10 ngày xử lý khối u lớn, thoát vị ngoài thành bụng hiếm gặp

Bệnh nhân 75 tuổi có khối u dạng nang lớn, thoát vị ra sát da vùng hông trái do nhiễm trùng kéo dài, được phẫu thuật thành công tại BVĐK Tâm Anh.

Bà Trần Thị T. , 75 tuổi (ngụ tại quận 1, TP.HCM) được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thăm khám trong tình trạng đại tiện khó, đau tức vùng bụng tăng dần do nang thoát vị ngày càng to.

Khối u kích thước lớn thoát vị ra sát da

Qua hình ảnh chụp CT, bác sĩ Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa phát hiện một khối u có kích thước 107 x 66 x 70 mm, chứa đầy dịch, thoát vị qua cơ thành bụng trước ra sát da vùng hông trái, dính vào đoạn hỗng tràng và bờ cong lớn dạ dày. Bác sĩ đánh giá tình trạng này bắt buộc cần can thiệp phẫu thuật, nên người bệnh được chỉ định nhập viện ngay.

10 ngay xu ly khoi u lon, thoat vi ngoai thanh bung hiem gap

Hình ảnh khối u thoát vị ra sát da vùng hông bên trái của người bệnh trước mổ. Ảnh: BVCC.

BS.CKII Nguyễn Quốc Thái, Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa cho biết đây là một ca bệnh phức tạp. Người bệnh đã phẫu thuật nhiều lần, cắt đại tràng chậu hông điều trị ung thư năm 2008 và tiếp tục cắt đoạn đại tràng xuống vì khối u tái phát năm 2019.

Sau phẫu thuật, ổ bụng vùng hông trái bị tụ dịch, do điều trị bằng thuốc không thành công. Vậy nên khối tụ dịch ngày càng phát triển đến mức thoát vị ra ngoài thành bụng, gây ra đau tức bụng với mức độ nặng. Mặt khác, người bệnh dùng kháng sinh liên tục kéo dài suốt từ năm 2019 đến nay, dẫn đến tình trạng đa kháng thuốc, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng sau mổ, gây khó khăn cho việc lựa chọn phác đồ kháng sinh phù hợp.

10 ngày điều trị tích cực giải cứu bệnh nhân

Sau khi nhập viện, TS.BS Đỗ Minh Hùng - Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi tiêu hóa cùng ekip đã tiến hành phẫu thuật cắt nang cho bệnh nhân và dẫn lưu ổ mủ.

Người bệnh được phẫu thuật bằng dao cắt siêu âm Harmonic thế hệ mới nhất giúp thao tác chính xác, cầm máu tốt và giảm tối đa nguy cơ tổn thương tạng lân cận. Sau 3 giờ phẫu thuật căng thẳng, khối u thoát vị đã được bóc tách thành công, dịch được dẫn lưu tốt và không gây ảnh hưởng đến các tạng khác.

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng cũng chia sẻ thêm, do nang này chứa mủ nhiễm trùng, gây phản ứng viêm rất nặng trong ổ bụng. Hơn nữa, bệnh nhân đã mổ 2 lần nên các tạng trong ổ bụng dính rất nhiều, ekip phẫu thuật phải có kinh nghiệm để xử lý hạn chế nguy cơ tổn thương ruột hay dạ dày.

Ngoài ra, việc chăm sóc sau mổ cũng được các bác sĩ và nhân viên hồi sức thực hiện đặc biệt để không xảy ra biến chứng. Sau 10 ngày theo dõi và điều trị, người bệnh đã ổn định và được xuất viện về nhà.

10 ngay xu ly khoi u lon, thoat vi ngoai thanh bung hiem gap-Hinh-2

Bà Trần Thị T. tái khám tại Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC.

