4 loại cây "ăn thịt" giúp kiểm soát ruồi muỗi trong nhà

Trồng các loại cây "ăn thịt" xen kẽ cây cảnh trong vườn là một trong những cách hiệu quả mang lại vẻ đẹp độc đáo cũng như kiểm soát ruồi muỗi trong nhà.

Mọi người thường thích thú với vẻ đẹp mới lạ của các loại cây "ăn thịt" (cây ăn côn trùng), bao gồm các loài phổ biến như cây nắp ấm, cỏ venus, rêu phớt, cây bẫy côn trùng….

Những loài thực vật có hình thù kỳ dị, có lông tơ và răng sắc nhọn, trông giống như những con quỷ nhỏ, chủ yếu mọc ở những vùng đầm lầy cằn cỗi, ưa đất chua và môi trường có độ ẩm cao. Để tăng nguồn dinh dưỡng, các cơ quan của cây có thể bắt mồi được phát triển dần.

Sau khi bẫy muỗi và những loại động vật nhỏ, chúng tiết ra men tiêu hóa protease để tiêu hóa và hấp thụ. Nghe có vẻ hơi đáng sợ nhưng thực tế kích thước của các loại cây này thường rất nhỏ, trông cũng rất dễ thương.

Vẻ ngoài nhỏ nhắn và quyến rũ, cùng với việc giảm thiểu côn trùng, ruồi muỗi giúp cây ăn thịt trở thành một lựa chọn thay thế phổ biến.

4 loai cay

1. Cây nắp ấm

Cây nắp ấm là loài thảo mộc lâu năm nhiệt đới, có bẫy côn trùng hình trụ. Chỉ cần côn trùng bị mật thu hút và rơi vào bẫy, chúng sẽ mắc kẹt với vật liệu bề mặt nhẵn bên trong, khó bò ra ngoài và cuối cùng bị ngâm trong dịch tiêu hóa, biến thành chất dinh dưỡng thực vật.

4 loai cay
4 loai cay

2. Cây bắt ruồi Venus

Cây bắt ruồi Venus thường xuyên sắp xếp những sợi lông tơ ở mép lá, những sợi lông này rất nhạy cảm. Nếu muỗi đến gần lấy mật hoa, lá sẽ ngay lập tức đóng lại trong vòng 0,5 giây, nhốt con mồi trong lá và dịch tiêu hóa được tiết ra. Con mồi dần bị phân hủy và hấp thụ. Lá sẽ tiếp tục mở ra sau khi tiêu hóa hết con mồi. Dionaea Muscipula có vẻ đáng sợ nhưng thực tế cây có kích thước rất nhỏ, có cây non chỉ cao chừng 3 – 4cm.

4 loai cay

3. Cây ăn thịt Sarracenia

Cây ăn thịt Sarracenia bắt con mồi theo cơ chế dính. Trên lá của cây sẽ có nhiều lông mịn và sặc sỡ nhằm thu hút côn trùng. Các tuyến ở đầu lông tiết ra chất nhờn, trông giống như những giọt sương trong suốt, thu hút con mồi bằng mùi thơm của chất nhầy. Khi côn trùng dính lá, lá sẽ nhanh chóng cuộn lại để che con mồi và bắt đầu tiêu hóa.

4 loai cay
4 loai cay
4 loai cay

4. Cây bắt mồi thuộc họ Crassulaceae

Những loại cây bắt mồi thuộc họ Crassulaceae với hoa hình tròn dễ thương. Cây thường có kiểu dáng như sen đá, lá sẽ chuyển sang màu đỏ vào mùa thu và thường nở những bông hoa nhỏ để thu hút côn trung. Bẫy côn trùng sẽ khiến con mồi bám dính như rêu, tỏa ra mùi thơm để thu hút và có thể giữ được muỗi, ruồi nhỏ.

4 loai cay

Ngoại trừ cây nắp ấm, hầu hết các loại cây ăn thịt đều có kích thước nhỏ. Khi trồng trực tiếp đều rất dễ thương và đáng yêu, tất nhiên cũng rất phù hợp khi chọn nhiều loài để trồng cùng nhau. Cây có thể trồng trong lọ thủy tinh hay tạo khu vườn mini để tạo vẻ đẹp bắt mắt cho ngôi nhà.

