“Tháng giêng là tháng ăn chơi”... Sau Tết Nguyên Đán, mọi người lại du xuân, hội hè. Kinh tế phát triển, đường xá thuận lợi nên việc du xuân không chỉ bó hẹp trong phạm vi gần nữa. Mọi người đã đi du xuân xa tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cây số. Ô tô là một trong những phương tiện vận chuyển phổ biến.
Say cứ say, đi cứ đi, và... mệt!
Thế nhưng, với những người mắc chứng say tàu xe, du xuân thích thì thích thật nhưng đôi khi lại là “cực hình”. Nhiều người chỉ mới nghĩ đến việc đi ô tô đã thấy nôn nao, chóng mặt, thậm chí có thể ói luôn, mặt mày xây xẩm. Nhưng chẳng lẽ chỉ vì say ô tô mà không đi đâu? Ai đã từng say xe mới thấy sao mà khổ, bởi cứ bước lên ô tô là lập tức nôn nao, người lả lướt, cồn cào, chóng mặt, khó thở, buồn nôn và nôn, huyết áp tụt... Thống kê tại Việt Nam cho thấy, có khoảng 33% người dân dễ bị say tàu xe, phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.
Cứ 3 người thì có một người bị say tàu xe. |
Say ô tô có lắm kiểu. Có người chỉ lên xe mới say, xuống xe là hết. Có người thậm chí đã xuống xe rồi mà vẫn phải nằm “an dưỡng” đến vài ngày, người vẫn khó chịu, mệt mỏi. Người say nặng, thậm chí xuống xe phải có người dìu; dù thích thăm quan, du lịch nhưng sau khi xuống ô tô có thể nghĩ “sẽ không bao giờ đi ô tô nữa”... Nói thì nói vậy nhưng đôi khi việc đi vẫn phải đi, và việc say xe cứ tiếp diễn.
Vậy nguyên nhân say xe là do đâu?
Nguyên nhân chính gây ra chứng say tàu xe là do thiếu oxy lên não. Đặc biệt trong xe thường ngột ngạt, đông người cộng với việc đóng kín cửa ô tô khiến tình trạng thiếu oxy lên não càng nặng hơn với biểu hiện đau đầu, chóng mặt.
Thiếu máu não là một trong những nguyên nhân chính gây ra say tàu xe. |
Nguyên nhân quan trọng thứ hai gây say xe là do rối loạn tiền đình. Bệnh rối loạn tiền đình gây co thắt các mạch máu não. Sự co thắt này sẽ gây ra cảm giác buồn nôn, mệt mỏi cùng các triệu chứng thường gặp của thiếu máu não như mất ngủ, đau đầu. Vì vậy biện pháp hữu hiệu nhất để chống say tàu xe là duy trì sử dụng các thuốc hay các sản phẩm giúp tăng cường máu lên não, điều trị chứng rối loạn tiền đình.
Bên cạnh hai nguyên nhân chính trên còn có các nguyên nhân khác như:
Vấn đề tâm lý của người sử dụng phương tiện. Sự thực là: ai đã từng say xe sẽ... nhớ mãi không quên, như một nỗi ám ảnh. Chính vì thế, chỉ cần thấy xe, tàu, thuyền là đã có cảm giác say rồi. Thậm chí, ngày mai mới đi xe, hôm nay đã... say trước.
Người bị huyết áp thấp cũng dễ say tàu xe hơn các đối tượng khác (mà phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh đẻ rất dễ bị huyết áp thấp).
Say xe còn do những phản xạ thần kinh của cơ quan nội tạng như bụng quá đói hoặc quá no, mất ngủ, người mệt mỏi, bực tức, không khí ô nhiễm...
Đánh bay chứng say tàu xe
Đi du xuân, lễ hội, ai cũng mong muốn mình có sự thong dong, hứng khởi, tràn đầy năng lượng... Sự mạnh khỏe, tươi tắn, ung dung... còn hàm ý may mắn, đỡ “giông” cả năm. Chẳng ai muốn đi lễ hội, du xuân mà mình mang bộ mặt ỉu xìu, đi lại lệt xệt, lả lướt, dung nhan kém tươi tỉnh. Để không còn say tàu xe, giữ cho cơ thể tràn đầy năng lượng tham gia lễ hội du xuân đầu năm, hãy áp dụng 5 biện pháp sau đây:
1. Trước khi lên xe, nên ăn uống đầy đủ, không ăn quá no, cũng không nên để đói; ngủ đủ. Nên lựa chọn phương tiện giao thông có chất lượng tốt, vệ sinh sạch sẽ. Có thể ngửi một số mùi dễ chịu như cà phê, gừng… nếu quá mẫn cảm với mùi xăng xe, mùi mồ hôi…
2. Nên ngồi ghế phía trên, gần cửa sổ và mở cửa sổ để tránh tình trạng thiếu oxy gây thiếu máu lên não. Khi đi xe, tránh đọc sách hoặc nhìn vào màn hình di động, ipad vì nhìn như vậy dễ gây say xe hơn.
3. Khi bước lên xe, cần có tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, không căng thẳng, lo lắng. Nên thở chậm và sâu; thở đều. Không nên giữ im lặng trong sự căng thẳng mà nên chủ động nói chuyện với những người xung quanh. Cố gắng không nghĩ mình đang ngồi trên xe mà chỉ là mình đang di chuyển đến một nơi thú vị.
4. Dùng gừng tươi hoặc kẹo gừng.
Trước khi khởi hành khoảng 30 phút, nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát.
Nếu không sử dụng được gừng sống theo cách trên thì có thể dùng kẹo gừng. Ngậm kẹo gừng rất tốt vì trong kẹo gừng có chất ngọt sẽ giúp người đi xe ô tô tăng cường tuần hoàn não, bớt chóng mặt, đau đầu.
5. Điều trị rối loạn tiền đình và giảm thiểu tình trạng thiếu oxy lên não.
Như đã nói ở trên nguyên nhân chính gây say tàu xe là do rối loạn tiền đình và tình trạng thiếu oxy lên não. Vì thế, để điều trị chứng say tàu xe, nên sử dụng thuốc bổ não, tăng tuần hoàn máu não trong một thời gian để cải thiện chứng rối loạn tiền đình, thiếu oxy lên não. Khi chứng rối loạn tiền đình được cải thiện, chắc chắn việc đi xe sẽ nhẹ nhàng hơn, giảm thiểu tối đa việc say tàu xe. Nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để điều trị rối loạn tiền đình và thiếu máu não, đó cũng là điều trị căn nguyên gây say xe.
Thuốc bổ não Cebraton của Traphaco có thành phần đinh lăng và bạch quả, giúp tăng lưu lượng tuần hoàn não, điều trị hiệu quả thiếu máu não, rối loạn tiền đình, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi.
Thuốc bổ não Cebraton giúp tăng lưu lượng tuần hoàn não, điều trị hiệu quả thiếu máu não. |
Cebraton sử dụng 100% dược liệu Đinh lăng sạch, an toàn, được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng và thu hái cây thuốc của Tổ chức y tế thế giới (GACP – WHO).
Nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương cho thấy: 92,5 % bệnh nhân hết chứng đau đầu; 97,5% bệnh nhân hết chứng chóng mặt, rối loạn giấc ngủ sau 30 ngày sử dụng Cebraton.
Xem thông tin về sản phẩm tại www.cebraton.vn.
Mời độc giả video: 7 cách chống say tàu xe hiệu quả:
Nguồn video: Howcast.