Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm gan virus

Những gì bạn ăn, vệ sinh tay kém, dùng chung vật dụng với người khác có thể là những yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh viêm gan do virus.

Yeu to lam tang nguy co mac viem gan virus

Mẹ nhiễm viêm gan virus trong thai kỳ có thể lây bệnh cho em bé. Ảnh: Scmp.

Viêm gan có nghĩa là gan bị viêm, tổn thương. Nó có thể được gây ra bởi một số loại virus. Các loại viêm gan virus chính là A, B và C. Các triệu chứng của loại A thường giống với virus dạ dày. Nhưng hầu hết trường hợp khỏi bệnh trong vòng một tháng.

Viêm gan B và C có thể gây bệnh đột ngột. Tuy nhiên, chúng có thể dẫn đến ung thư gan hoặc nhiễm trùng mạn tính, dẫn đến tổn thương gan nghiêm trọng được gọi là xơ gan.

Xem xét những gì bạn ăn

Theo Webmd, ngay cả khi bạn và các thành viên trong gia đình cẩn thận rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, bạn vẫn có thể bị viêm gan từ thực phẩm được chế biến.

Nói chung, trái cây tươi, rau, bánh mì, salad và các thực phẩm chưa nấu chín khác có nhiều khả năng truyền bệnh viêm gan hơn thực phẩm nấu chín. Ngoài ra, động vật có vỏ đôi khi được thu hoạch từ nước bị ô nhiễm, hãy suy nghĩ kỹ trước khi ăn hàu, trai, nghêu, sò và tôm sống.

Nếu bạn đi du lịch ở nơi có điều kiện vệ sinh kém, tránh dùng nước máy và thực phẩm chưa nấu chín. Chỉ tiêu thụ đá viên nếu bạn chắc chắn rằng chúng được làm từ nước đóng chai.

Yeu to lam tang nguy co mac viem gan virus-Hinh-2

Ăn sống các loại động vật có vỏ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus gây viêm gan A. Ảnh: Washingtonian.

Tay bẩn

Viêm gan A có thể tồn tại bên ngoài cơ thể trong nhiều tháng. Vệ sinh tốt - bao gồm luôn rửa tay hoặc sử dụng chất khử trùng tay sau khi đi vệ sinh, thay tã và trước khi xử lý thực phẩm hoặc ăn uống - giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh viêm gan A.

Bạn nên yêu cầu các thành viên trong gia đình rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh (hoặc thay tã) và trước khi xử lý thực phẩm hoặc ăn uống. Rửa bằng xà phòng và nước hoặc chất khử trùng tay chứa cồn có hiệu quả giúp phòng bệnh. Nếu bạn sử dụng nhà vệ sinh công cộng, hãy xả nước bằng chân và dùng khăn giấy để tắt vòi, mở cửa khi ra ngoài.

Máu bị nhiễm virus

Máu và chất dịch cơ thể bị nhiễm bệnh làm lây lan viêm gan B và C. Nhiễm trùng có thể truyền từ mẹ sang con trong khi sinh, giữa các bạn tình hoặc qua tiếp xúc với vết thương hở.

Theo tiến sĩ Melissa Palmer, Giáo sư Y khoa lâm sàng tại Trường Y Đại học New York (Mỹ), không có cách nào để nói rằng một người cụ thể bị viêm gan. "Nhiều người bị viêm gan hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, bạn cần làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế và cho rằng tất cả máu đều có khả năng lây nhiễm", tiến sĩ Melissa cho hay.

Trong khi đó, tiến sĩ John W. Ward, MD, Giám đốc bộ phận Viêm gan siêu vi tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cho biết: "Bất kỳ sự tiếp xúc nào với máu đều có thể truyền bệnh viêm gan B và C. Tất nhiên, nếu ai đó cần sơ cứu, bạn không thể tránh giúp đỡ họ. Nếu xảy ra tình huống tiếp xúc với máu, hãy rửa sạch vết máu càng sớm càng tốt".

Ngoài ra, nếu bạn bị viêm gan B hoặc C, đừng hiến máu, nội tạng hoặc mô.

Hình xăm và khuyên

Nếu bạn muốn xăm hình hoặc xỏ khuyên tai, điều cần làm để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm gan B và C là tìm một thẩm mỹ viện uy tín, nghiêm túc trong việc kiểm soát nhiễm trùng. Những nơi này phải sạch sẽ và ngăn nắp, nhân viên được cấp phép và được đào tạo bài bản.

