Bác sĩ tiết lộ loại thực phẩm “giải độc tự nhiên cho gan”

Muốn dùng đậu xanh an toàn thì mọi người nên nhớ nguyên tắc 3 thứ nấu cùng - 4 người không nên ăn nhiều.

Theo Tiến sĩ Shang Yun (bác sĩ làm việc tại Sơn Đông, Trung Quốc): Gan là một cơ quan quan trọng để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Gan giúp đào thải độc tố, tham gia vào nhiều chức năng như đông máu, giải độc, chuyển hóa và duy trì hoạt động bình thường của cơ thể...
Theo tiến sĩ Shang Yun đậu xanhthực phẩm rẻ tiền nhưng lại rất tốt đối với gan. Trong Đông y, đậu xanh cũng được ví là "thuốc giải độc cho gan". Lý do bởi đậu xanh vị ngọt tính mát, không độc, có tác dụng bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, làm sáng mắt, chữa lở loét, ung nhọt, say nắng.
Đậu xanh là loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống, chúng rất giàu chất dinh dưỡng, có thể giúp thúc đẩy quá trình thải độc tố trong cơ thể, duy trì chức năng bình thường của gan.
Bac si tiet lo loai thuc pham “giai doc tu nhien cho gan”
Đồng thời, đậu xanh còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể ngăn ngừa sự lão hóa của tế bào gan. Vì vậy, uống canh đậu xanh đúng cách có thể giúp bổ gan.
Tuy nhiên, tiến sĩ Shang Yun cũng lưu ý: Vì đậu xanh là một loại thực phẩm tính mát nên ăn nhiều có thể gây hại cho sức khỏe của dạ dày và đường ruột. Muốn dùng đậu xanh an toàn thì mọi người nên nhớ nguyên tắc 3 thứ nấu cùng - 4 người không ăn nhiều.
3 thực phẩm rất tốt nếu nấu cùng đậu xanh
1. Đậu đỏ
Trong Đông y, đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình, công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ, ích vị, lợi tiểu, tiêu phù, điều trị tiểu tiện khó, mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay, bệnh ngoài da.
Đậu đỏ và đậu xanh khi kết hợp cùng nhau không chỉ làm gia tăng hương vị mà còn cải thiện hiệu quả việc chăm sóc sức khỏe gấp nhiều lần. Các bà nội trợ có thể dùng đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen mỗi thứ 300g, đem nấu với cam thảo, ăn cả bã lẫn nước trong vòng 7 ngày có tác dụng trị tiêu khát, giải độc, nóng, lợi tiểu, thanh nhiệt, hạ khí...
2. Nha đam
Cả nha đam và đậu xanh đều tính mát, giúp thanh lọc, giảm cân nên đem lại cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng cho cơ thể. Đậu xanh bùi bùi, kết hợp với nha đam giòn sần sật, nước chè ngọt thanh nên đây chắc chắn là sự kết hợp rất ăn ý.
3. Bí đỏ
Các món ăn có cả đậu xanh và bí đỏ làm giảm lượng đường trong máu, có công dụng giải nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Từ hai loại thực phẩm này có thể biến tấu ra nhiều món ăn đa dạng như cháo bí đỏ đậu xanh, chè bí đỏ đậu xanh, canh bí đỏ đậu xanh… đều rất ngon miệng và bổ dưỡng.
Những nhóm người không nên ăn nhiều đậu xanh
1. Người đang đói
Theo tiến sĩ Shang Yun, đậu xanh vốn có tính hàn, nếu ăn lúc bụng đói sẽ gây lạnh bụng, không tốt cho đường tiêu hóa.
2. Những người đang uống thuốc Đông y
Nếu đang uống thuốc Đông y thì tốt nhất là bạn không nên ăn chè đậu xanh để tránh làm mất tác dụng của thuốc.
3. Những người mắc bệnh về hệ tiêu hóa
Vì đậu xanh có chứa nhiều chất xơ nên người có hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn nhiều chè đậu xanh hay các thực phẩm có chứa đậu xanh. Bởi nếu ăn nhiều có thể gây trướng bụng, khó tiêu.
4. Phụ nữ có kinh nguyệt
Tiến sĩ Shang Yun cho hay, phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên ăn đồ ấm để dưỡng tử cung. Trong khi đó đậu xanh lại vị ngọt, tính lạnh, nếu ăn chè đậu xanh quá nhiều có thể làm nặng thêm cơn đau bụng kinh.
Mùa hè muốn dưỡng gan hãy làm tốt 6 điều sau
1. Ăn nhiều đồ mát: Mùa hè nóng nực, hơi ẩm trong người dễ tích tụ, khí huyết lưu thông không thông suốt, dễ dẫn đến nóng giận. Ăn nhiều thực phẩm có tính mát như mướp đắng, dưa chuột, dưa hấu… có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ hỏa tán ứ, giúp gan khỏe mạnh.
2. Uống nước điều độ: Vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn, do đó cơ thể cần nhiều nước để duy trì quá trình trao đổi chất và các chức năng sinh lý. Uống nước điều độ không chỉ có thể giải độc và nuôi dưỡng gan mà còn duy trì chức năng trao đổi chất bình thường của mô gan.
3. Giữ tinh thần vui vẻ: Tâm trạng thất thường có thể ảnh hưởng xấu đến gan của bạn. Do đó, hãy giữ tinh thần vui vẻ để có thể tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch, từ đó cải thiện sức khỏe của gan.
4. Bỏ rượu và thuốc: Uống rượu và hút thuốc quá nhiều không chỉ ảnh hưởng xấu đến cơ thể mà còn gây tổn thương gan. Do đó, bỏ hút thuốc và uống rượu cũng là một bước quan trọng trong việc nuôi dưỡng gan.
5. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ: Duy trì chế độ làm việc và nghỉ ngơi điều độ có thể giúp cơ thể điều hòa hệ thống nội tiết và hệ thống miễn dịch, từ đó thúc đẩy sức khỏe của gan. Vào mùa hè, nên đi ngủ sớm và dậy sớm, không thức khuya, duy trì giấc ngủ đầy đủ.
6. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa mà còn tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và chức năng gan.

