3 nguyên nhân gây đột quỵ khi làm "chuyện ấy" và cách "giải cứu"

Làm “chuyện ấy” trong khi cơ thể mệt mỏi dễ làm tăng nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể,... gây hại cho sức khỏe thậm chí đột quỵ. Tình huống này thường xảy ra ở nam giới và dễ gây tử vong.

Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ trong khi quan hệ tình dục:
1. Uống thuốc kích dục
Tuổi tác cao cộng thêm thói quen sinh hoạt như: hút thuốc, uống rượu, thức khuya,... dẫn đến nhiều chức năng cơ thể suy giảm. Vì vậy, nhiều quý ông lựa chọn sử dùng thuốc kích thích để để cải thiện chuyện phòng the mà không biết rằng đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ đột quỵ cao.
Các loại thuốc kích dục nói chung đều khiến nhịp tim tăng nhanh, đặc biệt với những người có tiền sử bị bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao. Việc uống quá liều thuốc kích thích cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hỏng "súng", nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
2. Sau khi sử dụng rượu, bia
Một số người thích quan hệ tình dục sau khi dùng đồ uống có cồn và cho rằng điều này giúp tăng cường ham muốn. Trên thực tế, quan hệ tình dục khi nồng độ cồn trong máu cao mang lại nhiều nguy hiểm.
Dưới tác dụng kích thích của rượu cộng với việc vận động cơ thể có thể khiến tuần hoàn máu tăng nhanh gây ra các bệnh tim mạch, nặng dẫn đến tử vong. Vì vậy để bảo vệ chính mình khỏi nguy cơ đột quỵ khi quan hệ, các quý ông, không nên uống quá nhiều rượu, cà phê và các đồ uống có cồn nếu muốn làm chuyện ấy.
3. Mệt mỏi về tinh thần
Là trụ cột gia đình, phái mạnh sẽ có rất nhiều áp lực trong công việc, cuộc sống,... Nếu cường độ làm việc cao kéo dài, ít vận động và thức khuya, cơ thể mệt mỏi, sẽ có khả năng cao kiệt sức, đột quỵ trong lúc yêu đương.
3 nguyen nhan gay dot quy khi lam
 
Làm gì khi xảy ra đột quỵ trong lúc quan hệ?
- Tuyệt đối không thay đổi tư thế của nạn nhân một cách đột ngột. Nếu nạn nhân tỉnh không cho nạn nhân đứng dậy hoặc ngồi dậy vội vàng.
- Khi nạn nhân đã tỉnh để nạn nhân nằm nghiêng, hạn chế các động tác sinh hoạt. Nằm nghiêng sẽ giúp cho nạn nhân dễ thở hơn nếu nằm ngửa lưỡi tụt vào trong, gây cản trở tới đường thở.
- Nhanh chóng giải phóng những thứ ảnh hưởng tới đường thở của nạn nhân như (chăn, gối, áo…)

Chích máu đầu ngón tay điều trị đột quỵ chỉ là trò lừa bịp

Đột quỵ là một cấp cứu thực sự, cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não.

Gần đây trên Facebook đang lan truyền một câu chuyện về “nghĩa cử cao đẹp” của một cặp vợ chồng khi đứng ra sơ cứu cho một nạn nhân không may xuất hiện “co giật” trên đường. Theo nhận định của anh chồng, khi thấy nạn nhân bất tỉnh, co giật, sùi bọt mép và co quắp bàn tay... thì anh ấy nghĩ ngay rằng bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, và vì anh ấy đã đọc qua ở đâu đó cách trị bệnh này cho nên đã yêu cầu người xung quanh lui ra, để bệnh nhân nằm bất động và anh ấy bắt đầu sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách dùng kim chích lên 10 đầu ngón tay và nặn từng giọt máu ra. Ngay sau khi chích đầu ngón tay và nặn máu ra, anh ấy mô tả bàn tay bắt đầu mềm và thẳng ra được. Thấy vậy, người đứng xung quanh bắt đầu giúp anh ấy sơ cứu cho bệnh nhân bằng việc tiếp tục chích và nặn máu từ 10 đầu ngón chân, thậm chí anh ấy còn nặn đỏ hai dái tai của bệnh nhân. Khoảng một phút sau những biện pháp sơ cứu đó thì bệnh nhân tỉnh ra và ngưng sùi bọt mép.
Qua tình huống này mình thấy tinh thần tương thân tương ái của cặp vợ chồng trên rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, có một điều mình thấy các bạn không nên nghe theo và cổ súy. Khi đứng trước bất cứ bệnh nhân hôn mê nào, các bạn không nên có lối nhìn nhận và đánh giá áp đặt một cách kém hiểu biết như vậy bởi vì hôn mê là một tình trạng mất ý thức gây ra bởi một loạt các vấn đề khác nhau như chấn thương sọ não, đột quỵ, u não, cơn động kinh, ngộ độc thuốc hoặc rượu, hoặc thậm chí do các bệnh lý nền như đái tháo đường hoặc nhiễm trùng,… và mỗi một bệnh cảnh có những biện pháp điều trị khác nhau. Tất nhiên, trước khi các biện pháp điều trị đặc hiệu được đưa ra thì bệnh nhân hôn mê cần phải được sơ cứu đúng cách nhằm đảm bảo các chức năng sống ổn định (đường thở, hô hấp, tuần hoàn…). Trong trường hợp trên, bệnh nhân được mô tả là bất tỉnh, co giật, sùi bọt mép và co quắp bàn tay..., và khoảng vài phút sau bệnh nhân tỉnh lại là rất phù hợp với bệnh cảnh của một cơn động kinh. Không phải vì chích máu đầu ngón tay thì bệnh nhân mới tỉnh dậy, đây chỉ là diễn biến bình thường của một cơn động kinh toàn thể.

Cảnh giác với triệu chứng đột quỵ ở phụ nữ

Thiếu kiến thức chăm sóc sức khỏe, phụ nữ sẽ không chủ động tìm kiếm liệu pháp trị liệu thích hợp bảo vệ mình. 

Phụ nữ thường nghĩ rằng đột quỵ là bệnh xuất hiện ở nam giới mà không nghi ngờ bất cứ nguy cơ mắc đột quỵ nào có thể đến với họ. Giới chuyên môn khuyên rằng phụ nữ cần nhận biết biểu hiện của bệnh để được cấp cứu và nhận điều trị kịp thời. Bất cứ suy nghĩ xem thường triệu chứng đột quỵ hoặc cho rằng chúng sẽ chóng khỏi sẽ làm giảm cơ hội được chữa bệnh chính xác và thành công.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa 

Tuyệt đối không tắm những thời điểm này để tránh đột quỵ

(Kiến Thức) - Tắm rửa là việc vệ sinh hàng ngày, tuy nhiên, có những thời điểm bạn tuyệt đối không nên tắm vì rất dễ dẫn đến đột quỵ, gây tử vong.

Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai. Vì vậy, cách tốt nhất bạn có thể làm để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ chính là thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.