4 loai cay
4 loai cay

Lạ lùng loài cây mang tên động vật, trồng nhiều ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Loài cây lạ lùng mang tên của một loài động vật, cây thằn lằn là loại cây được trồng khá phổ biến ở Việt Nam để trang trí, làm cảnh, tạo vẻ đẹp cổ kính cho các tòa biệt thự, khu nghỉ dưỡng...
 

La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam
 Cây thằn lằn là một loại cây thường xanh thân bò. Loại cây cảnh này có tên khoa học là Ficus pumila, ngoài ra còn được biết đến với các tên gọi như cây vảy ốc, cây trâu cổ. Ảnh landscapingdeco.
La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam-Hinh-2
 Cây thằn lằn bám rất chắc trên nhiều bề mặt như đá, gỗ, tường... nên thường được trồng nhiều ở Việt Nam tại các ngôi biệt thự, khu nghỉ dưỡng…để tạo vẻ đẹp cổ kính. Ảnh blogspot.
La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam-Hinh-3
 Cây thằn lằn rất dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Loài cây này chịu đựng được nắng nóng, mưa dài ngày và không cần nhiều nước. Ảnh blogspot.
La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam-Hinh-4

Cây thằn lằn ít ra quả. Những cây lâu năm lâu sẽ có quả, quả thường tròn dài màu xanh mọc ở thân. Ảnh blogspot. 

La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam-Hinh-5
 Cây thằn lằn có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Trên thế giới, nó được tìm thấy ở các hòn đảo phía nam của Nhật Bản, miền đông Trung Quốc. Ảnh blogspot.
La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam-Hinh-6
 Lá của cây thằn lằn nhỏ, hình tim dài khoảng 2,5cm và rộng 2cm. Ảnh alpinenurseries.
La lung loai cay mang ten dong vat, trong nhieu o Viet Nam-Hinh-7
 Ngoài được trồng để làm cảnh, trang trí, cây thằn lằn còn có tác dụng chữa bệnh như chữa đau lưng, ung nhọt... Ảnh dayleo.

Mời quý vị xem video: Ngắm vườn cây cảnh ở Gia Lộc - Hải Dương

Sự thật thú vị cây trúc đen kỳ lạ của Việt Nam

(Kiến Thức) - Cây trúc đen có tên khoa học là Phyllostachys nigra Munro. Đây là loài trúc có dáng, màu sắc đẹp, lạ nên đã và đang trở thành một cây cảnh rất có triển vọng, ngoài ra còn được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, chữa bệnh hậu sản, phong thấp.

Su that thu vi cay truc den ky la cua Viet Nam
 Cây trúc đen có thân rỗng, hình trụ, thẳng, cao 6m - 7m, toàn bộ thân khí sinh có màu tím đến tím đen, bóng. Ảnh: hoadepviet.
Su that thu vi cay truc den ky la cua Viet Nam-Hinh-2
 Lá cây trúc đen có hình trái xoan thuôn dài, đầu lá nhọn trong khi cành hoa dạng bông ngắn, dài 3,5cm - 5cm. Ảnh: caycanhhanoi.
Su that thu vi cay truc den ky la cua Viet Nam-Hinh-3
 Ở Việt Nam, cây trúc đen chỉ tập trung ở độ cao khoảng 1.200m trở lên ở Sapa (tỉnh Lào Cai) và huyện Mèo Vạc, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang). Ảnh: ydhvn.
Su that thu vi cay truc den ky la cua Viet Nam-Hinh-4
 Theo Sách đỏ Việt Nam, cây trúc đen là loài hiếm, số lượng cây ít, vùng phân bố hẹp. Ảnh: bambubuild.
Su that thu vi cay truc den ky la cua Viet Nam-Hinh-5
 Măng trúc đen được người dân địa phương khai thác làm thức ăn. Măng trúc đen được đánh giá là ngon nhất trong những loài tre trúc khác hiện có như tre gai, trúc cần câu... Ảnh: bambubuild.
Su that thu vi cay truc den ky la cua Viet Nam-Hinh-6
 Măng trúc đen chỉ phát triển tập trung vào tháng 2 và tháng 3 âm lịch. Ảnh: wikimedia.
Su that thu vi cay truc den ky la cua Viet Nam-Hinh-7
 Bên cạnh đó, cây trúc đen còn được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, chữa bệnh hậu sản, bệnh phong thấp. Thân cây dẻo dai được sử dụng làm cần câu. Ảnh: vncreatures.

Mời quý vị xem video: 7 cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày hiệu quả tiết kiệm. Nguồn video: Cuộc sống hạnh phúc

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.