15 loài động vật dễ thương phải... tránh xa

Nhiều loài động vật có vẻ ngoài ngây thơ và dễ thương nhưng lại gây nguy hiểm đối với con người. Bạn nên tránh xa 15 loài động vật dưới đây.

1. Cu li lười
Nhìn cặp mắt tròn xoe luôn mở to của chúng ai cũng nghĩ vô hại. Tuy nhiên cu li lười là loài có vú duy nhất trên thế giới có độc. Nằm trong danh mục được bảo vệ và luôn được giới buôn lậu thú nuôi để ý, nhưng những ai hiểu chúng hẳn đều không muốn gần.
 
Khuỷu chi trước của cu li lười có thể tiết ra chất độc. Khi bị đe dọa, chúng đưa chất độc vào mồm và trộn với nước bọt, sau đó liếm đều lên lông để các loài ăn thịt cảnh giác mà tránh xa.
Chất độc này có thể gây ra sốc phản vệ làm chết người.
2. Nai sừng tấm
Chớ nhầm lẫn những chú nai sừng tấm dễ thương trong phim hoạt hình với chúng ngoài đời thực bởi đây là một trong những loài nguy hiểm nhất mà bạn hay gặp.
 
Thường chúng chủ động tránh người, nhưng khi bị đe dọa hoặc làm phiền, chúng sẽ trở nên rất hung hăng. Đặc biệt trong giai đoạn nuôi con.
Các quốc gia có nai sừng tấm ghi nhận số lượng vụ tấn công nhiều hơn hẳn so với gấu.
3. Đà điểu đầu mào
Còn được gọi là đà điểu Úc đội mũ, những chú đà điểu đầu mào trông khá giống đà điểu châu Phi, chỉ khác ở bộ lông sặc sỡ đầy khoe mẽ. Chúng có mặt ở các khu rừng mưa của Australia và New Guinea.
 
Tuy khá lành tính, nhưng khi bị quấy phá loài chim không bay được này có thể trở nên rất hung hãn. Chúng có khả năng chạy nhảy rất nhanh và tấn công bằng cách đá chân có móng thật mạnh về kẻ thù để gây thương tích.
4. Bạch tuộc vòng xanh
Những chú bạch tuộc bé xinh này là những kẻ rất đáng gờm. Chúng sống ở các vùng biển thủy triều từ Australia tới Nhật Bản và là một trong số những loài động vật có độc tố mạnh nhất. Khi bị chọc tức hoặc bị giẫm lên, chúng có thể cắn.
 
Chất độc của bạch tuộc vòng xanh hiện chưa có thuốc chữa, có thể làm người lớn tử vong chỉ trong vài phút.
5. Ếch phi tiêu độc
Màu sắc sặc sỡ của những chú ếch này có thể rất bắt mắt, nhưng đó là biển báo nhắc bạn hãy tránh thật xa.
 
Ếch phi tiêu độc là một trong những sinh vật có độc mạnh nhất trên Trái đất. Chất độc của chúng từ lâu đã được các thổ dân da đỏ ở châu Mỹ dùng để bôi lên đầu các mũi phi tiêu.
6. Thú ăn kiến khổng lồ
 
Nếu chỉ nhìn, hẳn sẽ không ai nghĩ rằng sinh vật chỉ kiếm ăn với kiến và mối này lại nguy hiểm. Thế nhưng kích thước lớn và bộ móng sắc, khỏe là vũ khí chính của chúng khi tấn công. Chỉ một cú đánh mạnh có thể hạ gục bất cứ người lớn nào.
7. Chồn gu-lô (wolverin)
Đây là loài chồn mà ít ai muốn gây chuyện. Chúng nổi tiếng không phải vì bản tính khá hung hăng mà có lẽ là nhờ loạt phim X-Men ăn khách nhiều năm qua.
 
