Vợ chồng Hà Nội hâm nóng tình cảm mùa dịch

Dịch Covid-19 là nỗi lo chung của mọi người nhưng có không ít người coi đây là cơ hội để đảo ngược tình thế, chấp nhận sống chung, tìm cách giữ mình làm theo các khuyến cáo của Bộ Y tế, đồng thời tìm cách biến nhược điểm thành ưu điểm.

Với nhiều gia đình, đó là dịp để con cái được học thêm các kỹ năng, tăng độ gắn kết giữa bố mẹ với con cái, đồng thời là dịp để vợ chồng hâm nóng tình cảm. 

"Mùa dịch, con trẻ nghỉ học dài ngày, nhiều người cứ kêu mệt khi chăm sóc chúng ở nhà nhưng tôi lại thấy đây là cơ hội để gia đình gần gũi nhau hơn và dạy cho các con thêm các kỹ năng sống mà ngày thường bận rộn tôi không kịp làm", chị Thanh Hương (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

"Hai con gái của tôi thường ngày phải đi học rất nhiều, giờ các cháu ở nhà chủ yếu tự học và học online vào buổi tối. Vì thế, tôi thống nhất cùng các con làm một thời khóa biểu trong đó có việc học và làm những món ăn ngon theo hướng dẫn trên youtube. Tôi nhận thấy các cháu vui vẻ hoạt bát hẳn. Với các cháu có lẽ đó là khoảng thời gian giải trí, đồng thời học thêm các kỹ năng vào bếp khác. Thế là cứ tối đi làm về, cả nhà lại quây quần "đánh giá" từng bữa ăn của các cháu. Vui lắm!". Chị Thanh Hương không giấu được niềm vui khi kể lại.

Vo chong Ha Noi ham nong tinh cam mua dich

Cũng xác định sẽ giữ các con ở lại Hà Nội chứ không đưa con về quê "tránh dịch" như những người khác, chị Hoàng Nguyên (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: "Gửi con về quê thì mình rảnh thật, nhưng chỉ phù hợp với gia đình con nhỏ mà buộc phải có người chăm sóc, chứ hai con tôi cũng lớn rồi. Tôi nghĩ đây là cơ hội để cả gia đình gần gũi nhau hơn và là dịp để các cháu được làm điều mình thích". Bằng sáng kiến, để cho các con tự lập ra chủ đề học tập, chị Hoàng Nguyên hiểu rõ con mình có tính cách và tố chất như thế nào hơn - điều mà hàng ngày cuộc sống bận rộn cứ cuốn tất cả trôi vụt qua nhau.

"Cháu lớn lập thời khóa biểu cho mình trong đó có việc tìm hiểu về dịch bệnh, tự làm các clip chia sẻ cách phòng dịch mỗi ngày. Cháu thích truyền thông nên rất đầu tư vào việc làm sao để clip phải hay và hấp dẫn. Cháu nhỏ thì lại thích vẽ, nên sau dịp này nhà tôi dễ chừng có một phòng tranh sáng tạo của cháu. Giai đoạn này, tuy các con ở nhà nhiều, nhưng tôi cũng thấy có ích khi mình được sống chậm, được đồng hành với các con nhiều hơn. Mỗi tối, bố mẹ đi làm về, luôn được thấy hai con đã ở nhà với cơm nước sẵn sàng và những câu chuyện như dài hơn vì tất cả thư thái hơn, có nhiều thời gian bên nhau hơn", chị Hoàng Nguyên tâm sự.

Vo chong Ha Noi ham nong tinh cam mua dich-Hinh-2

Không giống như hai gia đình có con lớn nêu trên, gia đình anh Trọng Nghĩa (Thanh Xuân, Hà Nội) có con ở tuổi mẫu giáo. Cả hai vợ chồng đều phải đi làm nên thường ngày không có ai trông, anh chị gửi con về bên nội và xác định thành "vợ chồng son". 

"Vắng con, nhiều lúc nghĩ cũng buồn. Ngày nào cũng phải gọi điện về hỏi thăm và nghe giọng con thì mới đỡ nhớ. Nhưng đó là giai đoạn đầu thôi, giờ thì các con cũng quen với việc về với ông bà, như một kỳ nghỉ hè sớm, còn vợ chồng thì cũng yên tâm hơn. Còn lại hai vợ chồng, sớm tối đều chỉ loanh quanh đi làm rồi về thẳng nhà mà không còn có việc gặp gỡ bạn bè hay la cà quán xá, mua sắm này kia nữa. Ở bên nhau nhiều, vợ chồng lại thêm gắn kết hơn!", anh Trọng Nghĩa cho biết.

Theo đó, mỗi ngày vợ chồng anh đều dậy sớm hơn thường lệ, đều cùng nhau vào bếp để chuẩn bị bữa ăn cho sáng và trưa - điều mà trước đây, khi chưa có dịch, anh không bao giờ làm. "Gần bếp mới hiểu và trân quý hộp cơm trưa vợ đã làm gửi mình mang đi hàng ngày!", anh Nghĩa cho hay.

