10 nhân vật ảnh hưởng lớn nhất Internet Việt Nam 10 năm

(Kiến Thức) - Danh sách 10 cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam trong một thập kỷ vừa qua đã được công bố sáng 22/11...

Sáng 22/11, Hiệp hội Internet Việt Nam đã công bố kết quả bình chọn 10 cá nhân có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam trong một thập kỷ qua (2007 - 2017).
10 nhan vat anh huong lon nhat Internet Viet Nam 10 nam
Các đề cử và bình chọn dựa trên các tiêu chí như: có đóng góp xuất sắc về chính sách để thúc đẩy Internet, có đóng góp xuất sắc trong việc phát triển thuê bao Internet, có đóng góp xuất sắc về phát triển ứng dụng và dịch vụ, đóng góp xuất sắc cho việc thúc đẩy môi trường Internet an toàn, đóng góp xuất sắc trong việc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh Internet... 

10 cá nhân này được bình chọn trên danh sách 21 cá nhân được đề cử do các nhà báo theo dõi lĩnh vực công nghệ thông tin, doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Internet Việt Nam đề cử.

Dưới đây là danh sách 10 nhân vật ảnh hưởng đến Internet Việt Nam được sắp xếp theo vần ABC.

Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT

10 nhan vat anh huong lon nhat Internet Viet Nam 10 nam-Hinh-2
 

Năm 1988, ông Trương Gia Bình cùng với 12 nhà khoa học khác đã thành lập ra Công ty Công nghệ Thực phẩm FPT, tiền thân của Công ty Cổ phần FPT.

Dưới sự dẫn dắt của ông, FPT đã trở thành công ty công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu của Việt Nam, trong đó có lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet và nội dung số.

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC

10 nhan vat anh huong lon nhat Internet Viet Nam 10 nam-Hinh-3
 

Ông Nguyễn Trung Chính đóng vai trò trụ cột khi đưa CMC từ một công ty tin học 20 thành viên vào năm 1993 trở thành tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam với gần 2.300 cán bộ nhân viên cùng doanh thu lên tới 163 triệu USD vào năm 2016.

Ông cũng là người định hướng, hoạch định chiến lược phát triển CMC Telecom - doanh nghiệp viễn thông Internet 100% vốn tư nhân đầu tiên của Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel

10 nhan vat anh huong lon nhat Internet Viet Nam 10 nam-Hinh-4
 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được đánh giá góp phần làm bùng nổ dịch vụ di động băng rộng tại Việt Nam, khi có quyết định chiến lược táo bạo là đầu tư để phủ sóng mạng 3G Viettel tới hầu hết diện tích dân số của Việt Nam, từ thành thị đến miền núi, hải đảo xa xôi.

Hiện Viettel đang là nhà mạng có số thuê bao 3G lớn nhất và chiếm một nửa thuê bao 3G của cả nước. Tiếp nối chiến lược đầu tư 3G, hiện Viettel cũng là nhà mạng có vùng phủ 4G rộng nhất và có lượng thuê bao 4G nhiều nhất tại Việt Nam.

Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch VNPT

10 nhan vat anh huong lon nhat Internet Viet Nam 10 nam-Hinh-5
 

Từ khi ông Trần Mạnh Hùng tiếp nhận nhiệm vụ chèo lái con thuyền VNPT, doanh nghiệp này đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang mạnh nhất hiện nay.

Bên cạnh dịch vụ Internet băng rộng cố định, ông Trần Mạnh Hùng cũng đưa VinaPhone từ một mạng có vùng phủ sóng 3G hạn chế trở thành nhà cung cấp dịch vụ 3G có vùng phủ rộng nhất từ năm 2016.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam

10 nhan vat anh huong lon nhat Internet Viet Nam 10 nam-Hinh-6
 

Ông Vũ Hoàng Liên, đã có một thời gian dài dẫn dắt VDC - công ty chuyên cung cấp dịch vụ, Internet của VNPT và từng là công ty có thị phần Internet lớn nhất tại Việt Nam.

Sau đó, ông Liên đóng vai trò Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam. Hiệp hội này đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển Internet Việt Nam thông qua việc tư vấn phản biện, chính sách, tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm xu hướng phát triển Interrnet.

Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG

10 nhan vat anh huong lon nhat Internet Viet Nam 10 nam-Hinh-7
 

Ông Lê Hồng Minh là nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần VNG - một trong những doanh nghiệp công nghệ thông tin, Internet hàng đầu tại Việt Nam.