Có hàm răng khỏe, móng vuốt sắc và lớp da dày, chồn gu-lô có thể hạ gục những đối thủ lớn như nai sừng tấm. Chúng cũng không hề ngại cướp cả thức ăn của gấu và chó sói.
8. Cá mực nang Pfeffer nhiều màu
 
Đừng dại mà vuốt ve những chú cá mực này. Chúng rất cuốn hút và sặc sỡ, nhưng đó chính là thông điệp cảnh báo. Dù hiếm gặp, nhưng hãy nhớ chất độc của chúng là loại kịch độc và có thể gây tử vong, nguy hiểm không kém chất độc của bạch tuộc vòng xanh.
9. Cá nóc
Ít có loài cá nào trông ngộ nghĩnh và đáng yêu hơn những chú cá nóc bụng tròn xoe. Nhưng chớ có ngẩn ngơ quá lâu, bởi cá nóc là loài xương sống có độc mạnh xếp thứ hai trên thế giới.
 
Các ngư dân luôn được khuyến cáo dùng găng tay dày để tránh chất độc của chúng, đồng thời tránh bị cắn khi gỡ lưỡi câu. Chất độc của chúng đến nay chưa có thuốc chữa, làm tê liệt cơ và dẫn đến nghẹt thở.
10. Hải báo
Hải báo là loài đứng đầu trong chuỗi thức ăn ở Nam cực. Đây cũng là loài săn mồi mà không ai muốn bơi cùng. Đầu nhẵn bóng, rất khỏe và rất tò mò, chúng nổi tiếng vì thường tấn công cả con người, dù mục tiêu hằng ngày của chúng là chim cánh cụt.
 
Năm 1985, nhà thám hiểm Xcốtlen Gareth Wood đã hai lần bị cắn vào chân khi một con hải báo cố kéo ông xuống biển. Năm 2003, một con hải báo khác đã kéo dìm nhà sinh học Kirsty Brown dưới nước đến chết khi bà đang lặn biển nghiên cứu.
11. Quái vật Gila
Sinh vật lùn béo có màu hồng hoặc chấm cam này là một trong rất ít loài thằn lằn có độc trên thế giới. Ở Mỹ, thằn lằn Gila là loài có kích thước lớn nhất. Dù chậm chạp nhưng quái vật Gila lại có khả năng tấn công bằng lượng độc tố trong người.
 
Nếu chẳng may bị cắn, cách tốt nhất để thoát khỏi bộ hàm chắc khỏe là tìm cách dìm nó vào nước.
12. Những chú “mèo lớn”
Bề ngoài trông giống chú mèo cưng của bạn, chỉ khác về kích thước. Tuy nhiên hãy luôn ghi nhớ, với những loài thú lớn họ mèo này, bạn là một trong số món có trong thực đơn của chúng.
 
Ở Bắc Mỹ, báo sư tử thường tấn công những người đi bộ đơn lẻ, hoặc trẻ con. Còn tất cả các loài họ mèo lớn khác đều có thể gây nguy hại khi chúng cảm thấy bị đe dọa.
13. Voi
Voi cũng là một trong số các loài thú khổng lồ được mọi người yêu thích. Cũng như các loài được thuần hóa và nuôi dưỡng khác, chúng khá hiền lành. Tuy nhiên, khi bị kích động, bị tấn công nhất là trong tự nhiên, voi lại chính là một trong những loài nguy hiểm nhất thế giới.
 
Chúng khá hung hăng khi giận dữ và có tiếng về thù dai. Ở Ấn Độ, có hàng trăm trường hợp được biết đã chết vì bị voi tấn công hay trả thù.
14. Gấu
Gấu có lẽ là loài được yêu thích nhất trong các loài thú lớn ăn thịt. Chúng xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích, hay hiện thân trong hình ảnh chú gấu Teddy đáng yêu. Tuy nhiên, đó chỉ là ngoại lệ. Hãy nhớ rằng chúng là loài có thể tấn công và giết người.
 
Gấu xám và gấu vùng cực là đáng sợ nhất, tuy nhiên, tất cả các loài gấu đều có thể trở nên hung dữ, kể cả những chú gấu trúc bình thường.
15. Khỉ và khỉ không đuôi giống người (ape)
Đây là loài có hình hài giống người nhất và nằm trong cùng nhánh tiến hóa, tuy nhiên một số bệnh lây nhiễm từ các loài này rất dễ lan sang người. Chỉ một vết cắn nhỏ của chúng có thể truyền các loại virus như viêm gan C.
 
