Các cách đứng, ngồi để tránh thoát vị đĩa đệm

(Kiến Thức) - Đau lưng thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là người già, người làm việc văn phòng, người làm nghề khuân vác. Chứng đau lưng gồm các nguyên nhân tại cột sống và ngoài cột sống. 

Tại cột sống có thoái hóa đĩa đệm, viêm đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ), vôi hóa đĩa đệm, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm cột sống... Bài viết dưới đây xin đề cập đến nguyên nhân gây đau lưng hay gặp là TVĐĐ cột sống thắt lưng, giải pháp khắc phục và cách phòng tránh.
Thoát vị đĩa đệm do cột sống phải chịu quá sức
TVĐĐ thường gặp ở những người làm việc nặng nhọc, tư thế làm việc buộc cột sống vận động quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom người, vẹo cột sống. Đau lưng là triệu chứng khiến người bệnh không chịu nổi phải đi khám bệnh. Đau có khi đột ngột, có khi sau một chấn thương hoặc vận động sai lệch cột sống. Đau tăng lên khi ho, hắt hơi, rặn, ngồi hoặc đứng lâu, nằm nghỉ thì bớt đau nhiều. Do đau quá nên bệnh nhân tự tìm tư thế giảm đau như đi nghiêng người về một bên, nằm cong vẹo người.
Quan trọng là triệu chứng đau lưng kèm theo dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh: giảm hoặc mất cảm giác, giảm sức cơ và trương lực cơ chi dưới, có thể teo cơ ở chân, giảm hoặc mất phản xạ theo rễ thần kinh bị tổn thương. Để chẩn đoán xác định: ngoài các dấu hiệu trên cần đo điện cơ, xét nghiệm dịch não tủy, chụp Xquang cột sống, CT Scaner, cộng hưởng từ, chụp tủy.
Tư thế lao động, làm việc sai là nguyên nhân gây bệnh và làm bệnh nặng thêm.
 Tư thế lao động, làm việc sai là nguyên nhân gây bệnh và làm bệnh nặng thêm.
Cách giải quyết
Phần lớn bệnh nhân TVĐĐ được điều trị bằng nội khoa, chỉ khoảng 10% là cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Nghỉ ngơi: Trong giai đoạn cấp của bệnh thì nằm nghỉ là chính. Nằm ngửa trên giường có mặt phẳng cứng (tuyệt đối không nằm nệm); co nhẹ hai khớp gối và háng nhằm làm giảm áp lực nội đĩa đệm và làm chùng khối cơ thắt lưng. Có thể nằm 2 - 3 tuần nếu nặng, bình thường phải 1 tuần. Sau đó có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục, nhưng tuyệt đối không được cúi người nâng vật nặng, tránh mang xách không cân đối làm lệch người, hoặc lao động nặng. Sau 6 tháng có thể sinh hoạt và vận động bình thường.
Theo thống kê cho thấy, nam giới bị thoát vị đĩa đệm nhiều hơn nữ. Bệnh thường gặp trong độ tuổi lao động (20 - 50 tuổi); dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi rất hiếm gặp. Nói chung theo thời gian, đĩa đệm sẽ thoái hóa nhưng nhanh hay chậm tùy thuộc từng người, nếu chấn thương thì đĩa đệm thoái hóa nhanh hơn. Do đó, có người thoát vị rất sớm dù không phải lao động nặng.
Vật lý trị liệu: Giảm đau bằng chườm nóng (Đông y thường chườm bằng lá ngải sao nóng rất hiệu quả) hoặc dùng điện châm, châm cứu, laser... Kéo giãn cột sống thắt lưng và nắn chỉnh cột sống, tiêm thuốc vào đĩa đệm được chỉ định và thực hiện ở các đơn vị chuyên khoa về xương khớp. Các thuốc thường dùng là thuốc giảm đau, chống viêm như aspirin, anagin, paracetamol kết hợp các thuốc chống viêm, giãn cơ, an thần nhẹ, vitamin nhóm B.
Phẫu thuật: mổ thoát vị khi các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc thoát vị gây chèn ép các rễ thần kinh chi phối vận động các vùng tương ứng gây biến chứng như bí đại tiểu tiện, liệt chi dưới...
Sửa các tư thế sai
Các tư thế sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi không đúng đều là nguyên nhân dẫn tới bệnh và làm bệnh nặng thêm, do vậy để phòng ngừa chúng ta cần chú ý sửa những thói quen đi đứng không đúng cũng như chú ý thực hiện tốt những vấn đề sau:
Điều trị các chứng bệnh gây ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm như các bệnh vẹo cột sống, chân ngắn chân dài, bụng phệ, thừa cân béo phì, ưỡn cột sống quá mức, gù vẹo cột sống do chấn thương.
Ngồi: Tránh ngồi một cách gò ép vì đó là cơ chế chung gây tổn thương đĩa đệm, nhất là khi ngồi cúi ra trước thì áp lực nội đĩa đệm tăng cao dễ tổn thương.
Đứng: Đứng khom lưng lâu (làm cố, cuốc đất, cấy lúa) sẽ tác động xấu tới đĩa đệm, do vậy khi làm các công việc này nên dùng dụng cụ có cán dài. Không nên đứng nghiêng làm biến dạng cột sống, làm các đĩa đệm chịu một lực không đều và bị tổn thương. Không nên đứng lâu một vị trí mà nên đi lại, đánh tay, nhún người... làm dao động áp lực đĩa đệm, thúc đẩy trao đổi dịch thể trong khoang này phòng thoái hóa đĩa đệm. Tránh tư thế ưỡn quá mức khi đứng (như đi guốc, giày cao gót, làm việc với cao hơn đầu, đi xuống dốc...). Tư thế đứng đúng là chân thẳng, đầu và thân thẳng, hai vai hơi mở ra sau, ngực ưỡn căng ra trước.
Nằm: Tránh nằm sấp vì ảnh hưởng xấu đến đĩa đệm. Nằm nệm mềm làm cột sống bị biến dạng nên dễ bị tổn thương đĩa đệm.
Tập thể dục thể thao: Mục đích là làm chắc hơn các cơ và dây chằng nhằm ổn định tốt các đốt sống và đĩa đệm, hạn chế đi lệch. Tuy nhiên, tùy theo cơ thể, năng khiếu, sở thích và các bệnh khác có hay không mà tập những môn thể thao khác nhau và nhất thiết phải có huấn luyện viên hướng dẫn nhằm tránh tập sai dẫn đến tác dụng ngược. Chẳng hạn chơi tạ không đúng cách có thể gây hư đốt sống, môn bóng chuyền nếu tập quá mức, sai phương pháp sẽ gây các vi chấn thương.

