Bác sĩ BV K chỉ rõ đối tượng cần cảnh giác với ung thư tiêu hóa

(Kiến Thức) - Bệnh viện K mới phẫu thuật thành công cho 2 bệnh nhân gần 90 tuổi mắc ung thư dạ dày và đại trực tràng – đây là hai căn loại ung thư ngày càng gia tăng ở nước ta.

Ợ chua và trào ngược dạ dày một thời gian, cứ ngỡ đó là dấu hiệu đau dạ dày bình thường nên ông Hồ Năng T. (88 tuổi, quê tại Hà Tĩnh) chủ quan không đi khám. Khi các dấu hiệu này ngày càng thường xuyên hơn, đau thắt vùng bụng thì ông mới đến bệnh viện K kiểm tra. Tiền sử ung thư dạ dày đã phẫu thuật cắt ¾ dạ dày cách đây 40 năm, các bác sĩ đã chỉ định chụp chiếu và làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy bệnh nhân T. bị ung thư dạ dày, giai đoạn tiến triển.
Theo các bác sĩ, đây là trường hợp bệnh nhân ung thư miệng nối dạ dày, bệnh nhân đã từng phẫu thuật cắt bán phần dạ dày, tổn thương ở miệng nối tiến triển viêm và ung thư hóa. Mặc dù bệnh nhân tuổi đã cao nhưng sau khi đánh giá tổn thương tại chỗ, chưa di căn, thể trạng bệnh nhân đảm bảo và sự quyết tâm của cụ T cũng như đội ngũ bác sĩ, bệnh viện cho rằng hoàn toàn có thể phẫu thuật thành công cắt bỏ dạ dày, tạo hình dạ dày mới cho bệnh nhân.
Sau 4 giờ đấu trí, kíp phẫu thuật đã thực hiện cắt toàn bộ dạ dày, loại bỏ tổn thương kích thước 2x3cm và tạo hình dạ dày mới cho cụ T. Ca mổ diễn ra thành công, bệnh nhân hồi phục tốt, ra viện sau 7 ngày điều trị.
Bac si BV K chi ro doi tuong can canh giac voi ung thu tieu hoa
 Cụ T. bình phục sau phẫu thuật
Cũng tại khoa Ngoại bụng 1, bệnh nhân Vũ Thị K. 86 tuổi quê ở huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương cho biết: “Tôi bị táo bón thường xuyên, ăn không nhiều nhưng cảm giác luôn đầy tức bụng khó chịu. Nhưng vì tuổi cao, quê ở xa nên cũng không thăm khám thường xuyên. Các bác sĩ chẩn đoán tôi mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn tiến triển và cần tiến hành phẫu thuật.” Cụ K. cũng được phẫu thuật cắt đại trực tràng, nạo vét hạch toàn bộ. Sau mổ 4 ngày cụ có thể nói chuyện, vận động bình thường. Đây không phải là những trường hợp hiếm gặp tại Bệnh viện K.
TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, bệnh viện K khuyến cáo: “Tuổi là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều trị ung thư, nhưng người bệnh đừng vội từ bỏ. Nếu trong điều kiện cho phép và đảm bảo kỹ thuật thì vẫn nên tiến hành phẫu thuật, giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh".
Theo TS. Phạm Văn Bình, ung thư đường tiêu hóa là bệnh ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, ung thư đại trực tràngung thư dạ dày đang có xu hướng tăng lên.
Bac si BV K chi ro doi tuong can canh giac voi ung thu tieu hoa-Hinh-2
 
Để phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa, người dân nên hạn chế ăn thịt, chất béo có nguồn gốc từ đạm động vật. Thay vào đó, người dân nên chú ý bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, các vitamin E, C, và A …và duy trì chế độ sinh hoạt năng động, luyện tập thể dục thường xuyên, chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
Đối với những nguời có tiền sử viêm đại tràng, dạ dày mạn tính, trong gia đình có người thân từng mắc ung thư đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày, đại tràng), hoặc khi có triệu chứng sụt cân không rõ lý do, táo bón, đầy bụng, đi tiêu ra máu, nôn ra máu, TS. Phạm Văn Bình khuyên nên đi khám ngay để tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời.
Ngay cả khi phát hiện ung thư ở bệnh nhân tuổi cao thậm chí trên 80 vẫn nên quyết tâm phối hợp với các bác sĩ chuyên sâu về ung thư để không bỏ lỡ cơ hội chữa bệnh bệnh tốt nhất. Với trình độ của các bác sĩ phẫu thuật ung thư cũng như khả năng gây mê hồi sức tốt như Bệnh viện K là một địa chỉ tin cậy .

Làm ngay những việc này để phòng ngừa ung thư di truyền

(Kiến Thức) - Trong một báo cáo mới đây về ung thư của Mỹ đã khiến giới khoa học đặc biệt quan tâm chính là khái niệm "gia đình ung thư", ung thư di truyền. Hiện tượng người cùng huyết thống có tỉ lệ mắc ung thư có xu hướng xuất hiện ngày càng cao.

Theo kết quả nghiên cứu được đưa ra trong báo cáo, tỷ lệ mắc ung thư của nam giới trong một gia đình là 39.7%, nữ giới là 37.6%., 95% trong 3 đời của một dòng họ thì có ít nhất 1 người bị mắc căn bệnh đáng sợ này.
 Theo kết quả nghiên cứu được đưa ra trong báo cáo, tỷ lệ mắc ung thư của nam giới trong một gia đình là 39.7%, nữ giới là 37.6%., 95% trong 3 đời của một dòng họ thì có ít nhất 1 người bị mắc căn bệnh đáng sợ này.

5 bệnh ung thư người Việt Nam mắc phải nhiều nhất hiện nay

(Kiến Thức) - Theo công bố mới nhất của WHO, 5 loại ung thư có tỉ lệ mắc nhiều nhất tại Việt Nam gồm: Ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư đại tràng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố tình hình ung thư hiệu chỉnh theo độ tuổi tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, Việt Nam xếp vị trí 99/185 quốc gia và vùng lãnh thổ với tỉ lệ mắc ung thư 151,4/100.000 dân, xếp 19 châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê của WHO, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010. Năm 2018, số ca mắc mới tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân, trong đó gần 70% trường hợp tử vong, tương đương 115.000 ca.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.