Lòng bàn chân (hay gan bàn chân) là nơi phải chịu đựng tất cả áp lực của toàn bộ cơ thể trong suốt cuộc đời mỗi khi chúng ta đi bộ, chạy hay đứng.
Theo giải phẫu học, có 26 xương và dây chằng liên kết ở bàn chân, cấu trúc giải phẫu này cho phép bàn chân hoạt động như một bộ phận giảm sang chấn và đòn bẩy. Đau chân có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cấu trúc nào của bàn chân, đặc biệt là lòng bàn chân.
Ảnh minh họa. |
Hông: Khi đi giày cao gót, cơ thể bạn phải giữ thăng bằng và để làm được điều đó lưng dưới của bạn được đẩy lên phía trước khiến sự kết nối giữa hông và cột sống của bạn thay đổi. Hông bị uốn cong liên tục để duy trì sự cân bằng, do vậy việc mang giày cao gót thường xuyên và trong thời gian dài có thể khiến các cơ hông bị co rút gây ra những cơn đau.
Đầu gối: Trọng lượng của bạn sẽ dồn về phía mũi chân khi bạn đi giày cao gót, theo đó, hai đầu gối của bạn phải đưa về phía trước để duy trì sự cân bằng. Điều này gây áp lực lên đầu gối và có thể gây ra viêm khớp.
Cột sống: Vốn đã có độ cong nhẹ để giúp giảm căng thẳng khi cơ thể chuyển động. Nhưng khi đi giày cao gót độ cong của cột sống sẽ bị phóng đại. Những ảnh hưởng tới cột sống có thể gây đau, yếu cơ và chuột rút...
Ngoài ra, khi những ngón chân chen chúc trong không gian chật hẹp của đôi giày cao gót, ngón cái có xu hướng nghiêng sang một bên, đồng thời có thế làm xuất hiện vết chai hoặc sưng ở bên cạnh ngón cái. Bạn cũng có thể bị viêm gân Achilles do giày cao gót làm hạn chế chuyển động và sức mạnh của mắt cá chân.