Bên cạnh đó, dụng cụ xăm hình và xỏ khuyên phải được khử trùng bằng nhiệt giữa các lần sử dụng. Viêm gan B và C có thể lây truyền qua việc khử trùng và tái sử dụng các thiết bị như kim tiêm không đúng cách. Ngoài ra, cần đảm bảo mọi người rửa tay và đeo găng tay mới trước khi chạm vào bạn.

Yeu to lam tang nguy co mac viem gan virus-Hinh-3

Xăm hình, xỏ khuyên cũng là yếu tố nguy cơ cao gây lây lan viêm gan B, C. Ảnh: Verywellhealth.

Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục với người bị viêm gan B là nguyên nhân chính gây ra các bệnh nhiễm trùng mới. Virus viêm gan B có thể được tìm thấy trong máu, dịch âm đạo hoặc tinh dịch của người bị nhiễm bệnh.

Ngoài kiêng khem, sử dụng bao cao su cũng có thể giúp giảm nguy cơ cho bạn. Tiêm phòng là cách chắc chắn nhất để tránh lây nhiễm cho bạn tình. Vaccine viêm gan A và viêm gan B có hiệu quả cao. Chúng có thể được tiêm trong các mũi tiêm riêng biệt hoặc trong vaccine kết hợp. Tuy nhiên, không có vaccine cho bệnh viêm gan C.

Chia sẻ vật dụng cá nhân

Viêm gan B và C có thể lây lan khi dùng chung vật dụng cá nhân của người khác. Các vật dụng phổ biến có thể làm lây lan virus bao gồm bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay, khăn lau, kim tiêm hoặc bất cứ thứ gì khác có thể chứa dấu vết của máu bị nhiễm bệnh. Chỉ giữ những vật dụng này để sử dụng cho riêng bạn.

Sinh tố hay nước ép tốt hơn cho sức khỏe? Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này nhưng chúng không phải là một. Cuốn sách Smoothie: Giải pháp từ thiên nhiên giúp giảm cân, thải độc, phòng bệnh, sống lâu của tác giả Farnoóh Brock sẽ cung cấp kiến thức về sinh tố. Nó cũng đưa ra lời khuyên trong việc làm và sử dụng sinh tố sao cho có ích cho sức khỏe.

Chuyên gia chỉ 5 thói quen "đầu độc" gan người Việt thường mắc

Các bệnh lý về gan nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm gan mạn, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc – Nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai; Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, cho biết, trong cơ thể người, gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, với vai trò thực hiện các nhiệm vụ quan trọng để duy trì sức khỏe.

Đây là bộ phận đảm nhiệm nhiều vai trò như chuyển hóa, thải độc, sản xuất mật, chống nhiễm trùng… Vì vậy khi gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác của con người.

Hiện nay, ở Việt Nam xuất hiện nhiều bệnh lý về gan, nguyên nhân đầu tiên là do virus. Viêm gan do virus bao gồm viêm gan A, B, C, D, E nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Chuyen gia chi 5 thoi quen
PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc

Nguyên nhân thứ 2, người dân, đặc biệt là giới trẻ, uống rượu, bia nhiều, gây ra tổn thương viêm gan cấp. Uống bia, rượu kéo dài còn gây xơ gan, ung thư tế bào gan. Đây là 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh lý về gan.

Ngoài ra, chế độ ăn uống chưa khoa học, tình trạng béo phì, thừa cân cũng gây bệnh gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, tổn thương gan có thể còn do nhiễm độc từ đồ ăn, uống, nhiễm ký sinh trùng…

Các thói quen gây bệnh lý về gan:

Lạm dụng rượu, bia: Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc, hiện nay giới trẻ đang tiêu thụ quá nhiều rượu, bia. Thực tế quá trình khám chữa bệnh, PGS.TS Ngọc đã từng tiếp nhận các bệnh nhân nam mới 20-25 tuổi nhưng tiêu thụ rượu bia nhiều, có ngày 500-700ml rượu nặng.

“Bệnh nhân đến viện trong tình trạng men gan rất cao, vàng mắt, thậm chí có trường hợp suy tế bào gan, cần nhập viện điều trị. Một số trường hợp phải vào khoa chống độc cấp cứu”, nữ bác sĩ chia sẻ.

