3 loại nước uống vào buổi sáng tốt cho sức khỏe, 1 loại nên tránh xa

Nếu bạn muốn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đừng quên uống 1 trong 3 loại nước này vào buổi sáng nhé!

Nước lọc

Buổi sáng sau khi ngủ dậy bạn nên uống khoảng 300ml nước lọc với nhiệt độ bình thường sẽ rất tốt cho cơ thể, giúp máu huyết lưu thông, thúc đẩy tuần hoàn máu... sau 1 đêm dài nghỉ ngơi.

Nước là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với con người, chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể. Nước phân bổ ở khắp các cơ quan từ cơ bắp, não bộ đến xương khớp, nội tạng. Người ta có thể nhịn ăn trong 1 thời gian dài nhưng thiếu nước trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong. Mỗi ngày cơ thể mất đi trung bình 1,5 lít nước qua tiểu tiện, đại tiện, mồ hôi, đặc biệt càng vận động nhiều càng mất nước nhiều. Do đó cần phải được bổ sung để thay thế phần đã mất đi.

3 loai nuoc uong vao buoi sang tot cho suc khoe, 1 loai nen tranh xa
Nước chanh mật ong uống buổi sáng

Nước chanh mật ong

Buổi sáng sau khi thức dậy nếu bạn uống một cốc nước chanh tươi thêm vài giọt mật ong. Nên uống nước chanh mật ong hàng ngày vào buổi sáng. Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng thì chanh tươi rất giàu vitamin C. Đây là loại vitamin có vai trò quan trọng trong việc chống lại quá trình oxy hóa trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể thải độc. Việc bạn bổ sung một cốc nước chanh tươi vào buổi sáng sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C dồi dào.

Hơn nữa, theo quan điểm Đông y, quả chanh có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng sinh tân chỉ khát trừ thấp an thai. Chanh thường được dùng trong các trường hợp thử nhiệt phiền khát, ăn kém, nhiễm độc thai nghén gây nôn ói, tăng huyết áp... 

Trà gừng

Theo quan điểm của Đông y thì việc bạn uống trà gừng vào buổi sáng sẽ rất tốt cho cơ thể, lúc này trong dạ dày có nhiều khí hơi, trà gừng sẽ giúp kiên tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Nhưng nên chú ý uống sau khi đã ăn sáng sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.

Một cốc trà gừng vào sáng sớm mùa đông lạnh giá sẽ khiến bạn ấm áp và tỉnh táo. Trà gừng có những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, mà cách pha chế lại vừa đơn giản lại vừa hiệu quả. Tuy nhiên, những người mắc một số bệnh sau đây thì tuyệt đối không nên uống trà gừng.

3 loai nuoc uong vao buoi sang tot cho suc khoe, 1 loai nen tranh xa-Hinh-2
Không uống nước có ga buổi sáng

Tránh xa nước ngọt có ga

Buổi sáng nếu bạn uống nước ngọt có ga sẽ ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa. Đồng thời, làm cho gan thận của bạn phải hoạt động vất vả hơn dễ gây suy thận. Bên cạnh đó, do nước ngọt có ga nhiều đường hóa học dễ gây béo phì thừa cân, kéo theo nhiều bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp...

"Đánh bay" mỡ bụng với 4 loại nước uống "thần thánh"

Thân hình mập mạp, vòng eo ngấn mỡ sẽ bị đánh bay ngay khi bạn sử dụng loại nước uống giảm cân đơn giản này.

Thân hình quá khổ, vòng hai ngấn mở là nỗi lo lắng chung của phụ nữ. Điều này khiến các chị em mất tự tin mỗi khi ra đường. Có rất nhiều phương pháp giảm cân, giảm mỡ bụng tốt và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Uống nước detox cũng là một cách tốt mà chị em nên thử áp dụng.

Với thành phần chống oxy hóa và vitamin từ cách loại rau củ, những loại nước này có tác dụng hỗ trợ đốt cháy lượng mỡ thừa mà vẫn đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng tiêu cực.

1. Sinh tố cà chua

Chuẩn bị

6 muỗng canh nước cốt chanh

2 quả cà chua

4 tép tỏi

500ml nước

6 viên đá lạnh nhỏ

Ảnh minh họa 

Thực hiện

Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay, xay đều. Sau đó, đổ vào chai thủy tinh và uống hỗn hợp trong ngày.

Hãy uống ít nhất 1 cốc trước bữa ăn chừng 30 phút để có kết quả đốt cháy mỡ thừa tốt nhất.

Làm như vậy liên tục trong 2 ngày. Trong khi thực hiện cách này, bạn nên bổ sung nhiều rau và trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể. Hạn chế ăn tinh bột quá nhiều, tuy nhiên, bạn không nên bỏ cơm vì không tốt cho sức khỏe.

2. Trà chanh mật ong gừng

Loại trà này thích hợp để uống trước khi đi ngủ, hỗ trợ đốt cháy chất béo trong cơ thể.

Để làm loại đồ uống này, bạn cần chuẩn bị:

300 ml nước

2 muỗng canh nước cốt chanh

1 muỗng canh mật ong

1 muồng cà phê gừng nạo

Ảnh minh họa

Thực hiện

Cho gừng, mật ong và nước cốt chanh vào máy xay sinh tố và xay đều. Khi thấy hỗn hợp đã được xay mịn, bạn đổ ra cốc và thưởng thức.

3. Trà chanh sả

Nguyên liệu

1 cây sả tươi

1 quả chanh (hoặc có thể thay thế bằng 2 quả chanh dây)

0,5l nước lọc

1 thìa canh mật ong nguyên chất

1 túi trà loại túi lọc

Ảnh minh họa

Cách thực hiện

Cho sả vào nồi, đổ ngập nước và đặt lên bếp đun trong khoảng 10 phút cho tinh chất sả ra hết và dậy mùi thơm, xong mới tắt bếp.

Bỏ túi lọc trà vào nồi nước sả khoảng 5 phút. Khuấy nhẹ nồi để trà ngấm đều với nước sả rồi để nguội hẳn.

Hỗn hợp nước chanh, sả pha mật ong không nhũng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả, còn có thể hỗ trợ quá trình đốt cháy mỡ thừa, giúp phái đẹp giảm cân nhanh chóng. Nhờ tinh chất sả, vitamin E trong mật ong và vitamin C của chanh, bạn vẫn được cung cấp đủ năng lượng hoạt động trong quá trình giảm cân, không bị mệt mỏi.

4. Nước chanh và dưa chuột

Nguyên liệu

1 quả dưa chuột

2 quả chanh

2 thìa cafe gừng băm nhuyễn

Ảnh minh họa

Cách làm

Ép chanh và nước dưa chuột lấy nước. Cho thêm 2 thìa gừng băm nguyễn hỗn hợp nước ép. Đổ nước ép bình đựng nước, thêm nước vào khuấy đều. Đậy bình lại và cho vào tủ lạnh vài giờ trước khi uống.

Bạn nên uống thức uống này vào mỗi sáng, sau nửa tháng sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ.

Loại nước uống 3 ngày mỗi tuần mỡ bụng biến mất không ngờ

Bạn có biết bí đao là “chuyên gia” giảm cân, đặc biệt là mỡ vùng bụng trong khi có giá thành rẻ, dễ mua và chế biến.

Vì sao bí đao giúp giảm cân?

Do chứa nhiều nước nên bí đao giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, từ đó giúp giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, loại quả này lại giàu chất xơ hòa tan - yếu tố quan trọng để bạn thấy no lâu hơn, cảm giác thèm ăn sẽ ít xuất hiện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.