Vụ đâm thiên thạch khổng lồ khiến khủng long tuyệt diệt

Trái đất bị bao phủ bởi màn đêm vô tận cùng với sự tuyệt diệt của loài khủng long, sau khi bị tiểu hành tinh khổng lồ đâm trúng.

Theo Daily Mail, thống trị Trái đất trong suốt 165 triệu năm, loài khủng long đã bị tuyệt diệt bởi một tiểu hành tinh khổng lồ đâm trúng.
Vu dam thien thach khong lo khien khung long tuyet diet
 Mô phỏng cảnh tượng khi tiểu hành tinh đâm trúng Trái đất.
Cú va chạm cách đây 66 triệu năm này cũng là nguyên nhân khiến Trái đất chìm trong bóng tối suốt hai năm, các nhà khoa học đi đến kết luận.
Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và các chuyên gia đến từ Đại học Colorado Boulder, nhóm nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia (NCAR) đã sử dụng máy vi tính để lập mô hình Trái đất khi bị tiểu hành tinh đâm trúng.
Cú va chạm mạnh gây ra những trận động đất, sóng thần và núi lửa phun trào khắp nơi. 75% sinh vật tồn tại trên Trái đất khi đó, bao gồm cả loài khủng long đã bị diệt vong. Một số loài sinh vật khác có kích thước nhỏ hơn đã sống sót.
"Sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật có kích thước lớn trên đất liền có thể do ảnh hưởng trực tiếp của vụ va chạm, nhưng những loài sống ở đại dương hoặc đào hang dưới lòng đất tạm thời sống sót", Charles Bardeen, một nhà khoa học ở NCAR cho biết. “Chúng tôi muốn xem xét những hệ quả lâu dài của vụ va chạm đối với Trái đất và những loài động vật còn sót lại”.
Vu dam thien thach khong lo khien khung long tuyet diet-Hinh-2
Cú va chạm không chỉ tác động đến các sinh vật lớn mà các loài động, thực vật ẩn sau dưới đại dương. 
Kết quả mô phỏng cho thấy, cú va chạm đã tạo ra tới 15.000 triệu tấn bồ hóng, một dạng vi tinh thể của than chì. Bồ hóng hình thành là kết quả của quá trình cháy do tiểu hành tinh đâm vào Trái đất.
Số lượng khổng lồ bồ hóng tạo thành lá chắn ngăn giữa Trái đất và ánh sáng Mặt trời. "Bầu trời ban ngày khi đó tối như vào một đêm trăng", Owen Toon, đồng tác giả nghiên cứu ở Đại học Colorado Boulder nói.
Dần dần, lớp bồ hóng tan đi và bầu trời sáng trở lại, nhưng quá trình quang hợp không thể diễn ra suốt hơn 18 tháng do tiểu hành tinh phá hủy phần lớn cây cối trên Trái đất. Các loài thực vật phù du chết dần chết mòn vì thiếu ánh sáng Mặt trời trong thời gian dài.
Việc thiếu ánh sáng Mặt trời khiến nhiệt độ Trái đất giảm còn 28 độ C trên đất liền và 11 độ C trên đại dương ở thời điểm đó. Ở các tầng khí quyển trên cùng, bồ hóng làm khí quyển ấm lên, hơi nước phản ứng với tầng bình lưu, sản sinh hydro phá hủy tầng ozone.

Cận cảnh dàn khủng long rơm cực thú vị ở Nhật

(Kiến Thức) - Độc đáo, mới lạ, những con khủng long rơm ở Nhật đã khiến du khách cực kỳ thích thú. 

Can canh dan khung long rom cuc thu vi o Nhat
 Vừa qua ở Niigata, Nhật Bản vừa diễn ra lễ hội rơm rạ (lễ hội Wara). Những người nông dân cũng là những nghệ sĩ địa phương Nhật Bản đã sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật từ rơm rạ cực kỳ độc đáo. Những con khủng long rơm khiến du khách cực kỳ thích thú. 

Phát hiện mới về “anh em họ” của loài khủng long

Các loài động vật có họ hàng với loài khủng long có thể đã xuất hiện muộn hơn so với quan điểm khoa học trước đây. 

Mới đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các loài động vật có họ hàng với loài khủng long có thể đã xuất hiện muộn hơn so với quan điểm khoa học trước đây. Điều này cung cấp những manh mối mới về nguồn gốc của loài khủng long.

Phat hien moi ve “anh em ho” cua loai khung long
 Một số loài họ hàng của khủng long (bên trái) và một số loài khủng long đầu tiên (bên phải).

Các nhà khoa học từng cho rằng, những loài bò sát cổ đại (những sinh vật giống khủng long nhưng thiếu một số đặc điểm nhận dạng để được coi là khủng long) đã xuất hiện trên Trái Đất khoảng 245 triệu năm trước đây. Tuy nhiên, bây giờ họ có thể phải suy nghĩ lại bởi những nghiên cứu mới nhất cho thấy, chúng sống vào thời điểm khá gần với những loài khủng long đầu tiên.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Proceedings (Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ), khoảng 236 triệu năm trước đây, những loài họ hàng với khủng long đã xuất hiện. Còn những con khủng long đầu tiên xuất hiện vào khoảng 5 triệu năm sau, tức là khoảng 231 triệu năm trước. Việc tìm ra được niên đại các loài này có thể giúp các nhà khoa học trả lời câu hỏi lâu nay về nguồn gốc và sự phát triển của những con khủng long.

"Chúng ta vẫn có khá ít thông tin về nguồn gốc của loài khủng long và cách chúng tiến hóa từ những loài anh em họ gần nhất, điều đó xảy ra khi nào và ở đâu", nhà nghiên cứu Cổ sinh vật học và Sinh vật học tiến hóa Steve Brusatte (Đại học Edinburgh) cho biết.

Khủng long và những loài anh em họ của chúng là những nhóm động vật phát triển từ một tổ tiên chung. Chúng có quan hệ giống như cô dì, chú bác và anh em họ của nhau. Đôi khi bạn được sinh ra sau cô và chú của bạn, nhưng bạn sống cùng thời với những người anh em họ của bạn", nhà khoa học Randall Irmis (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Utah) giải thích.

“Những loài có họ hàng với khủng long đã xuất hiện trước loài khủng long, nhưng chúng vẫn còn sống vào thời đại của khủng long. Chúng không phải là dòng dõi trực tiếp đã sinh ra những con khủng long mà giữa chúng có cùng một tổ tiên chung” - Tiến sĩ Irmis giải thích.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.