Củ cải được ví như "nhân sâm mùa đông", nhưng ai không nên ăn?

Tuy củ cải giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế ăn củ cải trắng.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, củ cải là thực phẩm giàu dinh dưỡng được ví như "nhân sâm mùa đông". Trong 100g củ cải chứa 20 calo năng lượng; 0,5g đường; 0,2g chất béo; 0,045mg thiamine; 0,072mg riboflavin; 0,11mg niacin; 0,274mg axit pantothenic; 0,18mg vitamin B6; 0,8mg sắt và 0,37mg mangan.
Củ cải có đặc tính chống ung thư, ngăn ngừa đau tim và các bệnh tim khác. Loại thực phẩm này rất tốt cho hệ thống miễn dịch, thị lực, xương và da. Ăn củ cải giúp giảm mức cholesterol cao, ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh loãng xương, viêm khớp dạng thấp và đục thủy tinh thể.
Cu cai duoc vi nhu
Ảnh minh họa. 
Thành phần dinh dưỡng của củ cải trắng chứa chất giúp cơ thể kháng lại bệnh ung thư. Đặc biệt, các enzyme có thể loại bỏ chất độc gây ung thư.
Sự hiện diện của glucosinolate trong củ cải hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Đó là hoạt chất thực vật tự nhiên sẽ phá vỡ thành hai hợp chất trong khi tiêu hóa gồm indole và isothiocyanate. Hai chất này hoạt động như một tác nhân mạnh tấn công các tế bào khối u và làm giảm sự phát triển ung thư.
Tuy củ cải giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế ăn củ cải trắng.
Người tì vị yếu, sợ lạnh
Nếu thường xuyên cảm thấy bụng cồn cào hoặc cảm thấy hơi chướng bụng, khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu của lá lách và dạ dày yếu.
Củ cải có tính mát, có tác dụng điều khí, giảm chướng bụng. Tuy nhiên, nếu người yếu tỳ vị ăn củ cải sẽ khiến cảm lạnh nặng hơn, đầy hơi trầm trọng hơn, dạ dày mất kiểm soát.
Cu cai duoc vi nhu
 Ảnh minh họa.
Người huyết áp thấp
Củ cải có thể giúp làm giãn mạch và hạ huyết áp. Người bị huyết áp thấp sẽ dễ cảm thấy chóng mặt, choáng váng nếu ăn nó.
Những người huyết áp thấp nên hạn chế ăn củ cải, mỗi lần không ăn quá nhiều và tần suất cũng không nên thường xuyên.
Người bị loét dạ dày, axit dạ dày quá mức
Ăn củ cải tuy giúp tiêu hóa nhưng lại khiến axit dạ dày tiết ra nhiều hơn.
Đối với những người có dạ dày yếu, ăn củ cải có thể không thích hợp. Nó không chỉ khiến dạ dày khó chịu hơn mà còn có thể khiến vết loét nặng thêm.
Cu cai duoc vi nhu
Ảnh minh họa. 
Người có thể trạng yếu
Những người có thể trạng yếu, đặc biệt là những người dễ bị tiêu chảy, được khuyến cáo nên tránh củ cải trắng. Các đối tượng này có cơ thể mang tính hàn, nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm lạnh như củ cải trắng để phòng ngừa tiêu chảy, đau bụng và các vấn đề tiêu hóa khác.
Vì vậy những người có thể trạng yếu nên hạn chế ăn củ cải trắng, đặc biệt là vào mùa đông và khi củ cải trắng chưa được nấu chín. Nếu muốn sử dụng củ cải trắng, hãy chế biến nó bằng cách nấu chín kỹ hoặc dùng làm nhân cho các món như bánh bao.

Củ cải trắng ăn cùng thứ này “nuôi” tế bào ung thư

Nếu củ cải trắng kết hợp với 3 thứ này có thể khiến tế bào ung thư phát triển mạnh, bạn đã biết chưa?

Củ cải trắng còn được xem là nhân sâm mùa đông, giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, hỗ trợ giảm cân. Trong y học cổ truyền, củ cải có vị ngọt kèm theo với vị hơi cay, đắng, tính bình, không độc.
Cu cai trang an cung thu nay “nuoi” te bao ung thu
Ảnh minh họa.  

Loại củ ví như nhân sâm trắng, ăn vào giúp cơ thể thải độc

Có vô vàn cách chế biến củ cải trắng, nhưng nếu làm theo cách sau đây sẽ giữ được trọn vẹn các dưỡng chất và trông rất sang chảnh.

Củ cải trắng được ví như “nhân sâm trắng” hay “nhân sâm mùa đông”, mặc dù có giá thành rẻ nhưng hàm lượng dinh dưỡng của nó cao vượt trội. Đây là một trong những loại rau củ tốt nhất cho sức khỏe, nó có những lợi ích vượt trội như hỗ trợ giải độc, giảm cân, cải thiện hô hấp, bổ phổi… Nếu ăn thường xuyên củ cải trắng, bạn sẽ nhận thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt.

Củ cải trắng có nhiều cách chế biến như xào, nấu canh, hấp… Dưới đây là một cách hấp củ cải trắng đơn giản nhưng lại rất bắt mắt, thích hợp cho cả người già và trẻ nhỏ ăn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.