Vừa xuất viện mẹ chồng đã sai nấu cơm vì "sảy thai chứ có liệt đâu"

Tôi lấy chồng xa nhà hơn 200km. Ngày lên xe hoa, mẹ cứ sụt sùi khóc vì thương tôi. Mẹ lo cho tôi vô cùng khi phải về làm dâu trong một gia đình hà khắc. Vì bà biết tinh thần, thể chất tôi từ nhỏ đã yếu đuối.

Hiểu được nỗi lo của mẹ, chồng tôi hứa sẽ cố gắng yêu thương và chăm sóc tôi, không để ai bắt nạt tôi hết. Anh còn hứa chúng tôi sẽ ra ở riêng sau hai năm ở cùng bố mẹ anh. Nhờ đó, tôi phần nào vững tâm.

Thế nhưng, nỗi lo lắng của mẹ tôi đã đúng. Dù chồng từng báo trước rằng bố mẹ anh khá khó tính, nhưng tôi vẫn sốc nặng khi về làm dâu nhà này. Bố chồng khá "trái khoáy". Ông nghiện rượu nặng. Mỗi lần rượu vào thì lời ra. Ông mắng chửi hết tất cả mọi người trong nhà, kể cả dâu mới là tôi. Không ít lần tôi phải dọn dẹp tới khuya mới xong đống chén bát bị ông đập phá.

Còn mẹ chồng thì thờ ơ, lạnh nhạt. Bà chỉ biết có tiền! Ngay sau đám cưới, mẹ chồng đã đưa cho tôi 1 danh sách dài những thứ bà đã chi. Từ việc bà mua nội thất phòng ngủ cho 2 vợ chồng, rồi tiền cỗ bàn, tráp ăn hỏi... đến ngay cả bộ áo dài mặc ngày cưới của bà... để vợ chồng tôi trả nợ. Thế là bao nhiêu tiền mừng cưới, chúng tôi đều dốc vét đưa cho mẹ chồng. Thậm chí còn không đủ, tôi đành phải bỏ thêm tiền túi của mình ra 10 triệu đồng nữa.

Điều kinh khủng nhất là mẹ chồng coi thường gia đình tôi ra mặt. Theo bà, bố mẹ tôi làm nông nên nghèo. Nhiều lần trước mặt tôi, mẹ chồng nói với khách rằng:"Thằng Chiến ăn phải bùa mê thuốc lú của cái con ấy, chứ bao nhiêu đám nhà cao cửa rộng thì chê để rồi rước cái của nợ chẳng có quái gì về nhà".

Nghĩ mà bực nhưng vẫn có chồng thương yêu nên tôi nín nhịn, toàn ngậm bồ hòn cho qua mọi chuyện.

Lấy chồng được 6 tháng thì tôi có tin vui. Cứ nghĩ đứa bé trong bụng sẽ là cầu nối giữa tôi và bố mẹ chồng. Nhưng không, bản tính của 2 người đó là vậy rồi. Họ vẫn chỉ coi tôi là dâu, chứ không phải con cái trong cái nhà này!

Do thể trạng yếu nên 3 tháng đầu, tôi bị nghén đủ kiểu, ngửi mùi thức ăn thôi đã sợ, rồi nôn mật xanh mật vàng. Ấy vậy mà mẹ chồng không thương. Bà vẫn bắt tôi nấu cơm đều 3 bữa mỗi ngày. Không những thế, tôi vẫn phải dọn dẹp nhà cửa, rồi giặt giũ quần áo cho cả nhà.

Sáng hôm thứ 7 tuần trước, khi đi chợ, tôi không may bị ngã xe dẫn đến sảy thai. Con đã đến với tôi được 5 tháng rồi song vẫn rời đi khiến tôi đau đứt ruột. Tôi khóc ngất đi. Những ngày tôi nằm trong bệnh viện chỉ có mẹ đẻ vào chăm sóc. Tuyệt nhiên bố mẹ chồng chẳng thấy đâu. Chồng tôi thì cũng chỉ vào tranh thủ mà thôi.

Nằm bệnh viện theo dõi 5 ngày thì tôi được xuất viện. Thương mẹ đẻ mấy đêm thức trắng vì lo cho con gái, tôi cố gắng tỏ ra mình ổn rồi bảo bà về quê.

Vua xuat vien me chong da sai nau com vi
Ảnh minh họa.

Từ ngày mất con, về nhà chồng, tôi lại thấy căn nhà vốn đã lạnh lẽo, lại càng thêm lạnh lẽo. Bố mẹ chồng vẫn cứ thờ ơ với con dâu như vậy. Bố chồng ngày ngày vẫn say sưa, lè nhè rồi mang chuyện con cái ra để nhiếc móc tôi.

Mẹ chồng thì lại giao việc nhà cho con dâu. Bà than thở với hàng xóm rằng, mấy hôm tôi không ở nhà. Mình bà phải làm hết dẫn đến chân tay mỏi nhừ, người thì mệt mỏi.

Nhưng đau lòng nhất chính là sự thay đổi của chồng tôi. Anh có vẻ chán vợ ra mặt, không còn chiều chuộng tôi như trước kia nữa. Chồng cũng chẳng thèm đỡ đần vợ việc nhà, suốt ngày đi sớm về muộn.

Tôi buồn lắm. Mất con, nhà chồng đau 1 thì tôi đau 10 chứ. Vậy mà họ làm như kiểu tôi cố tình vậy.

Sáng nay, một phần vì nhớ con, 1 phần vì vẫn còn đau đớn sau ca phẫu thuật lấy cái thai ra, tôi chẳng buồn dậy, nằm trên giường thút thít khóc vì tủi thân.

