5 bệnh thường gặp mùa lạnh ở người cao tuổi

(Kiến Thức) - Thời tiết lạnh của mùa đông khiến người cao tuổi giảm sức đề kháng. Dưới đây là 5 bệnh thường gặp ở người cao tuổi mùa lạnh.

bệnh thường gặp ở người cao tuổi
 Ảnh minh họa.
Thời tiết lạnh của mùa đông khiến cho trẻ em, người cao tuổi, người bệnh mạn tính, thai phụ... có sức đề kháng kém. Trong đó, người cao tuổi nên chú ý 5 bệnh thường gặp dưới đây để phòng tránh.
Viêm khớp gối: Đây là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất. Lý do cơ bản là thoái hoá xương, hình thành các mấu xương, gai xương trong khớp gối chèn ép vào màng khớp và gây viêm. Vào mùa lạnh, các mạch máu nuôi dưỡng trở nên kém tuần hoàn. Dấu hiệu nhận biết là đau khớp gối, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang... Người bệnh ít khi sốt, trong các trường hợp này, nên vận động chân từ từ, sau một vài động tác sẽ giảm đau cho khớp. Có thể dùng một số loại rượu thuốc để xoa bóp nhằm làm tăng lượng máu lưu thông tại chỗ. Đây là tình trạng viêm vô khuẩn nên việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết.
Đau lưng: Vấn đề đau lưng dường như là một công thức mang tính quy luật. Ngày thường cũng đã có hiện tượng đau lưng nhưng vào những ngày chuyển mùa, đau lưng trở nên rõ ràng hơn. Nguyên do chủ yếu là thoái hoá xương cột sống, cột sống không còn thẳng mà bị "còng". Đau lưng vào những ngày này gây ra hiện tượng khó nằm, khó ngủ, nằm đau, ngồi cũng đau. Biện pháp xoa bóp là hiệu quả nhất vì làm tăng lượng lưu thông máu đến vùng bị tổn thương này. Hãy xoa bóp chính giữa cột sống và khối cơ hai bên ở vùng thắt lưng. Việc sử dụng thuốc giảm đau tỏ ra công hiệu nhưng phải tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ vì những tác dụng phụ nghiêm trọng của nó trên người cao tuổi. 
Cứng khớp và khó vận động: Tự nhiên ngủ dậy, không vận động được khớp cổ tay, khó vận động khớp bàn ngón tay, khớp gối, cổ chân. Người cao tuổi khó thực hiện được các động tác nhỏ như đi lại, cầm bát đũa. Đây là hiện tượng cứng khớp ở người già. Không giống như trong các bệnh có hiện tượng cứng khớp như viêm khớp dạng thấp, tình trạng này xảy ra là do các khớp không tiết đủ các chất nhờn bôi trơn cho vận động. Đây là dấu hiệu thoái hoá khớp dạng khô khớp. Để giảm mức độ, người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục, đi lại, phân phối thời gian nằm và vận động hợp lý. Vận động từ từ vào buổi sáng, các màng hoạt dịch sẽ được tái kích hoạt và tiết dịch bôi trơn nhiều hơn.
Viêm đường hô hấp: Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp. Trong những điều kiện thời tiết như thế, đường hô hấp rất dễ bị bệnh như: viêm mũi họng, viêm khí quản phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Nhất là những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì gần như là tuyệt đối. Ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè... là những dấu hiệu cơ bản. Giữ phòng ngủ có một không khí ấm áp vào mùa đông và mát mẻ, không ẩm thấp vào mùa hè là những biện pháp tránh những bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi. 
Đột qụy não: Tuổi cao là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như bệnh đột qụy não. Đó là vì ở giai đoạn này, hệ mạch giảm độ đàn hồi, thường xảy ra xơ cứng mạch máu, lại hay kèm theo bệnh tăng huyết áp khi tuổi xế chiều. Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm. Người bệnh đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể người. Trong các trường hợp nặng, người bệnh qụy ngã đột ngột và bất tỉnh. Chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt. 
Tập thể dục nhẹ nhàng nhưng thường xuyên, ăn uống cân đối, đa dạng, lưu ý chất béo và có một cuộc sống tinh thần thoải mái được coi là những biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Không thay đổi được tuổi nhưng ta có thể thay đổi thói quen hút thuốc và uống rượu, bia. Tinh thần thoải mái là biện pháp sống khoẻ ở người cao tuổi.
Trong mọi trường hợp cần hết sức lưu ý vì người cao tuổi có những đặc thù riêng về sức khoẻ và tâm lý. Hãy đưa người cao tuổi đi khám nếu có những dấu hiệu bất thường và xử lý các vấn đề về sức khoẻ theo hướng dẫn chuyên khoa.

Người già hiểu tuổi để sống thọ hơn

(Kiến Thức) - Chìa khóa cho sức khỏe người cao tuổi là hãy hiểu cơ thể mình cần gì, thay đổi như thế nào khi có tuổi.

 suc khoe nguoi cao tuoi hinh anh
 Không tự ti với tuổi già. Người già nên hiểu, cái tuổi là lẽ dĩ nhiên, không thể thay đổi được và ai cũng phải trải qua. Song, dù không thay đổi được quá trình lão hóa thì con người vẫn có thể làm chậm nó. Hiểu được điều này thì người già có thể sống vui, sống yêu và sống khỏe.
 suc khoe nguoi cao tuoi hinh anh 1
Giấc ngủ quan trọng hơn việc ăn uống. Những thiệt hại mà căn bệnh mất ngủ gây ra không đơn giản, không thể tính bằng tiền bạc, đó còn là những vấn đề rắc rối về sức khỏe như nguy cơ phát sinh những chứng bệnh đáng ngại về tim, tuần hoàn, áp huyết, trí nhớ…Vậy, những người cao tuổi hãy chăm chút cho giấc ngủ của mình để làm chậm quá trình lão hóa

Người già tránh mượn rượu “ủ ấm” cơ thể

(Kiến Thức) - Uống rượu bổ để tăng cường sức khoẻ phải căn cứ vào tình hình thể chất, chứ không phải cư muốn làm ấm cơ thể là uống. 

Với suy nghĩ cơ thể già cỗi cần tẩm bổ nên người cao tuổi có thói quen thích ngâm các loại rượu thuốc, rượu bổ để nâng cao sức khoẻ, nhất là để làm ấm cơ thể vào mùa đông. Tuy nhiên, uống rượu bổ để tăng cường sức khoẻ phải căn cứ vào tình hình thể chất, hư nhược của mỗi người để chọn lựa, chứ không thể uống bừa. 
Không “bổ ngang” sẽ “bổ dọc”

Phương pháp chữa chứng chân tay lạnh

(Kiến Thức) - Vào mùa đông, nhiều người hay bị chân tay lạnh ngắt dù đã đi găng tay, ủ ấm trong chăn cả giờ đồng hồ. 

TTND Nguyễn Xuân Hướng đang bắt bệnh chân tay lạnh cho bệnh nhân.
TTND Nguyễn Xuân Hướng đang bắt bệnh chân tay lạnh cho bệnh nhân.
Vào mùa đông, nhiều người hay bị chân tay lạnh ngắt dù đã đi găng tay, ủ ấm trong chăn cả giờ đồng hồ. Việc chân tay lạnh khiến nhiều người sợ mùa đông. Đông y có một số phương pháp chữa hiệu quả chứng bệnh này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.