Các loài khỉ lớn không đuôi khác như tinh tinh, đười ươi, khỉ đột gorilla… đều là những loài rất khỏe, có khả năng hạ gục người lớn bất cứ khi nào chúng bị đe dọa.

Những kẻ thù nguy hiểm ẩn nấp ngay cạnh con người

(Kiến Thức) - Không phải cá mập, rắn độc, nhện độc,... nhưng những sinh vật tí hon này lại có sức mạnh hết sức ghê gớm khiến chúng ta phải rùng mình khiếp sợ.

Loài Demodex folliculorum thường sống ở chân lông mi và là nguyên nhân gây ra viêm, ngứa và nhiễm khuẩn mi mắt.
 Loài Demodex folliculorum thường sống ở chân lông mi và là nguyên nhân gây ra viêm, ngứa và nhiễm khuẩn mi mắt.

Điểm mặt quái trăn khổng lồ được tìm thấy ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Những loài trăn cỡ lớn như trăn đất, trăn cộc và trăn gấm là minh chứng sống động cho sự đa dạng của thiên nhiên hoang dã Việt Nam.

Loài trăn “khủng” nhất trong số các loài trăn, rắn phát hiện ở Việt Nam phải kể đến đầu tiên là loài trăn đất, có tên khoa học là Python molurus. Các cá thể của loài trăn này được giới khoa học ghi nhận sự xuất hiện ở Vườn quốc gia U Minh, vùng đồng bằng Nam Bộ, Việt Nam.
Loài trăn “khủng” nhất trong số các loài trăn, rắn phát hiện ở Việt Nam phải kể đến đầu tiên là loài trăn đất, có tên khoa học là Python molurus. Các cá thể của loài trăn này được giới khoa học ghi nhận sự xuất hiện ở Vườn quốc gia U Minh, vùng đồng bằng Nam Bộ, Việt Nam. 
Trăn đất có kích thước, cân nặng rất lớn. Cá thể trăn tìm thấy ở Việt Nam được cho là đạt đến độ dài khoảng 8m, nặng hơn 120kg.
Trăn đất có kích thước, cân nặng rất lớn. Cá thể trăn tìm thấy ở Việt Nam được cho là đạt đến độ dài khoảng 8m, nặng hơn 120kg. 
Loài trăn này có cái đầu dài, nhỏ, thường có màu nâu xám, phía trên đầu có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Lưng có màu xám nhạt hay vàng nhạt.
Loài trăn này có cái đầu dài, nhỏ, thường có màu nâu xám, phía trên đầu có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Lưng có màu xám nhạt hay vàng nhạt. 
Trăn đất ưa sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, ăn những loài thú nhỏ như loài gặm nhấm, hươu nai cỡ nhỏ, chim, các loài bò sát. Chúng thường đi kiếm mồi vào ban đêm, đặc biệt là lúc xẩm tối.
Trăn đất ưa sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, ăn những loài thú nhỏ như loài gặm nhấm, hươu nai cỡ nhỏ, chim, các loài bò sát. Chúng thường đi kiếm mồi vào ban đêm, đặc biệt là lúc xẩm tối.  
Thiên nhiên Việt Nam rất đa dạng. Thêm 1 loài trăn cỡ lớn phân bố ở Việt Nam nữa là loài trăn cộc, có tên khoa học là Python brongersmai. Đây là loài trăn khá hiếm gặp, phân bố hẹp ở miền Nam Việt Nam.
Thiên nhiên Việt Nam rất đa dạng. Thêm 1 loài trăn cỡ lớn phân bố ở Việt Nam nữa là loài trăn cộc, có tên khoa học là Python brongersmai. Đây là loài trăn khá hiếm gặp, phân bố hẹp ở miền Nam Việt Nam. 
