Theo tập hợp các báo cáo nghiên cứu tại Hàn Quốc, một số thành phần tự nhiên trong lê tươi hỗ trợ người bệnh dịu cơn tức ngực, dịu đường thở, góp phần tăng độ ẩm cho phổi, giúp mát tim. Khi bị viêm đường thở, lượng chất nhầy tăng gây nghẽn cho tiểu phế quản. Hợp chất luteoline có trong lê tươi có thể hỗ trợ giảm viêm, giúp giãn cơn co thắt của các tiểu phế quản này. Người bệnh sẽ bớt ho và dễ đẩy đờm ra khỏi đường thở hơn.
Ảnh minh họa.
Các nhà nghiên cứu Thụy Điển và Australia nhận thấy, nhóm quả lê và táo cũng hỗ trợ người bệnh hô hấp cải thiện chức năng phổi, bớt chứng hen suyễn... Lượng polyphenol và flavonoid có nhiều tiềm năng góp phần trong điều trị các bệnh lý viêm đường hô hấp, dị ứng đường hô hấp.
Khi bị nghẹt mũi, đau họng, ho hoặc có triệu chứng của cảm, cúm bạn có thể ăn một quả lê sẽ giúp giảm bớt khó chịu đường thở hơn.
Ngoài ra, quả lê còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe:
Giúp giảm cân hiệu quả
Trong một quả lê có chứa khoảng 100 calo nên không hề gây tăng cân. Không chỉ vậy, quả lê còn ít ngọt hơn so với những loại trái cây khác nên nó không chỉ giúp cho chúng ta sở hữu được thân hình lý tưởng mà còn giúp cho làn da trở nên hồng hào, căng bóng và nhẵn nhụi hơn.
Giúp bảo vệ hệ tim mạch
Lê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Chất chống oxy hóa procyanidin của chúng có thể làm giảm độ cứng của mô tim, giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt). Vỏ lê có chứa một chất chống oxy hóa quan trọng được gọi là quercetin, được cho là có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm viêm và hạn chế các yếu tố nguy cơ bệnh tim như huyết áp cao và mức cholesterol.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Lê có chỉ số đường huyết, thấp hơn nhiều so với các loại trái cây khác, nên lê rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Họ có thể ăn quả này mà không sợ làm tăng lượng đường trong máu quá nhanh và kiểm soát được lượng đường trong máu luôn ổn định. Chất anthocyanin có trong quả lê nâu còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Ngăn ngừa bệnh về huyết áp
Ở trong quả lê có hoạt chất pectin có tác dụng làm suy giảm cholesterol trong cơ thể. Do đó, việc ăn lê thường xuyên sẽ giúp cho bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Ngoài ra, thành phần Glutathione được tìm thấy ở trong lê cũng giúp cho bạn duy trì được mức huyết áp ổn định.
Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Trong quả lê có chứa chất immunity, khi nạp vào cơ thể sẽ giúp cho hệ miễn dịch của hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra, quả lê còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất dồi dào nên việc ăn lê thường xuyên sẽ giúp cho sức khỏe của bạn trở nên khỏe mạnh, dẻo dai và tăng cường hệ miễn dịch.
Ảnh minh họa.
Những điều cần tránh khi ăn lê
Quả lê tuy là loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng, có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng không tốt với những trường hợp sau:
- Không ăn lê khi cơ thể có dấu hiệu bị nhiễm lạnh, cảm mạo và bị lạnh bụng, mắc chứng rối loạn tiêu hóa thì tốt nhất không nên ăn.
- Những người có tỳ vị hư hàn, phụ nữ sau sinh, bị thương ngoài da hoặc trẻ em ở dưới 6 tháng tuổi cũng không nên ăn vì sẽ ảnh hưởng đến tỳ vị.
- Không kết hợp ăn lê với rau dền, nhất là người bị bệnh rối loạn tiêu hóa vì nếu ăn cùng rất dễ bị nôn và có nguy cơ mắc các bệnh vấn đề về tiêu hóa.
- Không ăn lê với của cải, vi tất cả các loại củ cải khi ăn cùng lê sẽ làm cho tuyến giáp bị sưng lên.
- Không ăn lê cùng thịt ngỗng vì sự kết hợp này sẽ làm cho thận bị quá tải. Nếu việc này diễn ra liên tục và trong một khoảng thời gian dài thì thận sẽ bị suy yếu dần và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.