Bác sĩ hướng dẫn kiểm soát đường huyết trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19

(Kiến Thức) - Phải cố gắng suy nghĩ lạc quan, thoải mái, ăn uống đúng, đủ chất đảm bảo chất lượng giấc ngủ, mới có thể ổn định và kiểm soát đường huyết, để đảm bảo sức khỏe người bệnh tiểu đường trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19.

Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát, một số người sẽ thường xuyên lo lắng, căng thẳng, buổi tối ngủ ít, ban ngày lại ngủ bù, dẫn đến sự trồi sụt không rõ ràng của đường huyết, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Bác sĩ Quách Lập Tân, chủ nhiệm khoa nội tiết Bệnh viện Bắc Kích trong một cuộc họp về công tác kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh toàn quốc đã chỉ ra rằng, căng thẳng có thể tác động đến hệ nội tiết, hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Ví dụ như chỉ cần bị tăng các hormone như cortisol, hormone tuyến giáp và catecholamine, tất cả đều có thể làm tăng đáng kể lượng đường trong máu.
Bac si huong dan kiem soat duong huyet trong thoi ky dich benh Covid-19
 Ảnh minh họa.
Bác sĩ Quách cũng chỉ ra rằng, ngủ nhiều vào ban ngày, mất ngủ vào ban đêm sẽ làm thay đổi nhịp tiết hormone hàng ngày trong cơ thể.
Thực tế, đây được xem là rối loạn giấc ngủ do thiếu ngủ, làm ảnh hưởng đến các hormone, tăng lượng đường trong cơ thể. Chính vì vậy, phải cố gắng suy nghĩ lạc quan, thoải mái, ăn uống đúng, đủ chất, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, mới có thể ổn định được đường huyết.
Về việc kiểm tra đo lường đường huyết, bác sĩ Quách cho biết, nếu như hiện tại chỉ số đường huyết tương đối ổn định, ở trong mức an toàn, nên dùng thuốc và tuân theo phác đồ điều trị trước kia.
Nếu chỉ số đường huyết có dấu hiệu thay đổi, khó kiểm soát, phải thực hiện một số điều chỉnh.
Những người bị hạ đường huyết nên theo dõi đường huyết của từ 2 đến 4 lần một tuần khi bụng đói hoặc hai giờ sau bữa ăn.
Nếu sử dụng insulin lâu dài, phải chú ý theo dõi đường huyết lúc đói để điều chỉnh lượng insulin.
Nếu bạn đang sử dụng insulin kết hợp, hãy điều chỉnh lượng insulin dựa trên chỉ số đường huyết trước khi ăn sáng và chỉ số đường huyết trước khi ăn tối. Xác định lượng thuốc dựa trên theo dõi chỉ số đường huyết.
Đối với người cao tuổi nói chung, những người bị bệnh tiểu đường loại 1 và tiểu đường thai kỳ nên tăng vừa phải tần suất theo dõi chỉ số đường huyết, đảm bảo sức khỏe của mình trong thời kỳ bệnh dịch.

Những món ăn sáng đơn giản, tốt cho người bệnh tiểu đường

Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp tốt cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên biết cách nhận định chỉ số đường huyết của thực phẩm, từ đó biết cách cần giữ hay loại bỏ thực phẩm đó trong chế độ ăn hàng ngày.

Những thực phẩm sau giúp ổn định đường huyết an toàn cho người bệnh đái tháo đường.

Bác sĩ chuyên khoa bệnh tiểu đường khuyên cách kiểm soát đường huyết

(Kiến Thức) - Kiểm soát đường huyết ổn định là việc rất quan trọng để giúp bệnh nhân tiểu đường có cuộc sống khỏe mạnh. Ngoài việc dùng thuốc, một số cách sau sẽ hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát đường huyết hiệu quả.
 

Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet

Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết là có chế độ ăn uống hợp lý. Bệnh nhân tiểu đường nên dùng nhiều trái cây, rau xanh, rau quả tươi vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa có tác dụng chống lão hóa. Tuy nhiên, nên tránh các loại trái cây có độ ngọt cao như: sầu riêng, nho, xoài, na, nhãn.

Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-2
Theo bác sĩ, các bệnh nhân tiểu đường nên dùng ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch sẽ giúp bạn no lâu hơn và cơ thể có thời gian để tiêu hóa thực phẩm, ngăn ngừa tình trạng biến động đường huyết.
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-3
Uống nước đầy đủ giúp điều hòa và cân bằng chỉ số đường huyết, làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, làm giảm độ dính của máu, giảm sự phát sinh và phát triển các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-4
Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Chọn các bài tập ở mức vừa phải như đi bộ, đạp xe… giúp cải thiện việc sử dụng insulin trong cơ thể, làm giảm đường trong máu và cũng giúp giảm mỡ trong cơ thể.
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-5
Căng thẳng làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, tránh xa căng thẳng bằng cách tập thể dục, yoga, thiền...
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-6
Uống nhiều nước cam, chanh. Trái cây họ cam quýt có thuộc tính chống oxy hóa và kháng viêm giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do, tăng độ nhạy insulin của tế bào.
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-7
Uống trà xanh chứa polyphenols và polysaccharides giúp giảm nồng độ đường huyết hiệu quả.  
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-8
Hạn chế dùng soda nhất có thể. Soda tác động xấu tới việc kiểm soát tiểu đường, thúc đẩy tăng cân và giảm khả năng hấp thu glucose.
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-9
Dùng ¼ thìa quế mỗi ngày vào buổi sáng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-10
Kiểm tra đường huyết mỗi ngày, tốt nhất là thực hiện cùng một thời điểm trong ngày. Bác sĩ sẽ nói với bạn mức độ thường xuyên kiểm tra như thế nào là phù hợp. Ảnh: Internet.   

Video "Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường trong máu". Nguồn: CSHP.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.