Cháo đậu xanh - bài thuốc giải rượu ngày Tết

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Một bát cháo đậu xanh có thể giúp người say rượu bổ sung dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Xin chào bác sĩ, ngày Tết là dịp mọi người uống rượu, bia nhiều. Tôi thấy có thông tin ăn cháo đậu xanh để giải rượu rất tốt. Bác sĩ có thể cho biết công dụng của đậu xanh, vì sao đây lại là món ăn giải nhiệt, giải rượu trong những ngày Tết. Những ai không nên dùng đậu xanh? Xin cảm ơn!

Nguyễn Vân Anh (Thủ Đức, TP.HCM)

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tín - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 tư vấn:

Đậu xanh là thức ăn rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Đây không những là thức ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể xem như vị thuốc được ông bà ta sử dụng từ xa xưa.

Trong Nam Dược Thần Hiệu của danh y Tuệ Tĩnh có nhắc đến công dụng của hạt đậu xanh như sau: “Lục đậu còn gọi là đậu xanh, vị ngọt, tính mát không độc, bổ ích nguyên khí, thanh nhiệt giải độc, thanh tiểu tiện, chữa lở, làm sáng mắt”. Lĩnh Nam Bản Thảo của danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng có đề cập đến đậu xanh:

“Lục đậu tên gọi hột đậu xanh

Ngọt lạnh, không độc, vị hơi tanh

Trừ nhiệt bổ hư kiêm giải độc

Lợi thủy, tiêu sang, mắt sáng tinh”.

Chao dau xanh - bai thuoc giai ruou ngay Tet

Hạt đậu xanh có tính hàn. Ảnh: DDN

Như vậy, đậu xanh có thể được xem là vị thuốc có tính hàn, công dụng thanh nhiệt, tiêu được nhiệt độc trong cơ thể. Theo Y học cổ truyền, rượu là thức uống có tính đại nhiệt, khi uống vào sẽ hun đốt Trung tiêu, từ đó gây ra nhiều bệnh khác nhau liên quan đến nhiệt tích ở tỳ vị.

Để giải được rượu, dân gian ta đã dựa vào khả năng thanh nhiệt của đậu xanh để giải trừ nhiệt độc tích tụ do rượu gây ra. Bài thuốc cháo đậu xanh sử dụng đậu xanh chung với cháo nấu nhừ vì cháo có khả năng kiện tỳ ích vị, hồi phục chức năng tỳ vị sau những lần tiệc tùng ăn nhiều đồ béo ngọt, cay nóng.

Ngoài công dụng giải rượu, đậu xanh được dân gian sử dụng làm thức ăn giảm tiêu viêm, trị mụn lở. Chè đậu xanh ngon, bổ dưỡng, làm mát cơ thể vào những ngày hè nóng nực. Đậu xanh có thể kết hợp với các thức ăn khác cũng có tính hàn tăng tác dụng thanh nhiệt tiêu độc như rau má, nước dừa.

Mặc dù đậu xanh có nhiều công dụng nhưng không nên lạm dụng. Những người tỳ vị hư hàn với biểu hiện như dễ bị lạnh bụng, khó tiêu khi ăn đồ sống lạnh không nên lạm dụng đậu xanh. Đặc biệt khi ăn các thực phẩm có tính hàn như tôm, cua, ốc, lươn, các loại dưa… kèm đậu xanh sẽ làm cho bữa ăn mất cân bằng âm dương, có thể gây khó tiêu, lạnh bụng, đầy bụng, đau bụng ở những người có tỳ vị hư nhược.

Tại sao không nên dùng nồi sắt để nấu đậu xanh?

Nhiều người nghĩ rằng đậu xanh cho vào nồi nào hầm cũng được, tuy nhiên, ít ai biết rằng, chuyên gia khuyên không nên nấu đậu xanh bằng nồi sắt.

Vào mùa hè, nhiều người thường sử dụng đậu xanh để nấu cháo, chè... Không chỉ có hương vị thơm ngon, mà đậu xanh còn có dinh dưỡng thích hợp cho người lớn và trẻ em.

Thông thường nhiều người hầm đậu xanh thường thắc mắc về việc nấu mãi vẫn thấy cứng. Nếu áp dụng một số mẹo này, món đậu xanh sẽ chín mềm nhanh hơn và có giá trị dinh dưỡng cao.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.