8 loại thực phẩm tuyệt đối không nên tiếc rẻ khi hết hạn kẻo rước họa
Nhiều bà nội trợ thường có thói quen lưu lại đồ ăn đã hết hạn vì tiếc rẻ mà không biết rằng, hành động này đã vô tình tạo cơ hội cho nhiều vi khuẩn có hại xâm nhập gây ngộ độc hoặc sinh ra nhiều bệnh tật đáng lo ngại.
1. Quả mọng
Quả mọng như dâu tây, quả việt quất hay quả mâm xôi nên được ăn tươi. Chúng không chỉ chứa chất xơ và các chất chống oxy hóa mà còn mang theo ký sinh trùng có tên Cyclospora, nguyên nhân gây ra đầy bụng, nôn và tiêu chảy và các triệu chứng giống cúm. Không bao giờ tiêu thụ những thực phẩm này khi chúng đã thối hỏng.
2. Hàu
Hàu bốc mùi hôi khi chúng bị hỏng và do đó không nên ăn vì chứa vi khuẩn có hại như Vibro vulnificus. Nếu hàu bị hỏng được tiêu thụ có thể gây nôn, tiêu chảy, ớn lạnh, đau dạ dày và sốt. Trong trường hợp xấu nhất, nó thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu.
3. Pho mát
Có hai loại pho mát là pho mát cứng và pho mát mềm, pho mát cứng có thể ăn sau khi cắt khuôn và pho mát mềm không nên tiêu thụ khi nó đã bị hư hỏng. Pho mát mềm như pho mát dê được làm từ sữa tươi có xu hướng phát triển vi khuẩn khi bị hỏng. Do đó tránh ăn pho mát đã quá hạn.
4. Thịt đỏ
Thịt đỏ chứa vi khuẩn Salmonella, E.coli và các loại vi khuẩn có hại khác. Những vi khuẩn này thường bị giết chết khi bạn nấu thịt đỏ. Nhưng hãy đảm bảo rằng bạn tiêu thụ thịt đỏ trước ngày hết hạn để các vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi.
5. Hạt mầm
Mầm lúa mì đặc biệt là cỏ linh lăng thường bị hư hỏng và ô nhiễm bởi vi khuẩn nếu nó không được cất trong tủ lạnh. Nếu mầm cây bị bỏ đi trong nhiệt độ ấm có thể sản sinh ra vi khuẩn gây ra bởi thực phẩm. Vì thế, hãy chọn mầm tươi và không nên ăn sau khi chúng đã hết hạn.
6. Mộc nhĩ trắng ngả màu
Mộc nhĩ trắng đã ngả màu vàng, không còn tươi và không đàn hồi đó là các biểu hiện biến chất và đã bị nhiễm khuẩn flavobacterium. Nếu ăn phải, sau đó có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy…
7. Bắp cải thối
Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong hình thành nên methemoglobin trong máu gây ngộ độc oxy trong máu dẫn đến tính trạng chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, khó thở, co giật, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.
8. Gừng dập
Các mẹ nội trợ không nên ham rẻ mà mua nhiều gừng tươi dự trữ vì gừng tươi khó bảo quản được lâu và sau vài ngày gừng sẽ bị mềm và tóp đi.
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình dập nát, hỏng làm cho bên trong củ gừng đã sinh ra shikimol, đây là một chất độc hại. Chất này có trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên khi cắt bỏ phần hỏng thì vẫn không an toàn chút nào. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của người đang khoẻ mạnh cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.