Vợ quyết ở lại HN ăn Tết, lý do khiến nhà chồng phẫn nộ

Cả mẹ và vợ đều kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình khiến tôi rất khó xử.

Thời gian này ai cũng đang hối hả đi mua sắm để chuẩn bị đón Tết. Vậy mà tâm trạng tôi cứ rối như tơ vò. Tôi không biết phải quyết định thế nào. Mong mọi người bớt chút thời gian, tư vấn giúp tôi.
Tôi và vợ kết hôn đã 11 năm, có hai con trai.
Suốt 11 năm qua, chúng tôi sống và làm việc ở Hà Nội. Tết đến, vợ chồng tôi lại đưa các con về quê để sum họp với bố mẹ, anh chị em.
Quê tôi cách Hà Nội 100km còn quê vợ cách Hà Nội 300km nên 2 năm một lần, vợ tôi và 1 con trai về ăn Tết bên ngoại. Còn lại, chúng tôi về quê nội.
Vo quyet o lai HN an Tet, ly do khien nha chong phan no
Năm nay, hai vợ chồng tích góp mua được căn chung cư. Tháng 12 vừa qua, chúng tôi mới hoàn thiện nội thất và dọn đến ở.
Cứ tưởng sau bao nhiêu năm mới có được căn nhà, Tết này gia đình tôi sẽ vui lắm. Nào ngờ, vợ tôi dở chứng.
Sau khi về ở nhà mới, cô ấy nói, Tết năm nay cả nhà phải ở lại Hà Nội. Cô ấy giải thích, bây giờ, chúng tôi đã có nhà cửa thì Tết phải ở nhà mình để sắm sửa, thờ cúng cho đàng hoàng.
Hơn nữa, năm nay là năm đầu tiên về nhà mới nên ngày Tết càng không nên để nhà hoang lạnh.
Cô ấy dự tính, trước Tết một tuần hai vợ chồng sẽ chia nhau về nội, ngoại biếu Tết. Chiều mùng 1 Tết hoặc sáng mùng 2, vợ chồng con cái sẽ về quê nội ăn Tết một ngày rồi trở lại Thủ đô.
Tóm lại, chúng tôi sẽ đón Tết ở Hà Nội là chính.
Thú thật, tôi nghe vợ nói cũng thấy có lý. Nhưng truyền thống gia đình tôi, ngày Tết con cháu phải tập trung đông đủ nên chắc chắn bố mẹ tôi sẽ không chấp nhận việc này.
Vợ tôi lại cho rằng, từ trước đến nay, mọi người có thói quen như vậy vì các con đi làm ăn xa nhưng chưa ai có nhà riêng. Ở phòng trọ thì Tết về với bố mẹ là chuyện bình thường. Nhưng khi có nhà riêng thì mọi việc phải khác.
Hôm qua, mẹ tôi gọi điện, hỏi thời gian vợ chồng tôi về quê. Tôi có nói qua dự định của vợ. Mẹ tôi nghe xong rất bức xúc.
Mẹ bảo, bố mẹ còn sống mà ngày Tết các con không về thì sau cũng không cần về nữa.
Mẹ cũng nói, nếu vợ tôi không muốn về quê chồng thì cứ để cô ấy ở lại Hà Nội. Nhưng tôi và hai con trai thì nhất định phải về.
Bố tôi, anh trai tôi và 3 chị gái biết chuyện cũng gọi điện, nhắn tin mắng tôi xối xả.
Vợ tôi đọc được tin nhắn nhưng nhất định không thay đổi quan điểm. Cô ấy bảo, nếu muốn, tôi có thể về quê ăn Tết nhưng các con thì phải ở lại cùng mẹ.
Bây giờ tôi là người đứng giữa nên rất khó xử. Mẹ tôi lại vốn không có thiện cảm với con dâu nên nếu không về ăn Tết, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ càng khó giải quyết.
Lúc đó tôi sẽ càng thêm đau đầu. Tôi phải làm gì để mọi việc ổn thỏa. Mong mọi người tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Vợ chồng trẻ đau đầu chuyện "Tết nội hay Tết ngoại"

Một cậu bạn của tôi từng tuyên bố: “Hoặc lấy vợ cùng quê, hoặc cùng ở Hà Nội, còn không ế, chứ vợ một quê chồng một quê, Tết nhất chạy đi chạy lại thôi cũng thấy mệt rồi".

Vậy mà, tôi gái Bắc lấy chồng trai Trung và chúng tôi sống ở Miền Nam. Những ngày Tết sắp đến, câu hỏi mà tôi gặp nhiều nhất là "năm nay Tết nội hay Tết ngoại?".

Uống rượu dịp Tết, vạn lần không được làm hành động này nếu không muốn mất mạng

Hành động móc họng gây nôn sau khi uống rượu bia bị say được rất nhiều sử dụng, tuy nhiên hành động này có thể dẫn đến “mất mạng”.

Tết nguyên đán sắp đến, gia đình đoàn tụ, ăn uống cùng bạn bè… rất nhiều người đều sẽ uống một chút rượu. Tuy nhiên cảm giác say thật sự rất khó chịu, không ít người vì muốn bản thân có thể uống được nhiều hơn hoặc là để cơ thể không cảm thấy khó chịu, nên đã lựa chọn một phương pháp – móc họng để nôn.
Nhưng bác sĩ Khoa tiêu hóa đã nhắc nhở rằng: Sau khi uống rượu móc họng gây nôn rất nguy hiểm, mỗi năm đều có không ít người, vì làm điều này sau khi uống rượu phải vào viện cấp cứu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.