Khối u dạng nang thoát vị ngoài thành bụng hiếm gặp, là thách thức cho bác sĩ phẫu thuật do có nguy cơ biến chứng nhiễm trùng, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Bác sĩ Hùng khuyến cáo, đối với các trường hợp từng phẫu thuật điều trị các loại ung thư cần đến bệnh viện tái khám đúng hẹn, nhằm kịp thời phát hiện các vấn đề có thể phát sinh như tụ dịch ổ bụng, dính ruột gây tắc ruột, u tái phát…

Các trường hợp không thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư cũng cần tập thói quen khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa. Sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại nhất hiện nay như hệ thống nội soi dạ dày, đại trực tràng thế hệ mới có khả năng phóng đại hình ảnh lên 140 lần, máy chụp CT 768 lát cắt, hệ thống phẫu thuật nội soi 3D/4K ICG Rubina sẽ giúp phát hiện và điều trị các tổn thương nếu có, dù là nhỏ nhất. 

Tinh hoàn to, chạy lên bụng là bệnh gì?

(Kiến Thức) - Tinh hoàn phải của em rất to, có thể nắm hết cả bàn tay. Sờ bên trong giống như chất nhầy, bóp mạnh không đau... là bệnh gì?

Tinh hoàn phải của em rất to, có thể nắm hết cả bàn tay. Sờ bên trong giống như chất nhầy, bóp mạnh không đau và có cảm giác khi bóp vật đó chạy lên bụng trên. Bộc phát khoảng 10 năm nay.

Các cách đứng, ngồi để tránh thoát vị đĩa đệm

(Kiến Thức) - Đau lưng thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là người già, người làm việc văn phòng, người làm nghề khuân vác. Chứng đau lưng gồm các nguyên nhân tại cột sống và ngoài cột sống. 

