Xuất hiện quái thú 230 triệu tuổi lai giữa cá sấu và chim

Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.

Trả lời phỏng vấn của tờ Live Science, nhà cổ sinh vật học David Lovelace từ Trường Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) cho biết quái thú Beesiiwo cooowuse không đặc biệt lớn, chỉ nặng 5-7 kg, dài khoảng 0,6 m.

Nó là một sinh vật ăn cỏ, thường tiêu thụ những cây lá kim, dương xỉ... với cái miệng trông như mỏ vẹt tước và cắt lá hiệu quả. Nó thuộc về một nhóm bò sát cổ đại lớn hơn gọi là rhynchosaur.

Xuat hien quai thu 230 trieu tuoi lai giua ca sau va chim

Quái thú vừa lộ diện ở Mỹ - Ảnh: Gabriel Ugueto

Có tới 5 mẫu vật hóa thạch của rhynchosaur được khai quật tại Hệ tầng Popo Agie, một hệ tầng địa chất kỷ Tam Điệp ở dãy núi Bighorn, một phần của dãy Rocky phía Bắc nước Mỹ.

Ba trong số 5 mẫu vật thuộc về loài mới Beesiiwo cooowuse. Do nơi mà nó lộ diện thuộc về vùng đất của người Mỹ bản địa nên các nhà khoa học đã phối hợp với Văn phòng Bảo tồn lịch sử bộ lạc Bắc Arapaho để đặt cái tên theo ngôn ngữ Arapaho nói trên, có nghĩa là "thằn lằn lớn từ khu vực Alcova".

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Diversity cho biết nó thuộc nhóm những con thằn lằn cổ đại nhất. Hình dáng "lai tạp" kỳ lạ của quái thú này không quá khó hiểu, bởi nó là họ hàng xa của cả cá sấu và chim ngày nay.

Do mẫu vật bao gồm cả một phần hàm quái thú, nó còn giúp các nhà khoa học tái tạo lại cảnh quan và môi trường của khu vực trong kỷ Tam Điệp ngày xưa.

“Soi” đá bờ biển, đụng độ quái vật 170 triệu tuổi như mới chết

Một sinh viên ở Scotland đã đi dạo dọc bờ biển Đảo Skye khi thủy triều xuống và hy vọng nhặt được một chiếc xương khủng long nào đó.

Khi săm soi những tảng đá vừa lộ ra ven biển, cậu sinh viên đã có "phát hiện của cả đời người". Các nhà cổ sinh vật học vào cuộc và mất 5 năm cố gắng chạy đua với thủy triều, họ mới "trình làng" được với thế giới nghiên cứu về loài quái vật lần đầu tiên được tìm thấy trên thế giới.

“Soi” da bo bien, dung do quai vat 170 trieu tuoi nhu moi chet

Phiến đá chứa hóa thạch - Ảnh: Gregory Funston

Đó là một "nữ hoàng bầu trời" thuộc nhóm bò sát bay gọi chung là dực long. Nó được đặt tên khoa học là Dearc sgkathanach.

Theo Science Alert, quái vật có sải cánh dài hơn 2,5 mét, có niên đại 170 triệu tuổi, tức thuộc kỷ Jura. Và nó là con dực long lớn nhất kỷ Jura từng được ghi nhận, cho thấy nhóm bò sát quái vật này có thể phát triển lớn hơn nhiều trong kỷ Jura, so với suy nghĩ trước đây.

“Soi” da bo bien, dung do quai vat 170 trieu tuoi nhu moi chet-Hinh-2

Quái vật mới được tái hiện trong ảnh đồ họa - Ảnh: Natalia Jagielska

Giáo sư Steve Brusatte từ Đại học Edinburgh, tác giả chính của nghiên cứu cho biết trước đây dực long được cho là trở nên ngoại cỡ từ kỷ Phấn Trắng, khi chúng bắt đầu phải cạnh tranh với các loài chim sơ khai. Nhưng quái vật mới này đã buộc các nhà cổ sinh vật học lật lại lịch sử tiến hóa.

Hóa thạch trong tình trạng đặc biệt tốt, gần như nguyên sơ, từ xương đến khớp nối gần như hoàn chỉnh, những chiếc răng vẫn giữ nguyên lớp men sáng bóng "như mới chết hôm qua", theo nhận định của các tác giả. Ảnh chụp cắt lớp cho thấy não nó có thùy thị giác lớn, tức thị lực phải cực tốt. Chúng được cho là săn cá và mực để tồn tại.

Mẫu vật sẽ được đưa đến Bảo tàng Quốc gia Scotland để nghiên cứu thêm.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Current Biology.

Quái vật 6m mặt chó, mình thằn lằn hiện hình ở Ai Cập

Ai Cập không chỉ nổi tiếng là vương quốc của những xác ướp và kim tự tháp. "Thánh địa quái vật" - hệ tầng Hệ tầng Bahariya thuộc kỷ Phấn Trắng Thượng - vừa hé lộ một loài theropod kỳ lạ.

Quái vật vừa được khai quật là phần đốt sống cổ được bảo quản cực kỳ tốt của một con abelisaurid ceratosaur cỡ trung bình, một loài thuộc nhóm theropod - tức "khủng long chân thú" - một nhóm khủng long lớn mà thằn lằn bạo chúa T-rex là đại diện nổi tiếng nhất.

Sinh vật sở hữu đốt sống hóa thạch sống cách đây khoảng 98 triệu năm, có khuôn mặt giống chó mặt xệ, răng nhỏ, cánh tay nhỏ và chiều dài 6 m.

Quai vat 6m mat cho, minh than lan hien hinh o Ai Cap

Mô tả về "thế giới quái vật" Bahariya - Ảnh: Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie

Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Belal Salem từ Đại học Bang Ohio - Mỹ, hóa thạch quái vật mới đại diện cho hóa thạch abelisaurid đầu tiên được xác nhận từ Hệ tầng Bahariya và là hồ sơ lâu đời nhất về abelisaurid từ Ai Cập và đông bắc châu Phi nói chung.

Vì thế, phát hiện này đặc biệt quý giá và góp phần giúp các nhà khoa học tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về thế giới quái thú Bahariya. Hệ tầng Bahariya thuộc Ốc đảo Bahariya ở sa mạc phía Tây của Ai Cập, từng là một trong những nơi nguy hiểm nhất địa cầu bởi có quá nhiều loài thú săn mồi hung tợn cùng sinh sống và tàn sát lẫn nhau.

Abelisaurid ceratosaurs là một trong những loài khủng long chân thú thân trung bình đến lớn và phổ biến nhất về mặt địa lý trong suốt kỷ Phấn Trắng ở Nam bán cầu.

Chúng chiếm giữ các hốc sinh thái của loài ăn thịt ở Nam Mỹ, lục địa Châu Phi, vùng Indo-Madagascar, Châu Âu và có thể cả Úc. Tuy nhiên, chỉ có những bằng chứng rất rời rạc về abelisaurids mới được đưa ra ánh sáng từ Ai Cập và đông bắc châu Phi nói chung.

Các phát hiện được công bố trên tạp chí Royal Society Open Science.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.