Vợ cho 50 nghìn tiêu, cuối tháng cô ấy đưa ra tờ giấy ghi nợ

Nếu cứ để vợ cầm tiền tiêu hoang phí, chắc cả đời này gia đình chẳng thoát khỏi cảnh ở trọ nên tôi quyết định chỉ đưa 50 nghìn đồng cho vợ chi tiêu mỗi ngày.

Vợ đang ở nhà nuôi hai con, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng lương của tôi. Làm quần quật cả tháng nhưng đưa cho vợ bao nhiêu cũng thiếu khiến tôi vô cùng mệt mỏi.

Lương tháng của tôi 17 triệu, mỗi tháng đưa vợ 10 triệu đồng, thế mà cứ đến tầm ngày 23, 24 là hết sạch lại hỏi xin chồng. Không thể chấp nhận nổi cảnh tiêu hoang phí của vợ, tôi quyết thắt chặt chi tiêu trong gia đình.

Tôi bảo với vợ là tiền nhà điện nước chồng sẽ tự trả, hàng tuần bà ngoại đã gửi thịt, trứng, rau, cá tươi ở quê đầy đủ rồi nên mỗi ngày tôi chỉ đưa cho cô ấy 50 nghìn đồng để chi tiêu lặt vặt.

Vợ có vẻ không thoải mái lắm vì đang tiêu xài thoải mái giờ lại bị kìm hãm nhưng tôi mặc kệ. Bởi chỉ có làm thế gia đình mới tiết kiệm được tiền, để nhanh chóng mua được căn hộ chung cư mà sống cho thoải mái. Thế là từ hôm đó ngày nào tôi cũng đưa cho vợ 50 nghìn đồng đều như vắt chanh.

Vo cho 50 nghin tieu, cuoi thang co ay dua ra to giay ghi no
Tôi cảm thấy buồn vô cùng, cứ như mình đang bị hai mẹ con cô ấy bóc lột sức lao động vậy.

Suốt một tháng mọi việc rất suôn sẻ, tôi mừng rỡ báo tin với vợ là sau khi thắt chặt chi tiêu, chồng đã tiết kiệm được 8 triệu đồng. Trái ngược với niềm vui của tôi, vợ mặt lạnh đứng dậy lấy trong tủ ra một tờ giấy đưa cho chồng xem.

Vừa nhìn thấy danh sách vợ mắc nợ người ta, tôi sốc vô cùng. Đặc biệt là ở vị trí số 4, cô ấy ghi nợ ông bà ngoại 4 triệu đồng. Vợ giải thích rằng số tiền tôi đưa chỉ đủ mua sữa cho các con, còn tiền mua bỉm hay dầu mỡ, đồ chơi, tiền quà bánh ăn vặt cho các con… đều là mượn của những người hàng xóm tốt bụng.

Chồng hào sảng

Dù nhà nghèo rớt mùng tơi, nhưng hễ gặp bạn nhậu hay khách thân, sơ gì đều muốn “chơi đẹp”, kiểu “dân chơi sá gì mưa rơi”! 

Về quê dự đám cưới, lúc khởi hành về lại thành phố thì xe chết máy. Nghe tài xế bảo sửa xe mất vài tiếng, mọi người đành ghé vô quán nước mía bên đường cho đỡ ngột ngạt. Được anh chủ quán vui vẻ gợi ý, mấy ông ra chợ gần đó mua hải sản và thùng bia về lai rai giết thời gian.

Vợ ra sau quán rửa mặt, loáng thoáng nghe chị chủ quán cằn nhằn anh chồng. Thì ra, chị đòi tính tiền công luộc mấy ký nghêu sò vì quán bán nước mía chứ không phải quán nhậu, hơi đâu làm giùm. Anh chồng vặc lại: “Bạn thằng D. cũng như bạn mình, anh em không mà tính toán gì? Lâu lâu người ta ở thành phố xuống chơi mà!”. D. là tên chú rể mình vừa dự đám cưới, nhà chỉ cách đó mảnh vườn. Cái kiểu “tình thương mến thương” của anh chủ quán khiến mọi người thích thú vì sự hiếu khách, nồng hậu của người dân ở quê, nhưng là phụ nữ, mình lại cảm thông với người vợ hơn. Việc buôn bán rồi nhà cửa, con cái đã khiến chị tất bật lắm rồi, trông chị lam lũ thế kia mà! 

