Ấn tượng chùm ảnh sao Hỏa đẹp ngoạn mục

Ấn tượng chùm ảnh sao Hỏa đẹp ngoạn mục

(Kiến Thức) - Những bức ảnh sao Hỏa đẹp ngoạn mục đang rất thu hút sự chú ý sau khi thông tin có nước trên sao Hỏa được công bố.

Thăm dò vũ trụ không chỉ có robot tự hành Curiosity và Opportunity, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, NASA còn tung lên sao Hỏa một tàu quỹ đạo thăm dò có tên Mars Reconnaissance Orbiter (MRO). Nhờ có MRO, con người đã được chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp về hành tinh đỏ. Dưới đây là Top 10 bức  ảnh sao Hỏa đẹp ngoạn mục do MRO chụp được.
Thăm dò vũ trụ không chỉ có robot tự hành Curiosity và Opportunity, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, NASA còn tung lên sao Hỏa một tàu quỹ đạo thăm dò có tên Mars Reconnaissance Orbiter (MRO). Nhờ có MRO, con người đã được chiêm ngưỡng những bức ảnh tuyệt đẹp về hành tinh đỏ. Dưới đây là Top 10 bức ảnh sao Hỏa đẹp ngoạn mục do MRO chụp được.
Được điều hành bởi Đại học Arizona và trang bị HiRISE - camera có độ phân giải cao trị giá 40 triệu USD với độ mở ống kính phản chiếu lớn, có khả năng chụp ảnh 0,3 megapixel, MRO đã thực hiện tốt sứ mệnh ngoài không gian của mình. Trong ảnh là khu vực "Noctis Labyrinthus" hay còn gọi là "Labyrinth of the Night", nơi đây là địa điểm các thung lũng dốc nằm giao nhau trông giống mê cung trên bề mặt sao Hỏa.
Được điều hành bởi Đại học Arizona và trang bị HiRISE - camera có độ phân giải cao trị giá 40 triệu USD với độ mở ống kính phản chiếu lớn, có khả năng chụp ảnh 0,3 megapixel, MRO đã thực hiện tốt sứ mệnh ngoài không gian của mình. Trong ảnh là khu vực "Noctis Labyrinthus" hay còn gọi là "Labyrinth of the Night", nơi đây là địa điểm các thung lũng dốc nằm giao nhau trông giống mê cung trên bề mặt sao Hỏa.
Sao Hỏa được mệnh danh là hành tinh đỏ nhưng khi chụp, MRO đã được tăng "màu sai", giúp các nhà khoa học theo dõi những thay đổi trên bề mặt hành tinh này. Trong ảnh là Vùng đất cằn cỗi bị xói mòn tại Aram Chaos, một miệng hố lớn gần xích đạo sao Hỏa, nơi đây có rất nhiều trầm tích.
Sao Hỏa được mệnh danh là hành tinh đỏ nhưng khi chụp, MRO đã được tăng "màu sai", giúp các nhà khoa học theo dõi những thay đổi trên bề mặt hành tinh này. Trong ảnh là Vùng đất cằn cỗi bị xói mòn tại Aram Chaos, một miệng hố lớn gần xích đạo sao Hỏa, nơi đây có rất nhiều trầm tích.
Đây là hình ảnh của một nơi được gọi là "miệng núi lửa đảo ngược" ở vùng Arabia Terra của sao Hỏa, có đường kính khoảng 250m.
Đây là hình ảnh của một nơi được gọi là "miệng núi lửa đảo ngược" ở vùng Arabia Terra của sao Hỏa, có đường kính khoảng 250m.
Một trong những đụn cát đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện trên sao Hỏa ở miệng núi lửa Proctor Crater.
Một trong những đụn cát đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện trên sao Hỏa ở miệng núi lửa Proctor Crater.
Các mỏ đất sét đa dạng ở vùng Nili Fossae là một trong những khu vực hấp dẫn nhất đối với các nhà khoa học nghiên cứu sao Hỏa bởi nơi đây cung cấp các điều kiện cho phép các vật liệu hữu cơ được bảo tồn.
Các mỏ đất sét đa dạng ở vùng Nili Fossae là một trong những khu vực hấp dẫn nhất đối với các nhà khoa học nghiên cứu sao Hỏa bởi nơi đây cung cấp các điều kiện cho phép các vật liệu hữu cơ được bảo tồn.

Một đụn cát khổng lồ trông giống như con rắn nằm trong lưu vực tác động Hellas của sao Hỏa. Đụn cát này được hình thành do gió thổi liên tục cùng hướng trong suốt một thời gian dài.
Một đụn cát khổng lồ trông giống như con rắn nằm trong lưu vực tác động Hellas của sao Hỏa. Đụn cát này được hình thành do gió thổi liên tục cùng hướng trong suốt một thời gian dài.
Một miệng núi lửa mới được nhìn thấy trên bề mặt sao Hỏa, đẹp hoàn hảo với bụi màu bị phun lên trong một tác động.
Một miệng núi lửa mới được nhìn thấy trên bề mặt sao Hỏa, đẹp hoàn hảo với bụi màu bị phun lên trong một tác động.
Robot tự hành Curiosity (chấm nhỏ màu sẫm ở góc 1/4 phía dưới, bên trái) khi di chuyển để lại dấu vết giống như "đường ray" đặt trên bề mặt sao Hỏa. Hình ảnh được chụp bởi camera HiRISE.
Robot tự hành Curiosity (chấm nhỏ màu sẫm ở góc 1/4 phía dưới, bên trái) khi di chuyển để lại dấu vết giống như "đường ray" đặt trên bề mặt sao Hỏa. Hình ảnh được chụp bởi camera HiRISE.
Một cơn bão bụi đang bay cao được chụp từ quỹ đạo ở vùng Amazonia Planitia của sao Hỏa vào cuối mùa xuân.
Một cơn bão bụi đang bay cao được chụp từ quỹ đạo ở vùng Amazonia Planitia của sao Hỏa vào cuối mùa xuân.
Quỷ bụi để lại những bản "hợp tấu" đầy ma mị trên bề mặt cát của hành tinh đỏ.
Quỷ bụi để lại những bản "hợp tấu" đầy ma mị trên bề mặt cát của hành tinh đỏ.

GALLERY MỚI NHẤT