Bạn có sơ chế thịt đúng cách?

Nhiều người nghĩ rằng việc luộc hoặc chần thịt qua nước sôi sẽ làm cho các chất bẩn trong thịt được ra hết. Tuy nhiên, việc chế biến thịt này không hẳn là đúng.

Lo sợ trước tình trạng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, các bà nội trợ ngoài việc lo sợ chất lượng của thịt mà khi chế biến thịt còn chần qua nước sôi để đảm bảo rằng các chất bẩn trong thịt sẽ ra hết.
Ban co so che thit dung cach?
Chần thịt qua nước sôi để đảm bảo rằng các chất bẩn trong thịt sẽ ra hết. Ảnh: Internet 
Nhiều người khi mua thịt về chỉ rửa sơ qua hay thậm chí là không hề rửa mà cho vào nước sôi để chần, việc làm này tưởng chừng như đảm bảo an toàn cho bữa ăn song thực chất lại không loại bỏ được những chất bẩn ấy. BS CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, chia sẻ: Trước khi chế biến, chúng ta thường chần thịt vào nước sôi thực ra nó hoàn toàn không cần thiết. Bởi chần thịt qua nước sôi chỉ có thể làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt. Nhưng phần lớn vi khuẩn chỉ chết ở nhiệt độ rất cao (trên 100 độ C).
Trao đổi với PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội), ông cho biết: Việc chần thịt qua nước sôi không thể loại bỏ tạp chất trong thịt, thậm chí còn khiến các chất độc nếu có trong thịt sẽ thấm ngược trở lại vào bên trong. Nguyên nhân là do khi cho thịt vào nước đun sôi sẽ làm miếng thịt biến tính co lại làm cho thịt giữ chặt các hóa chất bẩn mà không đào thải ra bên ngoài.
Vậy làm thế nào để loại bỏ bớt các tạp chất trong thịt?
Theo chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt đó là sau khi mua về, chúng ta nên rửa bằng nước sạch nhiều lần. Hoặc bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước ấm để ngâm một lúc và rửa sạch. Bởi nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt ra.
Cùng với việc chọn mua thực phẩm ở những nơi đảm bảo chất lượng và nguồn gốc thì việc sơ chế thực phẩm cũng là điều hết sức cần thiết để bữa ăn của bạn thêm ngon miệng.
Ông Thịnh cho biết thêm hiện tượng thịt nổi bọt khi luộc thực chất là thịt vẫn còn chứa một phần chất bẩn.
PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, từng chia sẻ trên báo chí rằng ngày xưa heo nuôi sạch thường bỏ qua khâu luộc sơ này. Trong nước luộc thịt sơ qua nên cho một ít giấm và muối, đợi nước sôi mới thả thịt vào, để sôi khoảng hai phút thì đổ hết nước, rửa lại miếng thịt một lần nữa. Sau đó nấu lại nồi nước sôi khác và bỏ miếng thịt vào luộc cho đến khi chín. Lần này nên cho chút gia vị để thịt được đậm, kỹ hơn có thể thả vào một củ hành khô đã bóc vỏ, đập dập để nước và thịt được thơm hơn.

Hóa chất biến thịt lợn thành thịt bò độc hại thế nào?

(Kiến Thức) - Liên tiếp những vụ việc phát hiện thịt lợn giả thịt bò khiến người dân hết sức lo lắng vì ăn phải hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hoa chat bien thit lon thanh thit bo doc hai the nao?
 Các tiểu thương đã dùng hóa chất Metabisulfite để để phù phép thịt heo nái thành thịt bò tung ra thị trường tiêu thụ. Loại hóa chất biến thịt lợn giả thịt bò này có tác dụng làm thịt săn chắc, khử mùi hôi, tăng được thời gian bảo quản và bị cấm trong việc chế biến bảo quản các loại thịt. Vậy hoá chất này gây hại cho người ra sao? Ảnh: Tuổi Trẻ.

Sai lầm cần tránh khi chế biến thịt xông khói

(Kiến Thức) - Sử dụng chảo nhôm để chiên thịt, cho thịt vào lúc chảo đang nóng...là những sai lầm thường thấy khi chế biến món thịt xông khói. 

Sai lam can tranh khi che bien thit xong khoi
 Sử dụng mọi loại chảo để khi chế biến món thịt xông khói là sai lầm của nhiều bà nội trợ. Nếu sử dụng chảo nhôm mỏng, rất dễ làm thịt bị cháy. 
Sai lam can tranh khi che bien thit xong khoi-Hinh-2
Thực tế, sử dụng chảo gang dày dặn là lựa chọn thích hợp nhất vì nó giúp dẫn nhiệt đồng đều lên miếng thịt.  

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.