Đến trưa vẫn chưa thấy cơm nước dọn lên bàn, mẹ chồng xông vào phòng tôi sồn sồn mắng: "Chị không dậy nấu cơm đi còn định nằm ăn vạ đến bao giờ nữa. Sảy thai thôi chứ có bị liệt đâu mà nằm ì một chỗ? Nhiệm vụ quan trọng nhất là sinh con cho cái nhà này đã làm không nổi, giờ còn định nhường việc ăn uống, dọn dẹp cho tôi làm hay sao? Thật không hiểu nổi tại sao thằng Chiến lại yêu thương cô được cơ chứ".

Nghe vậy, tôi ức đến tận cổ. Cố nén đau thương, tôi vùng dậy nói thẳng với mẹ chồng: "Con nói cho mẹ hay, con con mất cũng là do cái nhà này đối xử tệ bạc với nó. Từ ngày con mang bầu nào có được ăn uống tử tế. Đã thế con còn làm việc như ô sin trong nhà. Bố mẹ có bao giờ được lời hỏi thăm con dâu, hay cháu nội ốm hay khỏe thế nào chưa? Mua cho con, cho cháu được cái gì tẩm bổ chưa.

Còn nữa, hôm đó con bị ngã xe là do nhìn thấy chồng chở gái đó mẹ. Anh ấy nhìn thấy con thì vội vàng bỏ chạy khiến con phải rồ ga đuổi theo. Vợ bầu bí ốm yếu ở nhà vẫn phải nai lưng phục vụ nhà chồng. Còn chồng thì rảnh rang cặp kè. Đây mẹ không tin thì mẹ xem đi".

Nói rồi tôi đưa cho bà tấm ảnh mình chụp vội cảnh chồng đang ôm ấp, chở gái ngay giữa thanh thiên bạch nhật. Mẹ chồng á khẩu ngay sau những gì tôi nói.

Mặc kệ bà đang đần mặt ra, tôi giành lấy điện thoại rồi gọi cho bố mẹ mình. Tôi tuyên bố sẽ ly hôn và xin bố mẹ đón về nhà. Mẹ đẻ tôi đồng ý luôn. Tôi nghĩ, cuộc hôn nhân này đáng ra phải giải tán lâu rồi. Câu nói vô tâm của mẹ chồng chẳng qua chỉ là giọt nước tràn ly mà thôi! 

Chiêu giảng hòa mâu thuẫn mẹ chồng và em gái chồng

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng “ưu ái” chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.
 

 Cuộc sống với gia đình chồng không bao giờ giống như tưởng tượng của chị em trước khi xuất giá, có lúc xảy ra những vấn đề khiến bạn thật khó có thể xử lý như việc phải đứng giữa chiến tuyến giữa mẹ chồng và em gái chồng.

Tại sao mẹ con ruột lại cãi nhau?

Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh (Học viện Vera), trên thực tế không chỉ mẹ chồng nàng dâu mới có mâu thuẫn mà chuyện đó cũng diễn ra ngay cả với mẹ chồng và em gái, hoặc chị gái chồng. Bởi, cho dù là mẹ con ruột đi chăng nữa, đã là người của hai thế hệ, khó lòng tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn về tư duy.

Mẹ luôn là người luôn muốn dành toàn bộ những điều tốt đẹp nhất bà có cho đứa con thân yêu của mình, bao gồm cả kho kiến thức dân gian, kinh nghiệm bà góp nhặt từ bao đời. Còn con gái, phần ỷ lại vào mẹ mình, phần có tầm nhìn rộng rãi hơn về thế giới quan thông qua các phương tiện đại chúng hiện đại, sẽ có lúc không đồng ý với mẹ mà đưa ra lời phản bác. Dĩ nhiên, vì cô là con ruột nên dù nói gì làm gì đi nữa cũng sẽ dễ dàng thẳng thắn và trực tiếp hơn so với cuộc tranh đấu truyền kỳ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Khi làm dâu, gặp cảnh mẹ chồng và em chồng hoặc chị chồng có mâu thuẫn, bỗng dưng chị em bị đẩy và tình thế khó xử. Không ít người cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi của hai mẹ con nhà chồng và họ luôn phải đặt ra câu hỏi cần phải ứng xử ra sao cho đúng.

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng "ưu ái" chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.

Tại sao lại cần bạn vào lúc này?

Thật ra trong vấn đề này, chuyện bạn là người đứng giữa, chịu trách nhiệm hòa giải cho hai mẹ con họ và là tấm bia đỡ đạn mà cả hai trưng dụng cũng là có lý do. Bởi trong gia đình, bạn là người duy nhất để mẹ và em chồng có thể nhờ cậy bởi những lý do sau:

Đầu tiên, bạn là người phụ nữ duy nhất còn lại trong nhà để họ nhờ cậy. Bởi lúc này, chồng bạn đã "trốn" đi, bởi đàn ông rất sợ bị lôi vào cuộc chiến của những người phụ nữ.

Chieu giang hoa mau thuan me chong va em gai chong
Ảnh minh họa 

Lý do mẹ chồng ngày nào cũng vào căn phòng khóa trái

Bà nhìn em mặt cắt không còn giọt máu, lại biết em vừa lao từ trên gác xép xuống, bà liền bảo em ngồi xuống rồi thẳng thắn kể lại với em mọi chuyện.
 

Em mới lấy chồng được ba tháng nay các chị ạ. Trước khi cưới em vẫn lo lắng về mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Thế nhưng về chung sống em mới nhận ra những điều mình lo lắng là thừa thãi. Mẹ chồng em rất hiền hậu và yêu quý con dâu. Bà thương em như con gái đẻ vậy. Lại có chồng tâm lý, em nghĩ mình là một người phụ nữ thực sự may mắn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.