Hình ảnh giống khỉ đột và con lạc đà ngồi đối diện với nhau. |
Ấn tượng chùm ảnh sao Hỏa đẹp ngoạn mục
(Kiến Thức) - Những bức ảnh sao Hỏa đẹp ngoạn mục đang rất thu hút sự chú ý sau khi thông tin có nước trên sao Hỏa được công bố.
Thăm dò vũ trụ không chỉ có robot tự hành Curiosity và Opportunity, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, NASA còn tung lên sao Hỏa một tàu quỹ đạo thăm dò có tên Mars Reconnaissance Orbiter (MRO). Nhờ có MRO, con người đã được chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp về hành tinh đỏ. Dưới đây là Top 10 bức ảnh sao Hỏa đẹp ngoạn mục do MRO chụp được. |
Điểm danh những điều khủng khiếp khi sống trên sao Hỏa
(Kiến Thức) - Môi trường khắc nghiệt, điều kiện sống thiếu thốn, hay những nguy hại tới sức khỏe… là các vấn đề phải đối mặt khi sống trên sao Hỏa.
Chi phí lên sống trên sao Hỏa đắt đỏ. Hiện tại, NASA dự kiến khoảng 50 tỷ USD cho dự án đưa người lên sao Hỏa trong vòng một thập kỷ. Chi phí này cao gấp đôi so với dự án năm 1962 - 1972. Ông Robert Zubrin, chủ tịch Hội sao Hỏa cho rằng chi phí có thể rẻ hơn chút, nhưng nó sẽ vẫn nằm trong khoảng từ 5 tỷ đến 20 tỷ USD. |
Chuyến bay lên sao Hỏa có tính rủi ro khá cao. Chỉ cần sai phạm một điều rất nhỏ trong quá trình cất cánh hoặc hạ cánh cũng có thể khiến cho cả hệ thống hỗ trợ tàu thất bại. Đó là chưa kể đến các bức xạ cao và làm giảm trọng lực của bạn. |
Ngay cả khi chúng ta có đủ tiền và điều kiện để vượt qua thời tiết khắc nghiệt trong chuyến du hành thì việc đến với sao Hỏa cũng không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Hiện tại, chưa có công nghệ nào có thể giúp con người an toàn trên bề mặt sao Hỏa. |
Khi xuất hiện trên hành tinh đỏ này, chúng ta sẽ phải đối mặt với thực tế là sẽ bị đóng băng. Nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là khoảng 2,4 độ C. Trong khi mùa hè gần xích đạo, nhiệt độ có thể đạt tớ 70 độ thì nó có thể sụt giảm xuống gần -200 độ vào mùa đông. |
Ngoài ra, bầu khí quyển trên sao Hỏa rất mỏng và hơi nước rất ít. Lượng oxy chỉ có khoảng 0,15% (rất thấp so với 21% trên trái đất). 96% lượng khí trên sao Hỏa là cacbon đioxit. |
Bầu khí quyển mỏng khiến cho việc chắn các bức xạ có hại như tia cực tím từ mặt trời trên sao Hỏa kém đi. Bức xạ này có thế gây tổn hại đến tế bào thực, động vật, thậm chí gây tử vong. |
Việc trồng trọt có thể là vấn đề lớn trên sao Hỏa vì đất đai kém màu mỡ. Đất trên sao Hỏa từ chối mọi sự sống, kể cả vi khuẩn. |
Sao Hỏa nhận được 1/3 đến một nửa lượng ánh sáng Mặt trời như Trái đất, tùy thuộc vào nơi nó ở trong quỹ đạo quanh Mặt trời. Khi có ít ánh sáng Mặt trời, những dụng cụ năng lượng sẽ cần nhiều thời gian để nạp hơn. |
Thêm vào đó, nước là yếu tố cần thiết cho sự sống mà trên sao Hỏa rất hiếm. Sao Hỏa từng là một đại dương rộng lớn nhưng ngày nay nó chủ yếu tồn tại ở dạng băng, chỉ có một ít dòng nước mặn chảy trên mặt sao Hỏa. |
Sao Hỏa cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi những cơn bão bụi kéo dài vài ngày đồng thời mang theo các hại bụi nhỏ với tốc độ từ 50 đến 100 km/h. Nhưng cơn bão bụi lớn có thể đủ phủ kín toàn bộ hành tinh trong vài tuần. |
Ngoài việc phải sống trong điều kiện khó khăn, người đến với hành tinh đỏ còn phải đối mặt với cảm giác cô lập và cô đơn chưa từng thấy. Sẽ phải mất ít nhất 25 phút bạn mới có được cuộc trò chuyện với người thân trên trái đất. |
Bên cạnh thách thức về tinh thàn, đến với sao Hỏa cơ thể bạn sẽ phải chịu nhiều thách thức. Trên sao Hỏa, trọng lượng của chúng ta chỉ bằng 1/3 so với trọng lượng trên trái đất. Điều này có thể gây ra những hậu quả không lường được với sức khỏe. |
Họp báo NASA: Tìm ra thủ phạm giết chết sự sống trên sao Hỏa
(Kiến Thức) - Buổi họp báo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố nguyên nhân nước và khí quyển (dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa) biến mất.
