nhập khẩu nhỏ giọt.

Cần lưu ý rằng vaccine miễn phí hay vaccine dịch vụ thì cũng là tiền. Vaccine miễn phí mua bằng tiền của ngân sách quốc gia, còn vaccine dịch vụ thì phụ huynh phải bỏ tiền ra mua với giá đắt để đổi lấy sự an toàn của con em họ. Cho nên nếu một chiến lược mang tầm quốc gia mà không đi kèm chính sách truyền thông thích hợp tương ứng thì khó có thể đạt tới hiệu quả hoàn toàn. Bởi một khi niềm tin của người mẹ đã bị lung lay thì họ sẵn sàng tìm cách bảo vệ cho con mình bằng bất cứ giá nào.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.