Rồi cứ mỗi buổi chiều tối, khi đi làm về, vợ chồng anh lại dành thời gian cùng nhau thể dục. "Chúng tôi vẫn thể dục đều đặn mỗi ngày, nhưng thay vì phải thay ca trông con như trước đây thì giờ chúng tôi cùng đi thể dục với nhau. Hai vợ chồng chọn con đường vắng người gần nhà để chạy, tăng cường sức khỏe. Rồi lại cùng nhau vào bếp cho bữa tối, cùng nhau làm các việc trong gia đình. Cùng nhau xem một bộ phim, xem lại những mục tiêu và kế hoạch khác trong cuộc sống... Bỗng dưng thành vợ chồng son, tình cảm lại thêm gắn kết. Không chừng sau dịch, chúng tôi lại có "tin vui"", anh Nghĩa hóm hỉnh chia sẻ.

Thật vậy, với ai đó có thể còn đang lo lắng khi dịch bệnh chưa kết thúc. Nhưng ở những ngôi nhà này, cách tận dụng khoảng thời gian quý giá bên nhau cũng là một cách làm ngôi nhà mình hạnh phúc hơn. Thật đáng để suy ngẫm và học tập!

Rạp phim vắng tanh vì dịch Corona, phim giờ vàng VTV hút khán giả

(Kiến Thức) - Trong bối cảnh đại dịch virus Corona bùng phát, khán giả hạn chế xem phim tại rạp nhưng tăng nhu cầu xem phim truyền hình. Mới nhất, phim giờ vàng VTV tăng buổi chiếu vào tối thứ 6 để khán giả có thêm lựa chọn giải trí.

Vì bệnh dịch viêm phổi cấp do virus Corona bùng phát, người dân đang hạn chế ra đường vui chơi, giải trí. Tình trạng này khiến các rạp chiếu phim tại Việt Nam rơi vào tình trạng vắng khán giả.

Những món ăn độc đáo ra đời trong mùa dịch Covid-19

(Kiến Thức) - Giữa thời điểm đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khẩu trang y tế và virus corona lại trở thành cảm hứng cho các đầu bếp sáng tạo nên những món ăn độc đáo có một không hai.

Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19

Anh Hoàng Tùng - chủ 1 cửa hàng pizza ở Hà Nội đã sáng tạo ra những chiếc bánh hamburger mang hình virus corona.

Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-2
Món ăn độc đáo này nằm ở vỏ bánh có màu xanh tự nhiên được làm từ hỗn hợp bột trộn thêm bột trà xanh và nước lá dứa ép. Ngoài ra, để tạo ra những chiếc gai nhô lên, người đầu bếp đã phải ngồi tỉ mẩn nặn, gắn trực tiếp từng cái lên vỏ bánh.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-3
Được biết, mục đích sáng tạo nên chiếc bánh hamburger hình virus corona này nhằm xua đi chút ảm đảm trong những ngày dịch bệnh diễn biến khó lường.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-4
Tương tự, một chủ tiệm làm bánh tại Pháp có tên Jean-Francois Pré đã sáng tạo ra những chiếc bánh chocolate mang hình virus corona.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-5
Những chiếc bánh độc đáo này được mô phỏng theo hình dạng của virus SARS-CoV-2, vỏ bánh được phủ một lớp chocolate sữa và đính kém những hạt hạnh nhân màu đỏ.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-6
Ý tưởng độc đáo của Jean-Francois Pré được mọi người đánh giá cao. Được biết, những chiếc bánh này sẽ sử dụng như những quả trứng Phục sinh - sản phẩm thường được dùng để trang trí và làm quà tặng trong lễ Phục sinh.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-7
Giữa đại dịch Covid-19, một cửa hàng trà sữa ở Thành Đô, Trung Quốc cũng phát minh ra sản phẩm mới với tên gọi cực kì "lạ tai" là trà sữa "Khẩu trang N95". Thức uống độc đáo này là sự kết hợp giữa trà sữa, đường nâu và vị thuốc Bản Lam Căn.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-8
Chủ cửa tiệm đã trải qua 4 lần cải tiến mới có thể tạo ra trà sữa "Khẩu trang N95" có mùi vị vô cùng mới lạ.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-9
Mục đích làm ra cốc trà sữa có tên gọi đặc biệt này chính là để thể hiện sự biết ơn dành cho các "Chiến sĩ áo trắng" - các y, bác sĩ trong cuộc chiến chống Covid-19 ở Trung Quốc. Theo đó, các nhân viên y tế nếu đến quán uống trà sữa sẽ được miễn phí hoàn toàn trong vòng 1 năm.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-10
Thịt viên mix nấm kim châm hình virus corona ra đời giữa mùa dịch Covid-19 vừa độc đáo lại ăn không tệ chút nào.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-11
Nồi lẩu đơn giản chỉ có ít nấm kim châm trộn chung với thịt băm viên nhưng lại "thích mắt" hơn hẳn vì mang hình dạng của loại virus nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.
Nhung mon an doc dao ra doi trong mua dich Covid-19-Hinh-12
Những chiếc khẩu trang KN95 được tái hiện đầy sinh động qua bàn tay của đầu bếp. Ảnh: Internet. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.