Vườn quốc gia bị phong tỏa, sư tử tràn ra đường nhựa ngủ say sưa

Một đàn sư tử được bắt gặp đang ngủ trưa ngay giữa một con đường nhựa tại Công viên Quốc gia tại Nam Phi, trong thời điểm nước này đang trong lệnh phong tỏa vì dịch COVID-19.

Vuon quoc gia bi phong toa, su tu tran ra duong nhua ngu say sua

Đàn sư tử ngủ say sưa giữa một đoạn đường nhựa tại Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi (Ảnh: Richard Sowry)

Những bức ảnh trên được chụp lại bởi Richard Sowry, một kiểm lâm của Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi, và được đăng tải trên Twitter của công viên.

Ông Sowry cho biết đã phát hiện điều kỳ thú trên khi đang lái xe gần khu cắm trại Orpen Rest trong công viên vào chiều 15.4. "Cả đàn sư tử nằm ngủ trên con đường vốn thường ngày tấp nập khách du lịch qua lại. Trong khi trước đó, chúng chỉ ra đường vào những đêm lạnh mùa đông, lúc mặt đường nhựa còn giữ được hơi ấm", ông nói.

Dù ông Sowry chỉ đứng cách đàn sư tử 5 mét để có thể chụp ảnh chúng bằng điện thoại di động, song những con sư tử dường như không có phản ứng gì, hầu hết chúng có vẻ đang ngủ rất say.

Ông giải thích: "Tất cả các loài động vật có nhiều nỗi sợ hãi theo bản năng trước con người, nên thông thường đàn sư tử sẽ không bao giờ cho phép tôi được đến gần chúng như vậy."

Vuon quoc gia bi phong toa, su tu tran ra duong nhua ngu say sua-Hinh-2

Những bức ảnh trên được chụp lại bởi Richard Sowry, một kiểm lâm của công viên (Ảnh: Richard Sowry)

Được thành lập vào năm 1898, Công viên Kruger có diện tích trải dài tới 2 triệu hecta tại phía đông bắc Nam Phi và là nhà ở của nhiều loại động vật hoang dã khác nhau, trong đó có các loại thuộc nhóm “big 5”, gồm trâu rừng, voi, báo đốm, sư tử và tê giác.

Theo trang web của công viên, một khảo sát được thực hiện từ năm 2005 đến 2006 cho thấy nơi đây là nhà của 1.600 cá thể sư tử.

Công viên Kruger đang tạm thời bị đóng cửa từ ngày 25.3 vừa qua để ngăn chặn những ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trước đó, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa chính thức công bố lệnh phong tỏa kéo dài 21 ngày trên toàn quốc, có hiệu lực từ ngày 23.3.

Tính đến thời điểm 17.4, Nam Phi đã ghi nhận 2.605 ca dương tính với COVID-19, trong đó có 48 trường hợp tử vong và 903 trường hợp đã hồi phục.

Động vật có cảm xúc giống như con người không?

Giáo sư Marc Bekoff, người chuyên nghiên cứu về động vật đã chỉ ra rằng cảm xúc là một món quà từ tổ tiên xa xôi của chúng ta. Cả con người và động vật đều có cảm xúc. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học dường như quên đi điều này và coi động vật là đối tượng nghiên cứu vô tri vô giác.

Marc Bekoff đôi khi hỏi những người đồng nghiệp tiến hành thí nghiệm trên động vật rằng họ có đối xử như vậy với những con chó của họ theo cách tương tự không. Câu hỏi đơn giản này vừa bất ngờ, vừa khiến ta phải suy nghĩ. Nhờ các nhà khoa học như Marc Bekoff và Jane Goodall mà nghiên cứu về hành vi của động vật mới dần trở nên nhân đạo hơn. Vậy các loài động vật có cảm xúc và cảm giác giống như con người không?

Giải mã trí nhớ siêu việt của những động vật khó tin

(Kiến Thức) - Trí nhớ siêu việt của những động vật này khiến con người và các nhà khoa học phải bất ngờ, đặc biệt với trí nhớ của cá heo, là động vật có trí nhớ xã hội lâu nhất trong giới động vật.

Giai ma tri nho sieu viet cua nhung dong vat kho tin
Cá heo. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ xác định cá heo là động vật có trí nhớ xã hội lâu nhất trong giới động vật. Các nhà nghiên cứu đã đem chú cá heo Bailey cách ly khỏi cô "bạn gái” Alice trong khoảng thời gian hơn 20 năm. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài xa cách như thế, Bailey vẫn nhận ra tín hiệu của Alice sau khi các nhà khoa học truyền lại những tín hiệu đó qua loa phóng thanh. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.