Vợ chồng già thui thủi sớm hôm

Tương tự như nhiều nơi khác trên thế giới, không ít người già ở Ấn Độ đang phải đối mặt với cảnh đơn côi, phải tự lo cho cuộc sống của chính mình khi đã ở tuổi “gần đất xa trời”.

Ai cũng cần có bạn bè
Bà Rekha Singh cùng chồng sống ở ngoại ô thủ đô New Delhi của Ấn Độ. 4 năm trước, hai người con trai của vợ chồng họ rời quê tới các thành phố xa để kiếm sống, bỏ lại cặp vợ chồng già thui thủi cùng nhau sớm hôm. Vắng bóng con cái, hai ông bà đã phải chật vật trong một thời gian dài để có thể đảm bảo cuộc sống của cả 2 khi đã ở tuổi xế chiều.
Tại Ấn Độ, hệ thống cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như các phương tiện giao thông công cộng hay xe lăn tại các địa điểm công cộng nhằm hỗ trợ các đối tượng, trong đó có người già chưa phổ biến, đồng nghĩa với việc những người già ít có cơ hội để để di chuyển xa và thường chỉ quanh quẩn quanh nhà.
Vo chong gia thui thui som hom
Vợ chồng bà Singh trong một lần đi du lịch vài năm trước. 
Bà Singh cũng thừa nhận cuộc sống ở khía cạnh xã hội của vợ chồng họ khá tẻ nhạt, bà và chồng hiếm khi có điều kiện để tham gia các hoạt động xã hội, giải trí hay mua sắm.
Tại Ấn Độ, việc các cặp vợ chồng già phải sống một mình trước đây khá hiếm bởi ở nền văn hóa này người trẻ vẫn thường tiếp tục sống với cha mẹ sau khi đã kết hôn hoặc đi làm, tạo thành các gia đình có nhiều thế hệ và có tính gắn kết cao. Tuy nhiên, gần đây, tình hình đã thay đổi đáng kể khi ngày càng có nhiều người trưởng thành trẻ tuổi tìm đến các thành phố để tìm việc làm hay ra nước ngoài để mưu cầu cơ hội sống tốt hơn.
Với những cặp vợ chồng già như ông bà Singh, việc điều chỉnh cuộc sống để có thể quen dần với sự vắng mặt của con cái tương đối khó khăn. Dĩ nhiên, dần dần họ cũng vẫn phải tự tập cho mình thói quen và tìm kiếm những thú vui nho nhỏ khiến họ trở nên bận rộn để quên đi sự trống trải.
Theo các nghiên cứu xã hội, những người già thường dành hầu hết thời gian trong ngày để gặp gỡ bạn bè. “Con người ở độ tuổi nào cũng cần phải có bạn bè nhưng ở đây chúng tôi lại không có nhiều cơ hội để gặp gỡ, kết bạn. Chúng tôi chỉ có vài người bạn có thể tâm sự và sẵn sàng hỗ trợ khi chúng tôi cần đến”, bà Singh cho biết.
Theo một khảo sát do đơn vị chăm sóc sức khỏe IVHSeniorCare thực hiện gần đây, những thay đổi trong mô hình gia đình ở Ấn Độ đã dẫn tới tình trạng ngày càng có nhiều cặp vợ chồng phải sống trong cảnh đơn côi, ông bà tự chăm nhau như nhà bà Singh. Họ luôn thèm muốn sự tương tác xã hội.
“Cần cam thì lại cho táo”
Khảo sát cũng nhấn mạnh rằng có rất ít cặp vợ chồng già sống một mình xem sức khỏe là mối lo ngại hàng đầu. Cụ thể, chỉ có 10% những người được hỏi nói rằng sức khỏe là vấn đề quan trọng nhất mà họ đang phải đối mặt. Trong khi đó, theo khảo sát, 36% người già xem tương tác xã hội là ưu tiên hàng đầu của họ, 19% nói họ lo ngại về sự an toàn của bản thân.
Điều này đúng, ít là với trường hợp của bà Singh. Dù vẫn may mắn hơn nhiều cụ bà cùng trang lứa khi vẫn có người chồng “đầu ấp tay gối” mấy chục năm đồng hành và có các cháu nội thi thoảng qua thăm nhưng bà cảm giác cô đơn vẫn ngày càng gia tăng cùng với số tuổi của bà. Những người bạn cùng lứa tuổi của bà cũng có chung cảm giác như vậy.
“Mọi người nói chung, và ngay cả con cái của những cặp vợ chồng già vẫn chưa hiểu rõ về những nhu cầu mà một người già thực sự cần. Cái mà những cặp vợ chồng già cần là sự đồng cảm và an toàn về mặt tình cảm”, bác sĩ G.S. Grewal - một nhà tư vấn về chăm sóc sức khỏe người già tại Bệnh viện Max ở New Delhi cho biết.
