Vũ khí hóa học Sarin nguy hiểm đến mức nào?

(Kiến Thức) - Mỹ và phương Tây đang lên tiếng cáo buộc chính phủ Syria sử dụng khí sarin khiến hàng trăm người dân thường thiệt mạng. Vậy khí này độc ở chỗ nào?

Sarin là gì?

Sarin là một khí gây tác động trực tiếp lên não bộ do con người chế tạo ra. Nó được chế tạo lần đầu tiên làm thuốc trừ cỏ tại Đức năm 1938.

Sarin còn được biết tới với tên gọi GB, là tác nhân gây tổn thương não bộ, được phát triển trong thế chiến thứ II và được đặt tên theo tên của nhà khoa học người Đức đã tổng hợp nên chúng. Ở nhiệt độ phòng, sarin rất dễ bốc hơi.

Sarin là một chất lỏng trong suốt, không màu, không vị. Nó được tạo thành từ 4 hợp chất hóa học đimetila phốt pho methyl, phốt pho triclorua, natri florua và rượu. Hiện tượng phơi nhiễm chỉ diễn ra khi chất lỏng tiếp xúc với da hoặc khí độc được giải phóng dưới dạng hơi.

Sarin và các chất độc gây hại cho não bộ có thể được dùng trong cuộc chiến tranh Iraq- Iran những năm 1980. Giáo phái Nhật Aum Shinrikyo cũng đã từng sử dụng khí này trong 2 cuộc tấn công vào Nhật, khiến nhiều người chết và bị thương.

Phơi nhiễm sarin với liều lượng lớn có thể dẫn tới tử vong.
Phơi nhiễm sarin với liều lượng lớn có thể dẫn tới tử vong.

Sarin hoạt động thế nào?

Sarin hoạt động chủ yếu bằng cách kết hợp với chất acetylcholine, chất hóa học giúp các tế bào thần kinh liên lạc với nhau và với các cơ. Việc ngăn chặn mối liên hệ này khiến các cơ bị kích thích mạnh. Sự lan tỏa của chất độc phụ thuộc nhiều vào lượng khí và thời gian mà họ bị phơi nhiễm. Triệu chứng phơi nhiễm khí có thể xuất hiện trong vòng vài giây, còn với chất lỏng sarin thì cần tới vài phút hoặc thậm chí là 18 giờ.

Liều lượng lớn chất sarin có thể gây ra hiện tượng mất ý thức, co giật, tê liệt, suy hô hấp và tử vong. Liều lượng nhỏ có thể gây ra triệu chúng chảy nước mũi, chảy nước mắt, chảy nước dãi, ra mồ hôi, buồn nôn và nôn.

Do sarin bốc hơi nhanh chóng nên nó có thể gây ra mối đe dọa ngay tức thì, nhưng trong một thời gian ngắn.

Bằng chứng sử dụng sarin.

Theo chuyên gia phòng chống khủng bố thuộc Liên hiệp các nhà khoa học Mỹ và đồng thời là một cây bút cho tạp chí Khoa học nguyên tử Charles Blair, việc chứng minh có sử dụng sarin là rất khó khăn. Để chứng minh sự tồn tại của nó, các nhà khoa học phải điều tra mẫu đất, máu, mẫu tóc từ khu vực bị tấn công và từ nạn nhân cuộc tấn công đó.

Số chất hóa học trong thuốc lá


Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu, trường Đại học Y Hà Nội: Người ta đã phân tích thấy khói thuốc lá chứa hơn 4.000 chất hóa học khác nhau, trong đó có khoảng 50 chất có khả năng gây ung thư. Các chất này được sinh ra khi thuốc lá được đốt cháy.

Nhiệt độ thuốc đốt cháy khoảng 950 độ C, ở nhiệt độ đặc biệt cao này, các chất vô cơ và hữu cơ trong sợi thuốc biến đổi thành gần 4.000 chất trên.  

Những sinh vật đáng yêu nhất hành tinh

(Kiến Thức) - Cáo sa mạc, lạc đà Alpaca, chuột Chinchilla...đều được coi là những loài động vật dễ thương nhất thế giới, theo chuyên trang du lịch CNNGo của tờ CNN bình chọn.

Cáo sa mạc rất khác với những con cáo thông thường ở hình dáng và bởi nó có thể thuần hóa được. Cáo sa mạc có cái tai to khủng khiếp, có nhiều con tai còn to hơn cả mặt. Một con cáo sa mạc sống trung bình từ 12 đến 16 năm. Con cáo trưởng thành nặng hơn 10kg. Chúng sống nhiều ở vùng sa mạc quanh Bắc Phi.
 Cáo sa mạc rất khác với những con cáo thông thường ở hình dáng và bởi nó có thể thuần hóa được. Cáo sa mạc có cái tai to khủng khiếp, có nhiều con tai còn to hơn cả mặt. Một con cáo sa mạc sống trung bình từ 12 đến 16 năm. Con cáo trưởng thành nặng hơn 10kg. Chúng sống nhiều ở vùng sa mạc quanh Bắc Phi.
Khỉ lùn Tarsier là một trong số những loài khỉ bé nhất trên Trái đất, cao khoảng 85 đến 160mm, sống ở vùng Đông Nam Á. Loài khỉ c ó đôi mắt to tròndễ thương này đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Khỉ lùn Tarsier

là một trong số những loài khỉ bé nhất trên Trái đất, cao khoảng 85 đến 160mm, sống ở vùng Đông Nam Á. Loài khỉ c ó đôi mắt to tròndễ thương này đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.