Nguy cơ đĩa đệm thoái hóa do ngồi nhiều

- Công chức làm việc trước màn hình vi tính, học sinh - sinh viên ngồi học kéo dài nhiều giờ, công nhân làm việc ở tư thế ngồi theo dây chuyền công nghiệp... tư thế làm việc gò bó, tĩnh tại lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ gây cảm giác căng thẳng, đau vai gáy, đau lưng, mỏi mắt sau mỗi ngày làm việc.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Sự căng thẳng, đau mỏi vai gáy kéo dài nhiều tháng, nhiều năm sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Để phòng tránh đau vai gáy, người lao động cần phải đảm bảo tư thế làm việc đúng và luyện tập đúng để nâng cao hiệu quả lao động - học tập và sức khoẻ.

Đảm bảo tư thế đúng sẽ tiết kiệm năng lượng cho cơ, giảm lực ép lên đĩa đệm. Cột sống của bạn giống như cột trụ chống đỡ cho cơ thể, bao gồm từ 32 - 33 đốt sống. Các đốt sống trên và dưới khớp với nhau tạo nên ống sống để bảo vệ tuỷ sống. Ở giữa 2 đốt sống là đĩa đệm có tác dụng như bộ phận giảm xóc cho cơ thể.

Xoa bóp, kéo đẩy chữa cơn đau do thoát vị đĩa đệm

(Kiến Thức) - Thoát vị đĩa đệm ép vào rễ thần kinh hoặc tuỷ sống, gây nên hàng loạt triệu chứng như đau lưng, đau dây thần kinh tọa, rối loạn cảm giác nông và sâu ở chân hoặc tay... 

Trong điều trị bảo tồn, việc xoa bóp, kéo đẩy đóng vai trò quan trọng. 
Mục đích của kéo xương chậu là để giảm độ vênh vùng thắt lưng; giảm cơ co thắt, làm thẳng vùng thắt lưng để mở rộng phần sau của các thân đốt sống...
Mục đích của kéo xương chậu là để giảm độ vênh vùng thắt lưng; giảm cơ co thắt, làm thẳng vùng thắt lưng để mở rộng phần sau của các thân đốt sống... 
Điều trị bảo tồn chỉ định cho trường hợp thoát vị không hoàn toàn hoặc thoát vị bán phần. Thuốc Tây y thường là giảm đau, chống viêm, giãn cơ. Giai đoạn cấp tính ngoài việc dùng thuốc vừa kéo xương chậu cho người bệnh tại giường: Người bệnh nằm ngửa với tư thế Fowler cải tiến (semi Fowler). Trọng lượng kéo xương chậu tuỳ thuộc vào tuổi, trọng lượng cơ thể của người bệnh, mức độ co cơ, sức khoẻ của người bệnh, có bệnh tim mạch không? Trung bình trọng lượng tạ là 10 - 15kg. Thời gian kéo dài 15 - 20 phút/lần. Mỗi ngày kéo 2 lần. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Bí quyết giữ dáng đẹp da của sao việt từ sữa hạt

Trào lưu dùng sữa hạt gần đây đã càn quét mọi ngóc ngách khiến chị em mê mệt ngay cả những người nổi tiếng cũng liên tục chia sẻ những bí quyết để ngày càng trẻ đẹp với loại thực phẩm đặc biệt này.
Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

Sáng kiến công nghệ từ Bộ Y tế hỗ trợ chăm sóc dinh dưỡng mẹ bầu và trẻ nhỏ

(Kiến Thức) - Mang thai là một hành trình đầy hạnh phúc nhưng cũng đầy nhọc nhằn của mẹ. Mẹ sẽ phải xoay xở với hàng ngàn câu hỏi, băn khoăn, đặc biệt là khi mang thai lần đầu. Nhưng với sự hỗ trợ của công cụ này, mẹ sẽ an tâm rằng mọi vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng thai kỳ đều đã có lời giải đáp.