5 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn đang bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí

Bạn thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt và buồn nôn? Phải chăng cơ thể đang lên tiếng vì ảnh hưởng của không khí bị ô nhiễm.

Theo nghiên cứu công bố vào năm 1993 dựa trên không khí của sáu thành phố tại Harvard cho thấy ô nhiễm gây ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận trên cơ thể. The Guardian dẫn lại, khi không khí ô nhiễm con người có nguy cơ mắc các bệnh về phổi, tim, đột quỵ nhiều hơn các bệnh khác.
Thậm chí, cũng theo kết quả nghiên cứu này, ô nhiễm không khí là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường cho 3,2 triệu người vào năm 2016.
Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, không khí không an toàn gây ra ảnh hưởng suốt đời cho trẻ, dẫn tới hàng triệu ca sinh non và dị tật bẩm sinh. Trẻ lớn lên trong môi trường ô nhiễm sẽ thường xuyên bị hen suyễn, viêm phổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí tuệ, gia tăng nguy cơ phạm tội ở tuổi vị thành niên.
Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang báo động với không khí bị ô nhiễm
1. Đau đầu, chóng mặt
Nguyên nhân của triệu chứng này là do lượng lớn CO2 gây cản trở việc nuôi dưỡng oxy khắp cơ thể. Nhân viên văn phòng là nhóm người đầu tiên gặp phải tình trạng này. Tạp chí Scientific American kết luận, những người làm việc trong nhà có nguy cơ tiếp xúc với ô nhiễm không khí nhiều gấp 10 lần bên ngoài.
5 dau hieu chung to co the ban dang bi anh huong boi o nhiem khong khi
Nhân viên văn phòng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí cao gấp 10 lần bên ngoài. 
Các nhà khoa học lý giải, phân tử ozone di chuyển và phản ứng hóa học với các vật liệu trong văn phòng, tạo ra các hóa chất độc hại như formaldehyd và các chất kích thích khác. Theo tạp chí The Lancet, mỗi năm có tới 800.000 người chết do chất lượng không khí kém ở nơi làm việc của họ.
2. Ho và hen suyễn
London Air đưa ra kết luận, khi hít phải không khí bị ô nhiễm, cơ thể sẽ xuất hiện những cơn ho kéo dài vì tế bào phổi bị bao quanh bởi những hạt bụi mịn, vật chất ô nhiễm.
Riêng đối với những người có vấn đề về phổi và hô hấp, người bệnh sẽ tiết ra chất nhầy nhiều hơn, gây nên hiện tượng viêm xoang, hen suyễn. Đây cũng là triệu chứng dễ nhìn thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi bị không khí ô nhiễm tấn công.
3. Khó thở, tức ngực
Theo Quỹ Phổi Anh, nếu trực tiếp tiếp xúc với không khí ô nhiễm (như đi trên đường nhiều khói bụi hoặc khu vực ô nhiễm nặng), nhóm người bị ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở, kèm theo tức nặng ngực.
5 dau hieu chung to co the ban dang bi anh huong boi o nhiem khong khi-Hinh-2
 Các hạt bụi trong không khí bị ô nhiễm xâm nhập vào phổi và gây ra hiện tượng tức ngực, khó thở.
Nguyên nhân là vì các hạt bụi mịn xâm nhập và nằm bên trong phổi. Sau đó chúng xuyên qua hàng rào hô hấp, tấn công hệ thống máu gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, hô hấp và ung thư phổi.
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp - Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo khoảng 30% bệnh nhân tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Con số này chiếm khoảng 25% với bệnh lý về tim mạch và đột quỵ.
4. Đau, mỏi mắt
Bộ Y tế Singapore nhấn mạnh, ngay cả những người khỏe mạnh khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn cũng có những dấu hiệu như đau, mỏi mắt, dị ứng, chảy nước mũi, ngứa cổ. Bởi trong không khí chứa các hạt vật chất siêu mịn (PM), sulfur dioxide, ozone, nito dioxide và carbon monoxide bám vào các thành tế bào, gây nên hiện tượng kích ứng.
Thông thường, các triệu chứng này sẽ kéo dài từ 1-3 ngày. Tuy nhiên, đây chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang ở trong vùng không khí ô nhiễm nặng, nếu tiếp xúc lâu có thể dẫn tới suy tim, phổi tắc nghẽn mạn tính.
5. Rụng tóc, hói đầu
Theo một nghiên cứu của nhóm tác giả Hàn Quốc, Independent dẫn lại, việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm phổ biến khiến lượng protein giúp tóc phát triển giảm đi đáng kể. Cụ thể, các hạt bụi mịn PM10 và diesel khiến hàm lượng beta-catenin trong cơ thể bị triệt tiêu. Đây là một loại protein thúc đẩy, duy trì sự mọc tóc.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí, chúng ta nên tự bảo vệ sức khỏe của bản thân với một số lưu ý sau:
- Đeo khẩu trang, kính mắt, áo chống nắng khi ra khỏi nhà. Với những ngày mức ô nhiễm cao, nên hạn chế các hoạt động ngoài trời của trẻ nhỏ
- Vệ sinh mũi, mắt mỗi tối.
- Hạn chế cho trẻ nhỏ ra đường, sử dụng máy lọc không khí trong nhà và giữ ấm cổ, mũi, họng.
- Tập thể dục thường xuyên và bổ sung đủ 4 nhóm chất cần thiết, đặc biệt rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng từ bên trong.

