Xác sinh vật biển 150 triệu năm tuổi giống hệt Quái vật hồ Lochness

Sinh vật biển dài 12 mét, tồn tại cách đây 150 triệu năm mới được phát hiện ở Nam Cực với vẻ ngoài giống hệt như Quái vật hồ Lochness.

Mời quý độc giả xem video: Kinh khiếp loài sên biển có nọc độc
Theo Daily Star, bộ xương sinh vật biển tồn tại cách đây 150 triệu năm trước vẫn còn khá nguyên vẹn nhờ điều kiện thời tiết lạnh giá khắc nghiệt.
Mô phỏng quái vật biển Plesiosaur.
Mô phỏng quái vật biển Plesiosaur. 
Sinh vật này được xác định là quái vật biển Plesiosaur. Nó từng thống trị đại dương trong hơn một trăm triệu năm, trước khi biến mất cùng thời điểm loài khủng long tuyệt chủng.
Các nhà khoa học phải mất 2 giờ bay bằng trực thăng từ căn cứ Marambio của Argentina đến nơi tìm ra bộ xương hóa thạch của loài bò sát giống Quái vật hồ Lochness.
Phát hiện này cũng được chú ý vì đây là bằng chứng cho thấy có sự sống tồn tại ở Nam Cực sớm hơn hàng chục triệu năm so với những dự đoán từ trước.
Bộ xương hóa thạch của Plesiosaur cho thấy quái vật biển này dài khoảng 12 mét.
José Patricio O'Gormon, một trong những nhà khoa học đóng góp vào phát hiện chấn động này nói: “Đây là hóa thạch Plesiosaur sớm hơn 80 triệu năm so với những gì chúng tôi từng biết”.
Ông O’Gormon nói bộ xương Plesiosaur tồn tại cách đây 150 triệu năm, trong tình trạng nguyên vẹn tại một hồ băng ở Nam Cực.
Bộ xương Plesiosaur mà các nhà khoa học tìm thấy dài khoảng 12 mét.
Bộ xương Plesiosaur mà các nhà khoa học tìm thấy dài khoảng 12 mét. 
Điều này khiến nhóm nghiên cứu bất ngờ. “Phát hiện này đặc biệt phi thường, vì không ai nghĩ rằng sinh vật cổ xưa như Plesiosaur vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay”, Soledad Cavalli, nhà khoa học Argentina nói.
Theo ông Cavalli, sở dĩ bộ xương của Plesiosaur vẫn còn sót lại bởi nấm mồ dưới đáy biển băng giá này có rất ít khí oxy cho các sinh vật khác tồn tại.
Điều này có nghĩa là các dạng sống khác rất ít có khả năng tác động vào xác Plesiosaur cũng như cơ thể của nó không dễ dàng bị thối rữa.
Phát hiện này cũng dấy lên hy vọng về khả năng hồi sinh thành công loài khủng long và các sinh vật khác sống ở thời tiền sử.

Phát hiện hóa thạch vi khuẩn cổ đại biết “trốn nắng“

(Kiến Thức) - Hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi vừa được phát hiện núp mình trong các lớp trầm tích để tránh tia bức xạ mãnh liệt từ Mặt trời.

Cụ thể, hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này được tìm thấy tại vành đai địa chất Barberton ở Nam Phi, chúng được đánh giá là lớp sinh vật đầu tiên, cổ xưa nhất trên Trái đất biết cách "trốn" khỏi các tia bức xạ Mặt trời khốc liệt. Hành vi này của vi khuẩn cổ đại được đánh giá giống như con người, khi nắng sẽ biết kiếm chỗ mát, miễn sao có thể an toàn sinh tồn là được.

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“
 
Thời kỳ vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này sinh sống thuộc vào kỷ Aeon Archae. Lúc này, Trái đất chưa có tầng ozon bao phủ, tia bức xạ Mặt trời chiếu thẳng xuống bề mặt Trái đất với sức công phá khắc nghiệt hơn so với thời bây giờ.

Các nhà khoa học tin rằng loài vi khuẩn này là dạng sống cổ đầu tiên ý thức được tác hại của tia UV nên đã ẩn mình trong những bọt khí nhỏ li ti trên bề mặt đá trầm tích có niên đại 3,2 tỷ năm tuổi.

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“-Hinh-2
 

Phat hien hoa thach vi khuan co dai biet “tron nang“-Hinh-3
 
Qua khảo sát, đo đạc hóa thạch cùng với biểu đồ photomicrographs và bản đồ nhiệt Raman. Kết quả cho thấy hóa thạch vi khuẩn độc đáo này có dạng hình que, cấu trúc cơ thể hình thảm lượn.

Hình dạng một số hóa thạch khác của loài vi khuẩn này được xác định là khá đồng nhất, đồng thời, vi chất hóa thạch được tìm thấy gồm các hệ thống DNA, protein, chất béo, hydrogen cyanide, hydrogen sulphide …- Alessandro Airo, thuộc trường Đại học Freedom Berlin, Đức nói.

Hóa thạch vi khuẩn hình que này có xu hướng sống cộng sinh và kết thành một chuỗi dài trong các bọt khí trầm tích. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về sự liên kết cộng sinh kỳ diệu, bí ẩn của loài vi khuẩn 3,2 tỷ năm này.

Hóa thạch khủng long hiếm như trúng số ở Canada

Các chuyên gia tin rằng đây là hóa thạch khủng long được giữ tốt nhất từ trước đến nay, thậm chí tốt đến nỗi có thể giúp tái hiện hình ảnh 3 chiều con vật bằng kỹ thuật vi tính.

National Geographic đưa tin Bảo tàng Sinh vật cổ Hoàng gia Tyrrell ở Canada đã công bố mẫu hóa thạch khủng long 110 triệu năm tuổi "hiếm như trúng số" mà các chuyên gia tin rằng được lưu giữ tốt nhất từ trước đến nay hôm 12/5.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.