Tại cột sống có thoái hóa đĩa đệm, viêm đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ), vôi hóa đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm cột sống... Bài viết dưới đây xin đề cập đến nguyên nhân gây đau lưng hay gặp là TVĐĐ cột sống thắt lưng, giải pháp khắc phục và cách phòng tránh.
Thoát vị đĩa đệm do cột sống phải chịu quá sức
TVĐĐ thường gặp ở những người làm việc nặng nhọc, tư thế làm việc buộc cột sống vận động quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom người, vẹo cột sống. Đau lưng là triệu chứng khiến người bệnh không chịu nổi phải đi khám bệnh. Đau có khi đột ngột, có khi sau một chấn thương hoặc vận động sai lệch cột sống. Đau tăng lên khi ho, hắt hơi, rặn, ngồi hoặc đứng lâu, nằm nghỉ thì bớt đau nhiều. Do đau quá nên bệnh nhân tự tìm tư thế giảm đau như đi nghiêng người về một bên, nằm cong vẹo người.
Quan trọng là triệu chứng đau lưng kèm theo dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh: giảm hoặc mất cảm giác, giảm sức cơ và trương lực cơ chi dưới, có thể teo cơ ở chân, giảm hoặc mất phản xạ theo rễ thần kinh bị tổn thương. Để chẩn đoán xác định: ngoài các dấu hiệu trên cần đo điện cơ, xét nghiệm dịch não tủy, chụp Xquang cột sống, CT Scaner, cộng hưởng từ, chụp tủy.
Tư thế lao động, làm việc sai là nguyên nhân gây bệnh và làm bệnh nặng thêm.
 Tư thế lao động, làm việc sai là nguyên nhân gây bệnh và làm bệnh nặng thêm.
Cách giải quyết
Phần lớn bệnh nhân TVĐĐ được điều trị bằng nội khoa, chỉ khoảng 10% là cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Nghỉ ngơi: Trong giai đoạn cấp của bệnh thì nằm nghỉ là chính. Nằm ngửa trên giường có mặt phẳng cứng (tuyệt đối không nằm nệm); co nhẹ hai khớp gối và háng nhằm làm giảm áp lực nội đĩa đệm và làm chùng khối cơ thắt lưng. Có thể nằm 2 - 3 tuần nếu nặng, bình thường phải 1 tuần. Sau đó có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục, nhưng tuyệt đối không được cúi người nâng vật nặng, tránh mang xách không cân đối làm lệch người, hoặc lao động nặng. Sau 6 tháng có thể sinh hoạt và vận động bình thường.
Theo thống kê cho thấy, nam giới bị thoát vị đĩa đệm nhiều hơn nữ. Bệnh thường gặp trong độ tuổi lao động (20 - 50 tuổi); dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi rất hiếm gặp. Nói chung theo thời gian, đĩa đệm sẽ thoái hóa nhưng nhanh hay chậm tùy thuộc từng người, nếu chấn thương thì đĩa đệm thoái hóa nhanh hơn. Do đó, có người thoát vị rất sớm dù không phải lao động nặng.
Vật lý trị liệu: Giảm đau bằng chườm nóng (Đông y thường chườm bằng lá ngải sao nóng rất hiệu quả) hoặc dùng điện châm, châm cứu, laser... Kéo giãn cột sống thắt lưng và nắn chỉnh cột sống, tiêm thuốc vào đĩa đệm được chỉ định và thực hiện ở các đơn vị chuyên khoa về xương khớp. Các thuốc thường dùng là thuốc giảm đau, chống viêm như aspirin, anagin, paracetamol kết hợp các thuốc chống viêm, giãn cơ, an thần nhẹ, vitamin nhóm B.
Phẫu thuật: mổ thoát vị khi các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc thoát vị gây chèn ép các rễ thần kinh chi phối vận động các vùng tương ứng gây biến chứng như bí đại tiểu tiện, liệt chi dưới...
Sửa các tư thế sai
Các tư thế sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi không đúng đều là nguyên nhân dẫn tới bệnh và làm bệnh nặng thêm, do vậy để phòng ngừa chúng ta cần chú ý sửa những thói quen đi đứng không đúng cũng như chú ý thực hiện tốt những vấn đề sau:
Điều trị các chứng bệnh gây ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm như các bệnh vẹo cột sống, chân ngắn chân dài, bụng phệ, thừa cân béo phì, ưỡn cột sống quá mức, gù vẹo cột sống do chấn thương.
Ngồi: Tránh ngồi một cách gò ép vì đó là cơ chế chung gây tổn thương đĩa đệm, nhất là khi ngồi cúi ra trước thì áp lực nội đĩa đệm tăng cao dễ tổn thương.
Đứng: Đứng khom lưng lâu (làm cố, cuốc đất, cấy lúa) sẽ tác động xấu tới đĩa đệm, do vậy khi làm các công việc này nên dùng dụng cụ có cán dài. Không nên đứng nghiêng làm biến dạng cột sống, làm các đĩa đệm chịu một lực không đều và bị tổn thương. Không nên đứng lâu một vị trí mà nên đi lại, đánh tay, nhún người... làm dao động áp lực đĩa đệm, thúc đẩy trao đổi dịch thể trong khoang này phòng thoái hóa đĩa đệm. Tránh tư thế ưỡn quá mức khi đứng (như đi guốc, giày cao gót, làm việc với cao hơn đầu, đi xuống dốc...). Tư thế đứng đúng là chân thẳng, đầu và thân thẳng, hai vai hơi mở ra sau, ngực ưỡn căng ra trước.
Nằm: Tránh nằm sấp vì ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm. Nằm nệm mềm làm cột sống bị biến dạng nên dễ bị tổn thương đĩa đệm.
Tập thể dục thể thao: Mục đích là làm chắc hơn các cơ và dây chằng nhằm ổn định tốt các đốt sống và đĩa đệm, hạn chế đi lệch. Tuy nhiên, tùy theo cơ thể, năng khiếu, sở thích và các bệnh khác có hay không mà tập những môn thể thao khác nhau và nhất thiết phải có huấn luyện viên hướng dẫn nhằm tránh tập sai dẫn đến tác dụng ngược. Chẳng hạn chơi tạ không đúng cách có thể gây hư đốt sống, môn bóng chuyền nếu tập quá mức, sai phương pháp sẽ gây các vi chấn thương.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.