Trăn cộc có thân hình ngắn, chỉ có thể tới tối đa 2m, mập, đặc biệt màu sắc cơ thể của từng cá thể rất phong phú, có màu đen, đỏ thẫm, vàng ngọc và trắng, cùng nhiều hoa văn rất lạ, đẹp.
Trăn cộc có thân hình ngắn, chỉ có thể tới tối đa 2m, mập, đặc biệt màu sắc cơ thể của từng cá thể rất phong phú, có màu đen, đỏ thẫm, vàng ngọc và trắng, cùng nhiều hoa văn rất lạ, đẹp.  
Đầu trăn cộc nhỏ, có hình tam giác, màu vàng nhạt, mỗi bên mép trên có hai hõm vảy nằm ở 2 vảy mép sát đầu mõm. Loài này có 2 gai nhỏ (hình cựa) ở 2 bên lỗ hậu môn.
Đầu trăn cộc nhỏ, có hình tam giác, màu vàng nhạt, mỗi bên mép trên có hai hõm vảy nằm ở 2 vảy mép sát đầu mõm. Loài này có 2 gai nhỏ (hình cựa) ở 2 bên lỗ hậu môn. 
Năm 1970, nhà động vật học Campden phát hiện và ghi nhận loài trăn cộc được buôn bán ở Sài Gòn. Sau đó, năm 1977, trăn cộc được ghi nhận nuôi ở Bình Thuận, TP HCM và Cà Mau.
Năm 1970, nhà động vật học Campden phát hiện và ghi nhận loài trăn cộc được buôn bán ở Sài Gòn. Sau đó, năm 1977, trăn cộc được ghi nhận nuôi ở Bình Thuận, TP HCM và Cà Mau.  
Một trong những loài trăn có hoa văn độc đáo và đẹp mắt nhất mà Việt Nam có sở hữu là loài trăn gấm, có tên khoa học là Python reticulatus. Loài này có khả năng ngụy trang rất đỉnh, rất khó phân biệt khi cuộn mình trên lớp thảm mục thực vật hay quanh những gốc cây lớn trong rừng.
Một trong những loài trăn có hoa văn độc đáo và đẹp mắt nhất mà Việt Nam có sở hữu là loài trăn gấm, có tên khoa học là Python reticulatus. Loài này có khả năng ngụy trang rất đỉnh, rất khó phân biệt khi cuộn mình trên lớp thảm mục thực vật hay quanh những gốc cây lớn trong rừng. 
Trăn gấm có thể dài tới 6 – 7m. Đầu loài trăn gấm thường nhỏ dài, phân biệt rõ với cổ. Cá thể cái trưởng thành thường lớn hơn cá thể đực trường thành. Trăn gấm bơi giỏi và leo cây cũng giỏi.
Trăn gấm có thể dài tới 6 – 7m. Đầu loài trăn gấm thường nhỏ dài, phân biệt rõ với cổ. Cá thể cái trưởng thành thường lớn hơn cá thể đực trường thành. Trăn gấm bơi giỏi và leo cây cũng giỏi. 
Loài trăn gấm rất mạnh, cơ thể mảnh, chắc của con vật có thể giúp nó nhanh chóng vươn hàm răng sắc nhọn như những chiếc móc về phía sau khiến con mồi khó có cơ hội trốn thoát.
Loài trăn gấm rất mạnh, cơ thể mảnh, chắc của con vật có thể giúp nó nhanh chóng vươn hàm răng sắc nhọn như những chiếc móc về phía sau khiến con mồi khó có cơ hội trốn thoát.  
Khi săn mồi, trăn gấm thường giữ chặt con mồi bằng chiếc hàm sắc khoẻ, dùng cơ thể khổng lồ siết chặt con mồi tắt thở rồi mới buông lỏng và chén thịt. (Nguồn ảnh: flick, wikimedia, berkeley…).
Khi săn mồi, trăn gấm thường giữ chặt con mồi bằng chiếc hàm sắc khoẻ, dùng cơ thể khổng lồ siết chặt con mồi tắt thở rồi mới buông lỏng và chén thịt. (Nguồn ảnh: flick, wikimedia, berkeley…).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.