Tình trạng lạm dụng rượu, bia còn được PGS.TS Ngọc đặc biệt cảnh báo trong mùa hè, khi nhiều người cho rằng uống bia để giải khát, làm mát cơ thể trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, thực tế không có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này trong khi uống bia, rượu nhiều lại gây hại cho gan.

Uống ít nước: Mùa nắng nóng, theo bác sĩ, ngoài vấn đề tiêu thụ rượu bia, một vấn đề cần khuyến cáo cơ thể thiếu nước. Uống ít nước không chỉ có hại cho thận, còn làm tổn thương gan vì vậy chúng ta cần chú ý bổ sung kịp thời, bổ sung đủ nước.

Ưa chuộng thức ăn đường phố, đồ ăn nhanh: PGS.TS Ngọc cho biết, xu thế hiện đại do bận rộn, nhiều người (đặc biệt là người trẻ) tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh. Bên cạnh đó, không ít gia đình chiều con nên cho trẻ ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn đường phố… dẫn đến thừa cân, béo phì. Chính điều này gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa và khiến gan bị tổn thương. Do vậy thay vì chọn đồ ăn nhanh, thức ăn đường phố, chúng ta nên chú trọng các thực phẩm tươi, sống. Bữa cơm gia đình cũng cần cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng, ưu tiên rau xanh, củ quả nhiều sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể. Điều này giảm gánh nặng cho gan, tăng cường chức năng bảo vệ tế bào gan.

Sử dụng thực phẩm bị mốc: PGS.TS Trịnh Thị Ngọc chia sẻ, một vấn đề nhiều người gặp phải là chưa chú trọng đến an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lá gan.

“Tôi vẫn chưa quên được vụ ngộ độc cách đây vài năm, khi một gia đình dân tộc ở vùng cao có tới 4 người tử vong sau khi ăn bột ngô bị mốc (mèn mén). Đáng nói, người lớn trong gia đình đều tử vong, chỉ còn lại 4 đứa trẻ nhỏ tuổi tự nuôi nhau. Đây là sự việc rất đau lòng và tôi hy vong mọi người hãy nâng cao nhận thức trong quá trình sử dụng đồ ăn, để tránh những hệ lụy đau lòng”, PGS.TS Ngọc chia sẻ.

Thực tế, nhiều người thấy gạo, đậu, ngô... bị mốc nhưng tiếc không bỏ đi, đem phơi khô để ăn tiếp, với suy nghĩ phơi qua nắng nấm mốc sẽ bị tiêu diệt và dùng bình thường. Nhưng thực chất độc tố của các loại nấm mốc thường không được phá hủy hoàn toàn dù ở nhiệt độ rất cao. Nếu thực phẩm đã bị nấm, mốc nên bỏ, không tiếp tục dùng.

Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, ngũ cốc bị mốc (gạo, ngô, đậu…) sản sinh ra chất aflatoxin - đây là chất độc gây hại khắp cơ thể nhưng nhiều nhất là gan. Aflatoxin là một loại độc tố vi nấm được sản sinh một cách tự nhiên do một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính, nấm mốc Aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.

Chủ quan với virus gây viêm gan, không đi khám sức khỏe định kỳ: Virus viêm gan B, C rất nguy hiểm với lá gan, gây nên tình trạng viêm gan cấp, xơ gan và ung thư tế bào gan. Nhưng không ít người đang chủ quan về vấn đề này, chỉ đi khám khi đã có triệu chứng dẫn đến phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Qua đó, PGS.TS Ngọc khuyến cáo người dân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin phòng virus viêm gan cũng rất quan trọng để phòng bệnh. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lối sống như hạn chế rượu bia, hút thuốc, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên tập thể dục.

Mỗi tháng nhuộm tóc 2 lần, cô gái trẻ khiến gan tổn thương nặng

Do nhuộm tóc liên tục với tần suất cao, cô Lý đã khiến gan quá sức chịu đựng, bị tổn thương, cuối cùng tiến triển thành viêm gan.

Cô Lý, 30 tuổi ở Phúc Kiến, Trung Quốc, là người phụ nữ vô cùng thời thượng. Do sở thích chơi màu, cô Lý thường xuyên nhuộm tóc 2 lần/tháng.
Thời gian đầu, ngoài việc cảm thấy xót chân tóc do hay tẩy tóc, cô Lý không thấy khó chịu. Thế nhưng, đột nhiên gần đây, cô Lý liên tục có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, da và mắt vàng, nước tiểu cũng vàng bất thường nên đã đến bệnh viện khám.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.