Bắt đầu từ mảng trò chơi trực tuyến, đến nay, VNG đã chuyển mình trở thành một doanh nghiệp mũi nhọn trong lĩnh vực nội dung số và dịch vụ công nghệ trên Internet, với nhiều sản phẩm như mạng xã hội, tin tức, giải trí, thanh toán, thương mại điện tử…

Ông Nguyễn Tử Quảng, Tổng giám đốc Bkav

10 nhan vat anh huong lon nhat Internet Viet Nam 10 nam-Hinh-8
 

Ông Nguyễn Tử Quảng là người sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bkav - doanh nghiệp được biết đến từ phần mềm diệt virus cùng tên trên các máy tính từ năm 1995.

Trải qua quá trình phát triển, thương hiệu Bkav còn được biết đến trong những lĩnh vực khác như an ninh mạng, nhà thông minh, chính phủ điện tử… và điện thoại thông minh Bphone.

Ông Lê Nam Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

10 nhan vat anh huong lon nhat Internet Viet Nam 10 nam-Hinh-9
 

Ông Lê Nam Thắng từng là quan chức trực tiếp quản lý lĩnh vực viễn thông và Internet Việt Nam trong nhiều năm.

Ông được cho là người có tư tưởng cởi mở, góp phần tạo cạnh tranh và tạo sự bình đẳng trên thị trường viễn thông và Internet.

Ông Thang Đức Thắng, Tổng biên tập VnExpress

10 nhan vat anh huong lon nhat Internet Viet Nam 10 nam-Hinh-10
 

Ông Thang Đức Thắng gia nhập FPT để xây dựng báo điện tử VnExpress vào năm 2001, với mong muốn "một ngày nào đó cả nước Việt Nam vào Internet để đọc báo". Sau 16 năm phát triển, VnExpress hiện vẫn là báo điện tử số 1 về lượng độc giả tại Việt Nam.

Ông Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông

10 nhan vat anh huong lon nhat Internet Viet Nam 10 nam-Hinh-11
 
Một thập kỷ trước, ông Mai Liêm Trực từng được bầu chọn là nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển Internet Việt Nam trong một thập kỷ, khi ông đóng vai trò đầu tầu trong việc thuyết phục lãnh đạo Đảng và Nhà nước đưa Internet vào Việt Nam năm 1997.
Từ năm 2007 đến nay, ông Trực đóng vai trò chuyên gia phản biện chính sách, chia sẻ kinh nghiệm cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý tại nhiều hội thảo, hội nghị về lĩnh vực công nghệ thông tin và Internet.

10 nhân vật đang “phá hủy” kinh tế thế giới

Một bài viết mới đây trên Business Insider đã liệt kê những nhân vật đang "phá hủy" nền kinh tế thế giới với những chính sách sai lầm gây nhiều tranh cãi.
[links()]
Theo Business Insider, chính sự tê liệt của các chính sách là nhân tố chủ chốt khiến kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng bất ổn như hiện nay. Cho dù là ở phòng họp Quốc hội Mỹ, ở ngân hàng lớn nhất thế giới hay ở các hội nghị thượng đỉnh EU, sự chia rẽ chính là yếu tố cản trở quá trình hàn gắn vết thương của kinh tế thế giới.

1. Angela Merkel, Thủ tướng Đức

Với vai trò là Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel phải đối mặt với những lời chỉ trích về cách mà bà giải quyết khủng hoảng eurozone.
 

Phản ứng của bà đối với các bước tiến của thị trường thường được xem là tiêu cực hơn là tích cực và khiến khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn.

2. Francois Hollande, Tổng thống Pháp

Lớn tiếng ủng hộ thực hiện liên kết tài khóa chặt chẽ hơn cũng như các biện pháp chia sẻ nợ, Francois Hollande đã trở thành người đối lập với Thủ tướng Đức.
 

Theo nhận định của Reuters, ông Hollande đang đứng lên chống lại Berlin sau khi người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy được cho là đã cho phép bà Merkel “tự tung tự tác."

3. Hans-Werner Sinn, nhà kinh tế học người Đức

Là người đứng đầu Ifo, Viện nghiên cứu có tầm ảnh hưởng lớn nhất nước Đức, Hans-Werner Sinn là một trong những học giả phản đối gói cứu trợ mà Đức dành cho các nước ngoại vi eurozone và muốn Đức rời eurozone ngay lập tức.
 