Vào 2h sáng ngày 6/11 (theo giờ Việt Nam), Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tổ chức buổi họp báo công bố thông tin quan trọng về sự sống trên sao Hỏa.
Hình ảnh gió Mặt trời tác động đến khí quyển sao Hỏa. |
Các chuyên gia của NASA cho hay, tuyên bố này dẫn chứng từ những dữ liệu thu được từ tàu MAVEN (Mars Atmosphere and Volatile Evolution Mission - Sứ mệnh Khí quyển và Tiến hóa bất ổn của sao Hỏa) sau khi tiếp cận quỹ đạo sao Hỏa từ năm 2014 để nghiên cứu.
Dựa trên những dữ liệu từ MAVEN, bầu khí quyển từ sao Hỏa hiện đang bị phân tách bởi các luồng gió Mặt trời, thậm chí bị ảnh hưởng mạnh hơn cả khi xảy ra những cơn bão Mặt trời.
MAVEN tính toán được tốc độ thoát khí ra ngoài vũ trụ của sao Hỏa là khoảng 100gr/giây. Lượng khí này thoát ra tuy nhỏ, nhưng theo thời gian sẽ trở thành con số lớn. Ngoài ra, tốc độ thoát khí mạnh hơn khi có bão Mặt trời. Điều đó đồng nghĩa hàng tỉ năm trước, lượng khí thoát ra rất lớn, do Mặt trời lúc này hoạt động cực kỳ mạnh.
Nhà khoa học Joe Grebowsky, người thực hiện dự án MAVEN cho biết: “Gió Mặt trời được xem là nguyên nhân chính khiến khí quyển trên sao Hỏa biến mất, làm thay đổi hoàn toàn khí hậu trên hành tinh này, bao gồm cả lý do nguồn nước biến mất”.
Theo các nhà nghiên cứu NASA, việc hiểu được những gì xảy ra với bầu khí quyển của sao Hỏa sẽ tiết lộ cho nhân loại biết về sự năng động và phát triển ở bất kỳ bầu khí quyển nào của hành tinh. Từ đó, con người có thể hiểu hơn về sự thay đổi môi trường các hành tinh và dần hé lộ lời giải về cuộc hành trình lên sao Hỏa của NASA.
Buổi họp báo đã tiết lộ thông tin chấn động, bầu khí quyển của sao Hỏa từng rất giống Trái đất, nhưng giờ đây lại trở nên khô cằn, không còn dấu hiệu sự sống bởi gió Mặt trời. Chính những cơn gió Mặt trời đã tàn phá sao Hỏa.
Gió Mặt trời thực chất là dòng chảy của các hạt proton và electron, có tốc độ khoảng 1,6 triệu km/h. Từ trường của những con gió Mặt trời khi đi qua bầu khí quyển của sao Hỏa có thể tạo thành một từ trường (thứ làm tăng tốc độ ion trong khí quyển) khiến các hạt này văng ra ngoài vũ trụ. Tuy sao Hỏa từng có hệ thống sông hồ dày đặc, nhưng việc phải hứng chịu tác động từ gió Mặt trời và các tia cực tím có cường độ mạnh khiến bề mặt hành tinh dần trở nên khô cằn, hoang hóa.
Trả lời câu hỏi về việc liệu hiện tượng tương tự có xảy ra với Trái đất, các chuyên gia NASA cho rằng, tuy hiện nay Trái đất vẫn an toàn nhưng trong tương lai, hệ từ trường của Trái đất có thể ngừng hoạt động. Theo đó, tất yếu sẽ là việc bầu khí quyển của chúng ta có khả năng cũng bị xé nát.