Ông Swadeep Srivastava - người sáng lập IVHSeniorCare - cũng nhận xét rằng người Ấn Độ hiện nay đang sống theo phong cách phương Tây. Có điều, ở các nước phương Tây, những nhu cầu thiết yếu cho người già được Chính phủ hay bảo hiểm giải quyết còn tại Ấn Độ, hệ thống cơ sở hạ tầng và phúc lợi vẫn chưa được đầy đủ như vậy.
“Những người già vẫn hi vọng con cái có thể chăm sóc họ khi về già, như cách mà họ đã chăm sóc cha mẹ của chính họ trước đây. Thế nhưng khoảng cách về giao tiếp và thế hệ khiến con cái của họ lại sẵn lòng cho cha mẹ tiền bạc, hiện vật chứ không hiểu rõ cha mẹ họ thực sự cần gì”, ông Srivastava nhận định.
IVHSeniorCare đã tiến hành khảo sát trên 1.000 người già sống tại 7 bang khác nhau của Ấn Độ nhằm tìm hiểu về lối sống, bao gồm các hoạt động hàng ngày của họ, những hình thức hỗ trợ mà họ nhận được cũng như về mức độ ra ngoài tham gia các hoạt động xã hội của họ.
Công ty cũng đã khảo sát 1.000 người trưởng thành trẻ tuổi đã sống xa cha mẹ ít nhất 5 năm. Kết quả khảo sát đã cho thấy sự khác biệt vô cùng lớn giữa những thứ mà những người già cần và những điều mà người trẻ nghĩ rằng cha mẹ họ cần.
Theo kết quả khảo sát, chỉ có 2% những người già cho biết cuộc sống của họ khá ổn còn 71% thú nhận cuộc sống của họ có nhiều vấn đề khiến họ không thể vui vẻ. Trong đó, sự cô lập về mặt xã hội được cho là yếu tố chính khiến sức khỏe của người già trở nên kém.
“Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: dinh dưỡng, sức khỏe yếu, mất trí nhớ và việc bị ngược đãi”, ông Grewal - Chủ tịch dự án thân thiện với người già - cho hay.
Theo ông Grewal, sự ngược đãi ở đây không chỉ là sự ngược đãi của người khác với người già mà còn bao gồm cả tình trạng người già tự ngược đãi bản thân. Ví dụ, có những người già có đầy đủ điều kiện vật chất nhưng vẫn tự khiến chất lượng cuộc sống của họ trở nên kém đi bằng việc không uống thuốc đúng giờ, cố tình không nấu những món ngon để ăn...
Còn với những người trưởng thành trẻ tuổi tham gia khảo sát, 59% nghĩ rằng cha mẹ họ rất thảnh thơi, cả ngày chỉ nghỉ ngơi, 23% nghĩ rằng cha mẹ họ bận rộn với công việc dọn dẹp nhà cửa hàng ngày. Không mấy người nghĩ đến khía cạnh thiếu thốn tình cảm của cha mẹ mình.
Theo Srivastava, khoảng cách thế hệ và xu hướng học theo văn hóa phương Tây khiến những đứa con không nhận ra được những nhu cầu thực sự của cha mẹ họ và kết quả là họ nhiều khi “cho cha mẹ táo trong khi cái mà cha mẹ họ cần là quả cam”.
Theo kết quả cuộc khảo sát có tên Ấn Độ là Juj Jug Jiyenge, có nghĩa là “Sống lâu hơn”, Ấn Độ hiện đang có khoảng hơn 100 triệu người già. Theo IVHSeniorCare, con số này đang gia tăng một cách không cân xứng và Ấn Độ dự kiến sẽ có thêm 240 triệu người già vào năm 2050. Điều này đặt ra những thách thức đáng kể trong việc chăm sóc sức khỏe của người già, nhất là sức khỏe tinh thần của họ.
Thách thức đáng kể
Trong trường hợp của cặp vợ chồng nhà Singh, họ còn may mắn hơn nhiều người khác vì sau 2 năm phải sống cô quạnh, một trong các con trai của bà đã trở về New Delhi làm việc. Khoảng cách giữa nơi ở của ông bà với con cái được rút lại xuống còn 80 km nên những đứa cháu có thể về thăm ông bà thường xuyên hơn.
Ngoài ra, vợ chồng họ còn có điều kiện tham gia một chương trình chăm sóc sức khỏe người già nên lo lắng về sức khỏe của họ cũng phần nào nhẹ bớt.
“Các vấn đề của vợ chồng tôi gần như đã được giải quyết nên chúng tôi cũng không cần lo ngại gì nhiều”, bà Singh cho hay. Đến nay, mỗi ngày bà Singh chủ yếu lo làm vườn và đọc sách. Bà cũng vẫn còn có chồng nên hai vợ chồng có thể cùng nhau làm mọi việc. Với bà, cuộc sống như vậy cũng là tương đối mãn nguyện.

