3 không khi ăn "loại rau tốt cho sức khỏe nhất thế giới"

Cải xoong có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng nếu sử dụng sai cách, rau cải xoong cũng mang đến nhiều tác hại với cơ thể, đặc biệt là gan.

Cải xoong có tên gọi khác xài lách đơn, tây dương thái. Tên khoa học là Nasturtium officinale R. Br. Họ Brassicaceae (Cải). Cây thuộc thân thảo, sống lâu năm. Thân bò mọc rễ màu xanh lục, lá mọc so le, kép long chim, gồm 1-4 đôi lá chét, lá chét hình trứng không đều. Hoa nhỏ trắng, mọc thành chùm đầu cành, toàn cây có mùi đặc biệt, mùi chỉ xuất hiện khi vò, vị hơi đắng, hắc.

Mùa ăn rau là mùa đông xuân, hoa nở tháng 4-5. Dùng làm thuốc hái trước khi ra hoa hoặc đang ra hoa.

Trong tây y, cải xoong chứa sắt, phospho, iod (1mg trong 100g rau tươi), glucid, tinh dầu 0,05%.

Theo đông y, cải xoong vị đắng mùi thơm, tính mát, tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, giảm đau, thanh phế, lợi tiểu, giải độc. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân hoặc lá, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Đáng chú ý, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) từng chia sẻ, rau cải xoong được coi là “loại rau tốt cho sức khỏe nhất thế giới” nhờ thành phần dinh dưỡng của nó.

Không chỉ vậy cải xoong được xếp ở vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng các loại rau và được gọi là "siêu thực phẩm". Theo số điểm đánh giá về lợi ích cho sức khỏe, cải xoong đạt 110/100 điểm.

3 khong khi an

Rau cải xoong được coi là “loại rau tốt cho sức khỏe nhất thế giới” nhờ thành phần dinh dưỡng của nó. Tuy nhiên không phải ai ăn cũng tốt cho sức khỏe.

Thông thường cải xoong thường mọc ở những vùng nước đọng, ao tù, là nơi sinh sống của nhiều loại động vật ký sinh như sán lá gan, vắt, đỉa… Do đó, không nên ăn cải xoong sống hoặc tái (như trong món lẩu) do nguy cơ nhiễm sán cao. Theo đó, muốn ăn loại rau này cần chọn rau trồng nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ. Đặc biệt khi chế biến cần chú ý rửa sạch, nấu chín để tránh ký sinh trùng, giun sán, thuốc trừ sâu độc hại. Không nên ăn rau cải xoong luộc, canh rau cải xoong vào ban đêm, do có thể gây đi tiểu đêm, dẫn tới mất ngủ.

Mặc dù rau cải xoong giàu dưỡng chất nhưng không nên ăn quá 200g rau cải xoong/lần trong thời gian dài để tránh tổn thương thận, đau bụng, bàng quang khó chịu.

Trao đổi với VTC News bác sĩ Phan Thị Thu Phương - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, rau cải xoong được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng lại được bà con trồng dưới nước. Chính vì vậy mà rau cải xoong được xếp vào loại rau thuỷ sinh.

Loại rau này được trồng ở dưới nước và bùn nên nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn rất cao nếu chế biến rau cải xoong sai cách.

Cũng theo bác sĩ Phương, thực tế thăm khám cho thấy, có rất nhiều ca bệnh ăn rau thủy sinh, trong đó có cải xoong chưa được nấu chín, bị nhiễm sán lá gan nhưng không biết.

"Nhiều bệnh nhân có thói quen ăn lẩu bằng rau cải xoong, khi rau chưa chín kỹ vớt ra ăn, ấu trùng sán lá gan chưa bị tiêu diệt theo đó vào ký sinh trong cơ thể", bác sĩ Phương chia sẻ.

Đặc biệt, khi sán làm tổ trong gan, chúng tạo nên các ổ áp xe, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây vỡ ổ áp xe và làm gan bị tổn thương. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn, bác sĩ Phương chia sẻ, mọi người hoàn toàn có thể ăn cải xoong thường xuyên, nhưng khi sơ chế cần phải rửa đi, rửa lại nhiều lần. Cần tuân thủ tuyệt đối việc nấu chín ở 100 độ C từ 3 đến 5p, nếu rau nhiễm ấu trùng có thể bị nhiệt độ cao tiêu diệt trước khi ăn.

3 khong khi an

Cải xoong tốt nhưng không phải ai cũng ăn được.

Ai không nên dùng cải xoong?

- Những người cơ địa dị ứng cải xoong không được ăn. Những người bị suy thận nặng ăn cải xoong sẽ làm trầm trọng bệnh hơn.

- Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, viêm đại tràng không nên ăn cải xoong để tránh đầy hơi, khó tiêu, đau bụng làm bệnh thêm trầm trọng.

- Những người bị bệnh cường giáp không nên ăn cải xoong do có chứa lượng iod cao, làm cho bệnh nặng hơn.

Gợi ý một số bài thuốc món ăn trị bệnh từ cải xoong

Trị viêm phế quản: 150g cải xoong, 150g lá tía tô, 5g gừng tươi, sắc nước 3 chén còn 1 chén, uống 3 lần/ngày, trong 7-10 ngày. Tác dụng đỡ ho, tiêu đờm.

Trị ngoài da lở loét, rụng tóc: Rau cải xoong giã nát đắp lên chỗ đau hoặc da đầu bị rụng tóc.

Thanh nhiệt, giải khát, chống mệt mỏi: Rau cải xoong tươi 150g, giã nát lọc lấy nước pha với nước đường uống, chia 2 lần trong ngày.

Trị tàn nhang: Rau cải xoong 100g đem rửa sạch, sau đó giã nát trộn với 1 muỗng mật ong, rồi cho hỗn hợp vào một miếng vải mềm, xoa sáng chiều lên vùng da bị tàn nhang để khô rửa sạch, dùng đến khi vết tàn nhang mờ đi.

Loại rau làm cảnh lại có thể chế biến thành món ngon, giàu canxi

Đây là loại rau dễ dễ trồng nên thường sẽ không cần tới thuốc trừ sâu, phân bón nên rất an toàn.

Rau cải xoong Nhật thuộc họ rau Cải, là loại rau được trồng phổ biến ở nước ta. Nó còn có tên gọi khác là rau dền Nhật.

Công dụng của rau cải xoong không phải ai cũng biết

Cải xoong từng được coi là một loại cỏ dại nhưng nay lại được trồng khắp nơi trên thế giới, vậy rau cải xoong có tác dụng gì?

Cải xoong cùng họ Brassicaceae với rau bắp cải, cải xoăn.

Rau cải xoong tên khoa học là Naturtium officinale hay Nasturtium microphyllum.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.