8 thói quen đang “ăn mòn” hệ miễn dịch, nhớ tránh xa

Khi có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, cơ thể có thể chống lại được các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường xung quanh.

Vòng giao tiếp hạn hẹp

Theo nghiên cứu, người có càng ít bạn bè thì dễ suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh. Thậm chí, tuổi thọ cũng bị ảnh hưởng. Ngược lại, người có nhiều hơn 6 người bạn có khả năng kháng lại virus cảm lạnh cao gấp 4 lần.

Thiếu ngủ

Việc thường xuyên thiếu ngủ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi đồng thời làm giảm đáng kể số lượng tế bào miễn dịch mà cơ thể sản sinh ra.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago, những người chỉ ngủ 4 tiếng/ngày có lượng kháng thể bệnh cúm trong máu ít hơn 50% so với những người ngủ 7-8 tiếng/ngày.

Hay nghĩ tiêu cực

Theo một số nghiên cứu, người có cuộc sống lạc quan, vui vẻ sẽ ít bệnh tật hơn hẳn so với những người sống trong trạng thái tâm lý tiêu cực. Người lạc quan luôn có tuổi thọ dài hơn những người bi quan. Lý do là bởi khi suy nghĩ tích cực, số lượng tế bào bạch cầu liên quan đến miễn dịch trong cơ thể sẽ tăng lên.

8 thoi quen dang “an mon” he mien dich, nho tranh xa

Căng thẳng quá mức

Đây là nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm hệ miễn dịch. Theo nhà nghiên cứu miễn dịch học Kathleen Dass thì “Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể bạn sẽ tiết ra cortisol và adrenaline, loại hormone làm giảm mức độ tế bào lympho và phagocytes”.

Bên cạnh đó, stress còn gây ra một loạt các hành động không lành mạnh như uống rượu, hút thuốc, mất ngủ và chứng thèm ăn.

Lười vận động

Theo nghiên cứu, khi tập thể dục 30-45 phút/ngày, tập 5 ngày/tuần, đều đặn trong 12 tuần, số lượng tế bào miễn dịch sẽ tăng lên, sức đề kháng cũng tăng lên đáng kể.

Hút thuốc trực tiếp và gián tiếp

Ai cũng biết tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe. Một số liệu thống kê ở Mỹ cho thấy có 3.000 người không hút thuốc chết vì ung thư phổi, 300.000 trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp. Khói thuốc làm suy yếu nghiêm trọng hệ hô hấp đồng thời làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể trẻ nhỏ.

Quá phụ thuộc vào thuốc kháng sinh

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh làm giảm số lượng cytokine (tế bào bạch cầu chống lại các tác nhân gây bệnh) và các hormone truyền dẫn quan trọng của hệ miễn dịch trong thời điểm bệnh nhiễm trùng tấn công. Bên cạnh đó, lạm dụng kháng sinh cũng khiến virus kháng thuốc.

Ít cười

Theo nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Loma Linda ở California thì cười làm giảm sự tiết hormone gây căng thẳng, tăng số lượng tế bào miễn dịch, tăng cường tuần hoàn máu, tăng lưu lượng oxy qua hít thở và giải tỏa các cảm xúc tiêu cực.

Để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, bạn nên:

- Ngủ đủ giấc.

- Ăn nhiều thực phẩm thực vật hơn.

- Ăn nhiều chất béo lành mạnh hơn.

- Ăn thực phẩm lên men hoặc bổ sung probiotic.

- Hạn chế đường bổ sung.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Giữ đủ nước cho cơ thể.

- Quản lý căng thẳng.

- Bổ sung các chất chống oxy hóa từ thực phẩm.

Ngưng làm 7 việc khi ở nhà giãn cách vì làm hệ miễn dịch suy yếu

Trong thời gian giãn cách xã hội, mọi người ở yên trong nhà và vẫn phải chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe.

Lười uống nước

Nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của con người. Việc uống đủ nước để tăng cường sức đề kháng là vô cùng cần thiết. Trung bình mỗi ngày cơ thể chúng ta cần khoảng 1,5-2 lít nước từ đồ ăn, thức uống. Thiếu nước sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.

Ngủ nhiều vẫn ngáp... đi tầm soát ung thư ngay

(Kiến Thức) - Ngáp liên tục dù ngủ đầy đủ có thể là do cơ thể thiếu oxy trong máu. Tình trạng thiếu oxy sẽ rất dễ kích thích việc hình thành tế bào ung thư, tốc độ xuất hiện tế bào ung thư cũng tăng lên nhanh chóng.

Ngu nhieu van ngap... di tam soat ung thu ngay
 Rõ ràng bạn ngủ sớm vào tối hôm trước, ngủ đủ 8 tiếng mới ra khỏi giường nhưng sau khi ngủ dậy lại vẫn buồn ngủ, thường xuyên ngáp vặt? Điều này là do bạn vẫn thiếu ngủ hay bị bệnh gì? 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.