Dấu hiệu bệnh người già tưởng đáng sợ nhưng vô hại

(Kiến Thức) - Sau 50 tuổi, cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bệnh người già rất đáng sợ. Song bạn không cần lo lắng quá.












Dau hieu o tuoi gia tuong dang so nhung vo hai
Chảy máu cam. Mọi người thường lo lắng rằng, máu chảy ra đột ngột là sự chảy máu nội bộ nhưng thật ra đó chỉ là sự bất thường của mạch máu ngăn phía trước mũi. Nguyên nhân dẫn tới việc chảy máu cam là do do các mao mạch ở cuốn mũi không bền, bị vỡ gây chảy máu. Điều này xảy ra khi bên trong mũi bị một vết thương nhỏ, do thời tiết lạnh và khô làm các màng mũi bị khô rồi bị nứt; do dị ứng; do mũi bị va chạm mạnh, thậm chí có thể do bạn mải mê ngoáy mũi… 
Dau hieu o tuoi gia tuong dang so nhung vo hai-Hinh-2
Một nguyên nhân khác của chảy máu cam là huyết áp cao hoặc dị ứng. Thông thường, chảy máu cam phổ biến ở trẻ em từ 2 -10 tuổi và người lớn 50-80 tuổi. Sẽ không nguy hại gì nếu máu cam chảy chỉ một lát. Nếu như máu cam chảy quá lâu trong 5 -10 phút thì bạn hãy gọi bác sỹ.  
Dau hieu o tuoi gia tuong dang so nhung vo hai-Hinh-3
Bệnh tê liệt thần kinh mặt hay còn gọi là bệnh Bell’s Palsy là một bệnh ít nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép. Tuy mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng ít gặp ở người dưới 15 và trên 60 tuổi. Rất nhiều người nhầm tưởng đây là bệnh đột quỵ nhưng thực ra nó chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và gây bất tiện trong đời sống sinh hoạt chứ không nguy hại nhiều đến sức khỏe của bạn. 
Dau hieu o tuoi gia tuong dang so nhung vo hai-Hinh-4
 Người bệnh có thể tự phát hiện bệnh này qua hoạt động vệ sinh buổi sáng: người bệnh khó chải răng, khó súc miệng, khó ăn sáng nhất là khi soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt, nhân trung lệch về một bên, môi miệng xếch về một bên. 
Dau hieu o tuoi gia tuong dang so nhung vo hai-Hinh-5
Vỡ mao mạch máu ở mắt. Chảy máu mắt hay chảy máu ở lòng trắng không phải là hiếm gặp, người bệnh thường rất lo lắng về điều này. Các mạch máu đôi khi bị vỡ do cấu trúc  rất thanh mảnh, gây ra hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc. Vùng xuất huyết là đám có màu đỏ rực hoặc đỏ nâu trên nền vũng mạc màu trắng sứ.
Dau hieu o tuoi gia tuong dang so nhung vo hai-Hinh-6
  Khác với vết thương ngoài da, máu ở kết mạc khi chảy ra khỏi lòng mạch không tạo dòng hay giỏ rọt ra ngoài không khí. Xuất huyết dưới kết mạc thường là lành tính, tự khỏi mà không cần điều trị gì trừ khi đi kèm với viêm nhiễm hay chấn thương. Bạn nên gặp bác sĩ nội khoa để dừng, giảm liều, hay chuyển đổi nếu đang dùng thuốc chống đông.  
Dau hieu o tuoi gia tuong dang so nhung vo hai-Hinh-7
Tim đập nhanh. Bạn cảm thấy trống ngực đập nhanh quá mức cũng không phải là vấn đề quá lo ngại. Đôi khi, những thay đổi trong hooc môn estrogen có thể gây đỏ bừng mặt, hồi hộp và nóng mặt. Tuy nhiên, đó không phải là triệu chứng đau tim như nhiều người vẫn nghĩ. 
Dau hieu o tuoi gia tuong dang so nhung vo hai-Hinh-8
Nó sẽ chỉ nguy hại khi nhịp tim của bạn đập 150 -200 lần/phút kèm theo những triệu chứng như hồi hộp, đau hàm hoặc đau cánh tay trái và có cảm giác gần như muốn xỉu. 
Dau hieu o tuoi gia tuong dang so nhung vo hai-Hinh-9
Sưng hạch bạch huyết. Nhiều người sợ hãi và nghi ngờ nó là dấu hiệu ung thư khi hạch trắng nổi các nơi trên cơ thể, hoặc tập trung ở đầu và cổ. Hạch bạch huyết, còn được gọi là các tuyến, đóng vai trò quan trọng trong khả năng của cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các nguyên nhân khác của bệnh tật. Thông thường, các hạch bạch huyết sưng và bị viêm do nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường. 

