Hằng trăm phụ huynh chen lấn, xô đẩy để mua vaccine cho con. |
Cơ quan y tế cho biết số lượng vaccine nhập về trong đợt này chỉ có hơn 141.000 liều. Trong khi nhu cầu tiêm chủng của trẻ với loại vaccine này trong cả nước lớn hơn gấp nhiều lần, gây nên tình trạng khủng hoảng vaccine.
Điều gì đã diễn ra và tại sao có sự chênh lệch cung cầu lớn đến như vậy?
Cần nhắc lại rằng khan hiếm vaccine dịch vụ (mà cụ thể là vaccine Pentaxim) đã được cảnh báo từ trước đó rất lâu. Cuối năm 2013, các chuyên gia trong ngành y tế đã lên tiếng về sự thiếu hụt trầm trọng loại vaccine này và tình trạng khan hiếm có thể sẽ kéo dài đến năm 2015-2016.
Trước đó, sau hàng loạt “sự cố” liên quan đến vaccine Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (vaccine miễn phí), người dân đã chờ đợi một tiếng nói có trách nhiệm từ phía cơ quan chức năng. Tuy nhiên, câu trả lời từ phía lãnh đạo Bộ Y tế đơn giản là “vaccine Quinvaxem vẫn an toàn”. Ngay từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước đã có tám vụ tử vong sau tiêm Quinvaxem, theo Bộ Y tế trong đó chỉ có một ca do sốc phản vệ, bảy ca còn lại do các bệnh lý ngẫu nhiên trùng hợp hay không rõ nguyên nhân.
Trong sự khắc khoải lo lắng của các bà mẹ, ngành y tế chỉ nhắc đi nhắc lại một cách yếu ớt về mức độ an toàn của vaccine Quinvaxem, khuyến cáo của WHO về nguy cơ dịch bệnh và Chương trình tiêm chủng mở rộng mà không hề đưa ra bất cứ một nghiên cứu khoa học khả tín nào. Nhiều người đã phản ứng dữ dội trước cách truyền thông lạnh lùng của ngành y tế khi đề cập đến tỉ lệ tử vong sau tiêm. Có chuyên gia đã lên tiếng đặt vấn đề thay đổi vaccine.
Khoảng trống truyền thông này càng kéo dài đồng nghĩa với sự hoài nghi của người dân đối với vaccine miễn phí tăng lên. Ngay lập tức, khoảng trống đó đã được “những kẻ giấu mặt” cố tình thổi bùng lên góp phần làm dư luận càng thêm hoang mang. Họ không chỉ soi vào quy trình tiêm chủng mà họ còn “mở rộng” sang các vấn đề khác như có chăng lợi ích nhóm trong chọn lựa vaccine miễn phí, vì sao chọn vaccine sản xuất tại Hàn Quốc trong khi chính họ không muốn sử dụng, quy trình bảo quản, sản xuất... Thậm chí trên Facebook có cả trang “Bộ trưởng y tế từ chức” mà chủ yếu “đánh” trực diện vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và thông tin về vaccine dịch vụ đang nhập khẩu nhỏ giọt.
Cần lưu ý rằng vaccine miễn phí hay vaccine dịch vụ thì cũng là tiền. Vaccine miễn phí mua bằng tiền của ngân sách quốc gia, còn vaccine dịch vụ thì phụ huynh phải bỏ tiền ra mua với giá đắt để đổi lấy sự an toàn của con em họ. Cho nên nếu một chiến lược mang tầm quốc gia mà không đi kèm chính sách truyền thông thích hợp tương ứng thì khó có thể đạt tới hiệu quả hoàn toàn. Bởi một khi niềm tin của người mẹ đã bị lung lay thì họ sẵn sàng tìm cách bảo vệ cho con mình bằng bất cứ giá nào.
Điều gì đã diễn ra và tại sao có sự chênh lệch cung cầu lớn đến như vậy?
Cần nhắc lại rằng khan hiếm vaccine dịch vụ (mà cụ thể là vaccine Pentaxim) đã được cảnh báo từ trước đó rất lâu. Cuối năm 2013, các chuyên gia trong ngành y tế đã lên tiếng về sự thiếu hụt trầm trọng loại vaccine này và tình trạng khan hiếm có thể sẽ kéo dài đến năm 2015-2016.
Trước đó, sau hàng loạt “sự cố” liên quan đến vaccine Quinvaxem trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (vaccine miễn phí), người dân đã chờ đợi một tiếng nói có trách nhiệm từ phía cơ quan chức năng. Tuy nhiên, câu trả lời từ phía lãnh đạo Bộ Y tế đơn giản là “vaccine Quinvaxem vẫn an toàn”. Ngay từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước đã có tám vụ tử vong sau tiêm Quinvaxem, theo Bộ Y tế trong đó chỉ có một ca do sốc phản vệ, bảy ca còn lại do các bệnh lý ngẫu nhiên trùng hợp hay không rõ nguyên nhân.
Trong sự khắc khoải lo lắng của các bà mẹ, ngành y tế chỉ nhắc đi nhắc lại một cách yếu ớt về mức độ an toàn của vaccine Quinvaxem, khuyến cáo của WHO về nguy cơ dịch bệnh và Chương trình tiêm chủng mở rộng mà không hề đưa ra bất cứ một nghiên cứu khoa học khả tín nào. Nhiều người đã phản ứng dữ dội trước cách truyền thông lạnh lùng của ngành y tế khi đề cập đến tỉ lệ tử vong sau tiêm. Có chuyên gia đã lên tiếng đặt vấn đề thay đổi vaccine.
Khoảng trống truyền thông này càng kéo dài đồng nghĩa với sự hoài nghi của người dân đối với vaccine miễn phí tăng lên. Ngay lập tức, khoảng trống đó đã được “những kẻ giấu mặt” cố tình thổi bùng lên góp phần làm dư luận càng thêm hoang mang. Họ không chỉ soi vào quy trình tiêm chủng mà họ còn “mở rộng” sang các vấn đề khác như có chăng lợi ích nhóm trong chọn lựa vaccine miễn phí, vì sao chọn vaccine sản xuất tại Hàn Quốc trong khi chính họ không muốn sử dụng, quy trình bảo quản, sản xuất... Thậm chí trên Facebook có cả trang “Bộ trưởng y tế từ chức” mà chủ yếu “đánh” trực diện vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và thông tin về vaccine dịch vụ đang nhập khẩu nhỏ giọt.
Cần lưu ý rằng vaccine miễn phí hay vaccine dịch vụ thì cũng là tiền. Vaccine miễn phí mua bằng tiền của ngân sách quốc gia, còn vaccine dịch vụ thì phụ huynh phải bỏ tiền ra mua với giá đắt để đổi lấy sự an toàn của con em họ. Cho nên nếu một chiến lược mang tầm quốc gia mà không đi kèm chính sách truyền thông thích hợp tương ứng thì khó có thể đạt tới hiệu quả hoàn toàn. Bởi một khi niềm tin của người mẹ đã bị lung lay thì họ sẵn sàng tìm cách bảo vệ cho con mình bằng bất cứ giá nào.