Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt

(Vietnamdaily) - Tập đoàn Vingroup công bố quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại (Xâm nhập và Không Xâm nhập) và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho Việt Nam trong thời kỳ dịch bệnh phức tạp.

Ngày 30/3, lãnh đạo Tập đoàn Vingroup đã triệu tập phiên họp khẩn cấp và yêu cầu tất cả các Viện nghiên cứu của Tập đoàn dừng hết các việc hàng ngày, tập trung vào tìm kiếm và nghiên cứu các phương án để có thể sản xuất được các loại máy thở.

Các đơn vị được giao trọng trách chủ lực là Viện nghiên cứu - thiết kế Ô tô 1, Viện nghiên cứu - thiết kế Ô tô 2, Viện nghiên cứu Thiết bị Di động, Viện nghiên cứu - thiết kế Thiết bị Gia đình Thông minh, Viện nghiên cứu thiết kế Thiết bị Viễn thông, Viện nghiên cứu thiết kế Pin Thông minh, Nhà máy sản xuất Ô tô VinFast và Nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử VinSmart, tất cả các Cán bộ Lãnh đạo Tập Đoàn và các ban phòng chuyên môn có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và được yêu cầu làm việc trực tiếp điện thoại 24/24.
Vingroup cua ty phu Pham Nhat Vuong san xuat may tho va may do than nhiet

Vingroup sở hữu Công ty sản xuất ô tô Vinfast và thiết bị điện tử Vinsmart nên có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết lớn, các chi tiết khó và hiếm hàng tại thời điểm này như các bo mạch điện tử.

Ngay sau đó Vingroup ký kết hợp đồng license với hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho Máy thở Xâm nhập nhãn hiệu P560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu Máy thở Không Xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.

Việc cung ứng được chia thành 2 nhóm: Nhóm các linh kiện có thể mua được trên thị trường và nhóm các linh kiện Vingroup phải tự chế tạo, hoặc hợp tác/hỗ trợ các đối tác chế tạo do công suất sản xuất của họ đã hết.
Vingroup cua ty phu Pham Nhat Vuong san xuat may tho va may do than nhiet-Hinh-2

Bên trong các phòng Lab nghiên cứu hiện đại, tối tân của Nhà máy VinSmart (Tập đoàn Vingroup).

"Vingroup có một lợi thế là có 2 Công ty sản xuất ô tô và thiết bị điện tử, vì vậy chúng tôi có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết lớn, các chi tiết cơ khí và các chi tiêt khó và hiếm hàng tại thời điểm này như các bo mạch điện tử. Chúng tôi cũng có các kỹ sư thiết kế giỏi để có thể chuyển hóa các thiết kế concept, thiết kế 2D do các hãng cung cấp thành các thiết kế chi tiết, đầy đủ theo yêu cầu của các nhà sản xuất"- bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chia sẻ.

Dự kiến các lô linh kiện của Máy thở Không Xâm nhập đầu tiên sẽ về đến nhà máy sau 2 tuần nữa và sau 4 tuần sẽ có các lô linh kiện của Máy thở Xâm nhập. Một ngày sau khi đủ linh kiện VinFast sẽ cho xuất xưởng các loại máy thở để chuyển Bộ Y Tế, Bộ Kế hoạch Công nghệ thẩm định và cấp chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng tại các cơ sở Y tế trên toàn quốc.
Vingroup cua ty phu Pham Nhat Vuong san xuat may tho va may do than nhiet-Hinh-3

Máy đo thân nhiệt đã được Vingroup sản xuất thử nghiệm thành công.

Các máy máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu đồng, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các Máy thở Không Xâm nhập khoảng 22 triệu đồng, với máy Xâm nhập là 160 triệu đồng.

“Chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y Tế Việt Nam với đúng giá thành linh kiện, và không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất… vào giá thành. Trước mắt, chúng tôi sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở Không Xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch”, ông Nguyễn Việt Quang Tổng giám đốc Vingroup cho biết.

Ngoài ra với công suất của các nhà máy VinFast, VinSmart có thể sản xuất tới 45.000 Máy thở Không Xâm nhập và 10.000 Máy thở Xâm nhập mỗi tháng, chúng tôi có thể hỗ trợ các nhà sản xuất khác trên Thế giới để gia công thiết bị cho họ, hoặc cung cấp một phần nhu cầu - số lượng cụ thể phụ thuộc vào khả năng cung ứng linh kiện của các đối tác”.

Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng báo lãi sau thuế hơn 7.700 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - Tập đoàn Vingroup vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2019. Theo đó lợi nhuận trước thuế đạt 6.255 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.590 tỷ đồng. Cả năm 2019 lợi nhuận sau thuế đạt 7.702 tỷ đồng.

Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) công bố cáo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019. Tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý đạt 38.176 tỷ đồng, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế quý 4 năm 2019 đạt 6.255 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.590 tỷ đồng. 

Lũy kế năm 2019 doanh thu thuần đạt 130.790 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 15.639 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 7.702 tỷ đồng tăng lần lượt 7,3%, 12,9% và 24,4% so với năm trước.

Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản Vingroup đạt 408.573 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 120.601 tỷ đồng, tăng lần lượt 41,8% và 21,6% so với cuối năm 2018.
Tap doan cua ty phu Pham Nhat Vuong bao lai sau thue hon 7.700 ty dong
 Vingroup lãi ròng 7.700 tỷ đồng.

Doanh thu chuyển nhượng bất động sản trong quý 4 năm 2019 đạt 15.027 tỷ đồng, cả năm 2019 đạt 64.501 tỷ đồng. Ba đại dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park tiếp tục chiếm lĩnh phần lớn nguồn cung của thị trường Hà Nội và TP HCM.

Doanh thu từ cho thuê bất động sản đầu tư và các dịch vụ liên quan trong quý 4 năm 2019 đạt 1.532 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2019, Vincom Retail đã khai trương tổng cộng 13 dự án mới với tỉ lệ lấp đầy trung bình đạt 95,8%, trong đó có những dự án đạt 99% trong ngày khai trương.

Doanh thu từ hoạt động du lịch và vui chơi giải trí trong quý 4 năm 2019 đạt 1.744 tỷ đồng, tăng 32,3% so với năm trước. Vinpearl đã có bước nhảy vọt về tăng trưởng số đêm phòng bán (tăng 51% so với năm 2018).

Ngày 14/6/2019, tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast đã chính thức khánh thành sau 21 tháng xây dựng. Tong tháng 6 và tháng 7/2019, VinFast triển khai bàn giao mẫu xe Fadil và Lux A2.0, Lux SA2.0 tới khách hàng. Ngày 17/1/2020, VinFast công bố đã có hơn 17.000 ô tô và 50.000 xe máy điện được khách hàng đặt mua.

Vào quý 4/2019, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Masan đã đạt được thỏa thuận liên quan đến giao dịch hoán đổi cổ phần của Công ty VinCommerce và Công ty VinEco để nhận phần sở hữu không kiểm soát trong một công ty con về Tiêu dùng - Bán lẻ thuộc Tập đoàn Masan.

Nhìn lại cuộc chiến chống dịch cúm gia cầm kinh khủng ở Hà Nội năm 2004

(VietnamDaily) - Ngay sau dịch SARS, vào đầu năm 2004, nhiều nước châu Á - trong đó có Việt Nam - lại căng mình ứng phó với dịch cúm gia cầm. Nữ phóng viên kỳ cựu Paula Bronstein đã ghi lại những hình ảnh chân thực về "cuộc chiến" này tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW ở Hà Nội.

Nhin lai cuoc chien chong dich cum gia cam kinh khung o Ha Noi nam 2004
Một y tá bước đi dọc hành lang khu cách ly dành cho bệnh nhân mắc cúm gia cầm tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, một cơ sở y tế nằm trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội ngày 20/1/2004. Ảnh: Paula Bronstein/Getty Images.

Vingroup bán 29% cổ phần và đổi tên VinID thành OneID

Trong năm 2019, Vingroup đã bán 29% cổ phần VinID cho một đối tác và đổi tên công ty này thành OneID.

Vingroup ban 29% co phan va doi ten VinID thanh OneID

Vingroup ghi nhận thặng dư 3.731 tỷ đồng từ chuyển nhượng cổ phần trong năm 2019. Ảnh:VIC

Đổi tên VinID thành OneID

Đọc nhiều nhất

Bảo hiểm Manulife vướng lùm xùm đang kinh doanh thế nào?

Bảo hiểm Manulife vướng lùm xùm đang kinh doanh thế nào?

Trong 2 năm 2017 và 2018, Manulife Việt Nam báo lỗ sau thuế hơn 3.000 tỷ đồng. Điều này không quá bất ngờ bởi với nguồn lực dồi dào, thành viên Manulife Financial đang theo đuổi chiến lược xâm chiếm thị phần, và bắt đầu có kết quả tích cực trong năm 2019.

Tin mới