4 thói quen làm tăng đường huyết, hầu hết ai cũng mắc 1 điều

Đây quả thực là những thói quen có thể khiến lượng đường huyết trong cơ thể bạn tăng cao chót vót đó.

Nhiều người trẻ thời nay được chẩn đoán mắc tiểu đường do thói quen sinh hoạt và ăn uống chưa khoa học. Nếu bạn vẫn đang mắc phải một trong những thói quen xấu phổ biến dưới đây thì nên sửa ngay càng sớm càng tốt.

4 thoi quen lam tang duong huyet, hau het ai cung mac 1 dieu

Ngủ không đủ giấc

Thiếu ngủ rất có hại cho cơ thể, bởi thói quen này sẽ làm  các cơ quan bên trong giảm độ nhạy cảm với insulin. Điều này rất nguy hiểm đối với những người có lượng đường trong máu cao.

Ngoài ra, nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể con người sẽ bị mất cân bằng khi bạn ngủ không đủ giấc nên cơ thể cũng sẽ có rất nhiều phản ứng khó chịu.

Không ăn bữa chính nghiêm túc

Một số người giảm cân nghĩ rằng họ sẽ cần ăn ít hơn trong các bữa chính, thậm chí còn bỏ ăn để cải thiện vóc dáng.

Nhưng trên thực tế, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, bởi nếu ăn không đủ lượng thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa sẽ khiến cơ thể không nạp đủ năng lượng.

Mặt khác, điều này còn làm gia tăng hàm lượng cholesterol không có lợi trong cơ thể nên tốt nhất bạn vẫn cần duy trì các bữa ăn trong ngày nghiêm túc.

4 thoi quen lam tang duong huyet, hau het ai cung mac 1 dieu-Hinh-2

Uống trà đậm sau bữa

Bạn có biết rằng, trong trà đậm đặc có chứa một lượng caffeine không nhỏ. Chất này có thể làm dao động lượng đường huyết trong cơ thể.

Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến cáo nên uống một cốc nước ấm tráng miệng sau khi ăn thay vì ly trà đậm đặc.

Ăn quá nhanh

Việc ăn quá nhanh có thể làm tổn thương dạ dày, do ăn theo cách này sẽ khiến thức ăn được nuốt trực tiếp mà không xử lý trước.

Trong khi đó, dạ dày lại cần thời gian tiêu hóa thức ăn nạp vào cơ thể. Bên cạnh đó, lượng đường trong thức ăn khi bạn nhai kỹ sẽ giúp hạn chế nguy cơ tích trữ đường dư thừa trong cơ thể.

Do vậy, hãy chú ý nhai kỹ và từ tốn khi ăn để bảo vệ sức khỏe cũng như đường tiêu hóa tốt hơn. 

Bác sĩ chuyên khoa bệnh tiểu đường khuyên cách kiểm soát đường huyết

(Kiến Thức) - Kiểm soát đường huyết ổn định là việc rất quan trọng để giúp bệnh nhân tiểu đường có cuộc sống khỏe mạnh. Ngoài việc dùng thuốc, một số cách sau sẽ hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát đường huyết hiệu quả.
 

Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet

Cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết là có chế độ ăn uống hợp lý. Bệnh nhân tiểu đường nên dùng nhiều trái cây, rau xanh, rau quả tươi vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa có tác dụng chống lão hóa. Tuy nhiên, nên tránh các loại trái cây có độ ngọt cao như: sầu riêng, nho, xoài, na, nhãn.

Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-2
Theo bác sĩ, các bệnh nhân tiểu đường nên dùng ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch sẽ giúp bạn no lâu hơn và cơ thể có thời gian để tiêu hóa thực phẩm, ngăn ngừa tình trạng biến động đường huyết.
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-3
Uống nước đầy đủ giúp điều hòa và cân bằng chỉ số đường huyết, làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi, làm giảm độ dính của máu, giảm sự phát sinh và phát triển các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-4
Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Chọn các bài tập ở mức vừa phải như đi bộ, đạp xe… giúp cải thiện việc sử dụng insulin trong cơ thể, làm giảm đường trong máu và cũng giúp giảm mỡ trong cơ thể.
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-5
Căng thẳng làm cho lượng đường trong máu tăng cao. Do đó, tránh xa căng thẳng bằng cách tập thể dục, yoga, thiền...
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-6
Uống nhiều nước cam, chanh. Trái cây họ cam quýt có thuộc tính chống oxy hóa và kháng viêm giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do, tăng độ nhạy insulin của tế bào.
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-7
Uống trà xanh chứa polyphenols và polysaccharides giúp giảm nồng độ đường huyết hiệu quả.  
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-8
Hạn chế dùng soda nhất có thể. Soda tác động xấu tới việc kiểm soát tiểu đường, thúc đẩy tăng cân và giảm khả năng hấp thu glucose.
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-9
Dùng ¼ thìa quế mỗi ngày vào buổi sáng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bac si chuyen khoa benh tieu duong khuyen cach kiem soat duong huyet-Hinh-10
Kiểm tra đường huyết mỗi ngày, tốt nhất là thực hiện cùng một thời điểm trong ngày. Bác sĩ sẽ nói với bạn mức độ thường xuyên kiểm tra như thế nào là phù hợp. Ảnh: Internet.   

Video "Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường trong máu". Nguồn: CSHP.

3 chỗ bị ngứa cảnh báo đường huyết tăng cao quá mức

Khi thấy những triệu chứng này xuất hiện thường xuyên, bạn không nên chủ quan vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

3 vị trí ngứa trên cơ thể chính là dấu hiệu đường huyết tăng cao
Ngứa da, ngứa đầu

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.