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Đã vậy còn phục vụ đám khách nhậu bất đắc dĩ, chưa kể phải bỏ gia vị, củi lửa, công sức nấu, nhậu xong cả đám bỏ mớ lộn xộn lại cho chị dọn, chị bực cũng phải. Cứ vài ngày lại gặp một đám bạn nhậu của ông chồng, hiếu khách kiểu này cũng đủ mệt. Khi mình dúi ít tiền làm quà, chị cầm nhưng vẫn chưa thôi ấm ức ông chồng. Chị bảo đây không phải lần đầu anh tỏ ra hào phóng thế; dù nhà nghèo rớt mùng tơi, nhưng hễ gặp bạn nhậu hay khách thân, sơ gì đều muốn “chơi đẹp”, kiểu “dân chơi sá gì mưa rơi”! Mình biết chị đã và sẽ còn khổ dài dài bởi mình cũng có một ông chồng ưa hào sảng kiểu ấy.

Hồi yêu nhau, vợ rất cảm động trước sự rộng rãi của chồng. Nhớ lần cậu đồng nghiệp kể việc nhà trọ cậu ở bị trộm dọn sạch, dù khi kể lại cậu ấy không có ý nhờ giúp đỡ, nhưng chồng đã vét sạch túi đưa hết cho cậu ấy. Lúc ấy chồng đi về dọc đường lỡ xe hết xăng chắc chỉ có nước dẫn bộ. Đứa em đi Hàn Quốc về cho vợ hộp sâm quý, đem ngâm rượu làm thuốc chưa kịp uống. Có lần, bạn tới chơi, chồng lôi bình rượu sâm ra đãi. Vợ đi vắng, về phát hiện thì hỡi ôi... bình rượu đã cạn tới đáy! Nói ra thì mang tiếng hẹp hòi, nhưng vợ cứ tiếc hộp sâm quý có tiền cũng khó mua ở đây được. Rút kinh nghiệm, những gì quý giá nhưng có “nguy cơ” cao vợ đều giấu khỏi tầm mắt chồng. Dẫu sao, sự hào phóng của chồng với những món vặt vãnh ấy cũng chưa phải là “đỉnh”.

Hôm rồi chị chồng lên chơi, chị cứ tấm tắc khen bộ sofa nhà mình đẹp và chặc lưỡi “chắc bộ này mắc lắm!”. Chị vừa khen xong câu thứ hai thì chồng tiếp luôn: “Chị thích thì cứ lấy về xài, tụi em mua bộ khác”. Dù chị cứ khăng khăng không lấy nhưng sau khi chị về, chồng kêu xe chở bộ sofa về nhà chị luôn. Vợ thắc mắc cho chị thì lấy gì xài, vì giá trị chiếc sofa không nhỏ, mà mình đâu khá giả gì để chồng liên tục “chơi đẹp” như thế? Chồng cười hề hề bảo cho chị chứ có cho người ngoài đâu mà tiếc. Ủng hộ chồng thì mình thiệt, mà phản đối thì thấy mình nhỏ nhen. Tình huống nào cũng khó cho vợ.

Cứ nghĩ cả vợ lẫn chồng đều có tuổi thơ cơ cực nên chồng hiểu hơn ai hết cái khổ của sự thiếu thốn. Chồng từng kể về ba chồng với ý trách móc, lúc nào cũng hào phóng với chiến hữu, bạn bè, trong khi mẹ chồng phải chật vật lo cho con. Vậy mà cái “gen” ấy như đã ăn sâu vào máu chồng. Bớt lại chồng ơi, nếu không muốn nhà mình có ngày sạch sành sanh chỉ vì cái tính hào sảng của chồng!

Nỗi lòng mẹ bỉm sữa khi bị chồng mắng tiêu hoang

(Kiến Thức) - Mỗi khi đầu tháng, mẹ bỉm sữa lại đau đầu vì các khoản chi tiêu. Nỗi lo toan đó sẽ trở thành những giọt nước mắt khi bị chồng mắng tiêu hoang.

Chi tiêu trong gia đình là chủ đề chưa bao giờ giảm sức nóng đối với các chị em bỉm sữa. Mới đây trên diễn đàn các mẹ bỉm sữa, đoạn chia sẻ đầy cảm xúc của chị Thu Thủy đã khiến không ít bà mẹ bỉm sữa phải xôn xao quan tâm.

Dù đã khéo léo chi tiêu chỉ trong gần 5 triệu/1 tháng, đủ các khoản nhưng mẹ Thu Thủy lại chỉ nhận được câu nói “Tiêu cái gì mà tiền anh đưa không đủ?” từ người chồng luôn kề vai sát cánh với mình. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.