Ông cũng là người khuấy động báo giới ngành tài chính vào mùa hè năm ngoái khi bày tỏ quan điểm gây tranh cãi đối với TARGET2, hệ thống thanh toán liên ngân hàng của eurozone.

4. Ben Bernanke, Chủ tịch Fed

Tuy là người đã dẫn dắt thị trường vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ năm 2008, Bernanke cũng bị chỉ trích nặng nề vì không tiến xa hơn trong việc đưa ra các gói nới lỏng tiền tệ.
 

Chuyên gia kinh tế Paul Krugman đã nhận xét dường như Fed chỉ hành động khi nền kinh tế đã “đóng băng” với tỷ lệ thất nghiệp cao trong khi lạm phát thấp. Tuy nhiên, Bernanke đã bác bỏ nhận định này và tiếp tục trì hoãn các chính sách kích thích kinh tế.

5. Nikolaus Blome, Phó Tổng biên tập báo Bild

Với vai trò là Phó Tổng biên tập của tờ báo có nhiều người đọc nhất châu Âu, Nikolaus Blome có thể tiếp cận với hàng triệu độc giả mỗi ngày thông qua các bài viết cũng như show truyền hình chuyên bàn về các vấn đề chính trị.
 

Hãng tin Reuters đã gọi Blome là “một trong những thế lực nắm trong tay vận mệnh của châu Âu.” Tờ Bild cùng với lượng độc giả lớn ở Đức là nhân tố quan trọng ủng hộ bà Angela Merkel khi cho rằng người Đức không nên gửi những đồng tiền mất nhiều công sức mới kiếm ra được tới Hy Lạp.

6. Barack Obama, Tổng thống Mỹ

Khi nhậm chức, vị Tổng thống Mỹ kế thừa nền kinh tế đang ở giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử. Các gói kích thích kinh tế là không đủ lớn trong khi chi tiêu công bị cắt giảm khiến nền kinh tế Mỹ ngày càng trì trệ.
 

Thay vì hướng đến một thỏa thuận nợ hoặc một kỷ nguyên mới cho chế độ lưỡng đảng, các chính sách của ông Obama khiến cuộc chiến trần nợ công cùng với bế tắc chính trị bùng phát.

7. Timo Soini, Chủ tịch đảng True Finns - Phần Lan

Lãnh đạo đảng đối lập lớn nhất trong quốc hội Phần Lan, Timo Soini là người có vị trí đặc biệt quan trọng đối với các gói cứu trợ ở eurozone.
 

Soini cho rằng cơ chế cứu trợ hiện nay đang đi theo mô hình lừa đảo Ponzi. Phần Lan cũng đã đe dọa sẽ ngăn chặn không cho Quỹ Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) mua trái phiếu từ thị trường thứ cấp.

8. Mario Draghi, Chủ tịch NHTW châu Âu (ECB)

Rất nhiều người mong đợi Mario Draghi, với vai trò là người đứng đầu ECB, sẽ nhanh chóng giải quyết được khủng hoảng ở eurozone.
 

Tuy nhiên, ngay sau khi ECB cắt giảm lãi suất cơ bản hôm thứ 5 tuần trước (7/5), ông Draghi đã đưa ra nhận định động thái này sẽ không có tác dụng gì đối với nền kinh tế.

9. Maria Fekter, Bộ trưởng Tài chính Áo
 

Kể từ tháng 6, bà Maria Fekter bắt đầu bị chỉ trích khi cho rằng Italia sẽ là nước tiếp theo phải nhận cứu trợ. Mặc dù là Bộ trưởng Tài chính Áo, bà có xu hướng đưa ra các nhận định ảnh hưởng đến tính sự ổn định của châu Âu.

10. David Cameron, Thủ tướng Anh
 

Mặc dù nước Anh có quan hệ thương mại chặt chẽ với các nước còn lại của châu Âu và rất mong manh trước cơn bão khủng hoảng, Thủ tướng David Cameron vẫn quyết định gắn chặt với chính sách thắt lưng buộc bụng và đẩy nền kinh tế Anh vào tình trạng suy thoái kép.

Theo Cafef/ TTVN

Đại gia Việt nổi như cồn nhờ “hàng ngoại“

Nhờ có diễn giả hàng đầu thế giới Nick Vujicic, CLB Arsenal hay tay vợt người Serbia Novak Djokovic mà tên tuổi của các đại gia Việt như Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, hay ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) nổi như cồn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.