Hà Nội ô nhiễm không khí: Tuổi thọ có giảm?

(Kiến Thức) - Trong nhiều ngày qua, Hà Nội ô nhiễm không khí luôn đứng vị trí số 1 trong top. Các chuyên gia lưu ý thực tế đáng lo ngại rằng 147 triệu năm tuổi thọ đã bị giảm trên toàn thế giới trong năm 2017 do ô nhiễm không khí.

Ngày 30/10, tình trạng Hà Nội ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với chỉ số chất lượng không khí (AQI) đã chạm mốc 224 ở thời điểm 10h (theo số liệu của trang Airvisual), lúc 6h sáng, chỉ số AQI là 289.
Ha Noi o nhiem khong khi: Tuoi tho co giam?
Chỉ số AQI tại Hà Nội lúc 10h sáng nay. Nguồn: Airvisual 

Tại địa điểm 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, số liệu lúc 7h của CEM (Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc) cho thấy, chỉ số AQI lên mức 235, trước đó vào lúc 2-3h sáng, chỉ số này chạm mốc 266. Việc AQI tại Hà Nội vượt lên mức 266-289 là mốc cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, chất lượng không khí được chia làm 5 mức, tức 0-100 là chất lượng không khí tốt và chấp nhận được. Từ 101 – 200 là kém, người dân nhóm nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài. Chỉ số AQI từ 201 – 300 là thang màu tím, thuộc nhóm rất ô nhiễm.

Với nhóm màu tím, là mức ảnh hưởng sức khoẻ đến tất cả người dân, khi ra đường cần đeo khẩu trang y tế chống được bụi mịn, không đạp xe đạp, trong đó nhóm nhạy cảm gồm trẻ em, người già, người mắc bệnh hô hấp, phụ nữ có thai cần tránh ra ngoài, trong khi ở thang AQI (151-200) chỉ yêu cầu nhóm này hạn chế ra ngoài.

Về nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ, PGS.TS Vũ Văn Giáp, Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng.

Theo WHO, ước tính khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí, tỉ lệ này ở bệnh đột quỵ chiếm khoảng 25%.

Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí làm giảm gần 2 năm tuổi thọ của trẻ em

Các chuyên gia lưu ý thực tế đáng lo ngại rằng 147 triệu năm tuổi thọ đã bị giảm trên toàn thế giới trong năm 2017 do ô nhiễm không khí.

Ô nhiễm không khí khiến tuổi thọ trẻ em ngày nay giảm trung bình 20 tháng, trong đó trẻ em ở khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Đây là cảnh báo của các nhà khoa học Mỹ và Canada đưa ra trong báo cáo công bố ngày 3/4/2019.

Ha Noi o nhiem khong khi: Tuoi tho co giam?-Hinh-2
Tại Đông Á, tuổi thọ của trẻ em giảm khoảng 23 tháng do ô nhiễm không khí. Ảnh: Internet. 

Hà Nội ô nhiễm không khí ở mức nào so với thế giới?

(Kiến Thức) - Những ngày qua, Hà Nội ô nhiễm không khí có lúc vượt ngưỡng 300. Các chuyên gia môi trường cảnh báo bầu không khí bị ô nhiễm đã tới ngưỡng gây hại cho sức khỏe con người.

Hà Nội ô nhiễm không khí lên tới ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người như những ngày vừa qua, bụi mịn có thể tấn công phổi của con người.
Theo ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí AirVisual quốc tế, Hà Nội tiếp tục là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với mức độ ô nhiễm vượt qua báo động đỏ, lên tới ngưỡng tím với chỉ số AQI là 272 vào lúc 6h30 sáng 30/9. Đây là mức nguy hại đến sức khỏe con người.

Đọc nhiều nhất

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Luộc thịt, hầm xương có nên vớt bỏ bọt?

Khi luộc thịt, dưới tác động của nhiệt, protein trong thịt sẽ đông tụ và tạo thành các mảng nhỏ nổi lên bề mặt nước. Những mảng này thường kết hợp với váng mỡ, bụi bẩn, cát, sợi lông, hoặc xương vụn còn sót lại trong quá trình sơ chế.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.