Nắng nóng liên tục, đề phòng trẻ nhỏ, người già nhập viện

Để phòng bệnh khi thời tiết nắng nóng, người già và trẻ nhỏ cần phải uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại trái cây để tăng cường sức đề kháng.  

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, PGS.TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung cho biết, nắng nóng gay gắt khiến lượng bệnh nhi đến khám tại bệnh viện trong mấy ngày gần đây tăng từ 10-15% so với bình thường. Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh của bệnh viện tiếp nhận khoảng từ 3.200-3.500 bệnh nhi đến khám chủ yếu là các bệnh lý sốt vi rút, tiêu chảy, viêm đường hô hấp…
“Để ứng phó với thời tiết nắng nóng, bệnh viện cũng đã tăng cường ghế ngồi, quạt mát, nước uống cho bệnh nhi và người nhà tại các khu chờ khám bệnh và tổ chức đón tiếp từ 5 giờ sáng. Các bác sĩ bắt đầu khám cho bệnh nhi từ 7 giờ sáng”- Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.
Nang nong lien tuc, de phong tre nho, nguoi gia nhap vien
 Rất đông bệnh nhân đang chờ khám chữa bệnh tại bệnh viện Nhi Trung ương

Tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Phó Giám đốc Nguyễn Văn Thường cho biết, lượng bệnh nhi cũng tăng nhẹ từ 5-7%. Điều đáng lo ngại là có nhiều trẻ phải nhập viện vì sốc nhiệt, viêm đường hô hấp dẫn đến viêm phổi nặng, sốt cao khó hạ thân nhiệt. Nguyên nhân là do trẻ được đưa ra, vào phòng điều hoà liên tục, cơ thể không thích ứng kịp với sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn.

Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam- Cu Ba, trung bình 3 ngày nay có khoảng gần 140 bệnh nhân đến khám/ngày, trong đó có khá nhiều bệnh nhi bị viêm đường hô hấp

Tại Bệnh viện Lão Khoa trung ương, chỉ trong hai ngày Hà Nội nắng nóng gay gắt, lượng bệnh nhân cao tuổi đến khám cũng gia tăng, mỗi ngày, trung bình có khoảng 300 lượt bệnh nhân. Các bệnh chủ yếu như: Bệnh đường hô hấp, tai biến mạch máu não…

Tại khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, đến thời điểm này chưa tiếp nhận ca sốc nhiệt nào. Tuy nhiên, theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương nắng nóng còn kéo dài và lên cao trong những ngày tới. Nguy cơ sốc nhiệt rất dễ xảy ra với những người phải đi ngoài đường.

TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt. Sốc nhiệt có thể giết hoặc gây tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Mặc dù sốc nhiệt chủ yếu ảnh hưởng tới những người trên 50 tuổi nhưng người trẻ cũng dễ gặp.

Nang nong lien tuc, de phong tre nho, nguoi gia nhap vien-Hinh-2
 Bệnh nhân chờ khám tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương. 
Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, ngất xỉu và lả nhiệt (kiệt sức vì nóng). Nhưng sốc nhiệt cũng có thể không có dấu hiệu báo trước. Sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm buồn nôn, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức hoặc hôn mê.
Sốc nhiệt rất dễ ảnh hưởng tới người cao tuổi sống trong các căn hộ hoặc nhà thiếu điều hòa không khí hoặc nhà không được thông khí tốt khi nắng nóng. Các nhóm nguy cơ cao khác bao gồm người ở bất cứ lứa tuổi nào không uống đủ nước, có bệnh mạn tính hoặc những người uống quá nhiều bia, rượu. Trẻ em, người mắc các bệnh như tim, phổi, cao huyết áp… có nguy cơ dễ sốc nhiệt.
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng bệnh khi thời tiết nắng nóng, người già và trẻ nhỏ cần phải uống đủ nước, dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung các loại trái cây để tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt cần tránh ra trời nắng trong khoảng từ 10h-16h bởi đây là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao. Ngoài ra, nhiệt độ trong phòng điều hoà và ngoài trời không được để chênh lệch quá lớn, tốt nhất nên bật ở mức từ 25-27 độ C.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.