Vì sao KCN Hố Nai muốn ‘vét’ hết tiền chia cổ tức dù đang nợ khủng?

(Vietnamdaily) - Việc 'vét' hết tiền để chia cổ tức cho cổ đông là động thái thường thấy khi doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành các thương vụ bán cổ phần lớn.

Về tay cá nhân, Khu công nghiệp Hố Nai giảm lãi, nợ gấp 7,4 lần vốn chủ

* Đồng Nai: Giai đoạn 2 dự án KCN Hố Nai có vi phạm giấy phép xây dựng?

Ngày 10/10 vừa qua, CTCP Khu công nghiệp Hố Nai đã triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 để bàn về việc chuyển thặng dư vốn, hoàn nhập quỹ và trả cổ tức.

Theo nội dung chương trình Đại hội, Khu công nghiệp Hố Nai sẽ bàn về việc chuyển thặng dư vốn cổ phần về lợi nhuận sau thuế. Đồng thời hoàn nhập quỹ đầu tư phát triển vào lợi nhuận sau thuế. Đặc biệt, công ty sẽ chia cổ tức 100% lợi nhuận sau thuế này cho các cổ đông hiện hữu.

Tại thời điểm cuối năm 2023, Thặng dư vốn cổ phần của Khu công nghiệp Hố Nai đạt 19,7 tỷ đồng, còn Quỹ đầu tư phát triển hơn 43,8 tỷ đồng và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là gần 42 tỷ đồng. Như vậy, dự kiến tổng số tiền Khu công nghiệp Hố Nai dự kiến chia cổ tức hết cho cổ đông là 105,5 tỷ đồng.

Trong năm 2023, Khu công nghiệp Hố Nai cũng chi tới 139 tỷ đồng cổ tức và lợi nhuận trả cho chủ sở hữu, gấp 9,2 lần năm 2022.

Trong khi đó, tình hình kinh doanh của Khu công nghiệp Hố Nai đang đi xuống khi năm 2023 lợi nhuận sau thuế còn gần 42 tỷ đồng, giảm mạnh 30% so năm 2022. Nguyên nhân vừa do doanh thu sụt giảm, vừa do gánh nặng chi phí lãi vay (ngốn tới 28,5 tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm trước).

Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của Khu công nghiệp Hố Nai tăng thêm hơn 800 tỷ, lên 3.409 tỷ đồng. Trong đó, tăng vọt mạnh nhất là khoản mục tiền mặt gấp 17 lần đầu kỳ. Chứng khoán kinh doanh cũng tăng 48% lên 153 tỷ đồng. Khu công nghiệp Hố Nai cũng đang ghi nhận hơn 839 tỷ đồng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 8% lên 1.064 tỷ đồng, chủ yếu do phải thu về cho vay ngắn hạn vọt gấp 4,3 lần lên 382 tỷ đồng.

Bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của Khu công nghiệp Hố Nai cũng tăng mạnh 33% lên 3.003 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do tăng khoản mục phải trả ngắn hạn khác (1.039 tỷ đồng) và tăng vay nợ tài chính dài hạn lên 331 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2023, vốn chủ sở hữu của Hố Nai ở mức 405 tỷ đồng. Như vậy, nợ phải trả gấp 7,4 lần vốn chủ sở hữu.

Việc "vét" hết tiền để chia cổ tức là động thái thường thấy khi doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành các thương vụ bán cổ phần lớn.

Vi sao KCN Ho Nai muon ‘vet’ het tien chia co tuc du dang no khung?
 KCN Hố Nai giai đoạn 2

Hiện Khu công nghiệp Hố Nai có vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập của KCN Hố Nai gồm của Khu công nghiệp Hố Nai gồm Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - GVR (51%), Công ty Cao su Phú Riềng (4,6%), Công ty TNHH Minh Thuận Phát (4,6%), CTCP Khoáng sản và Thương mại Sao Mai, Công ty Tài chính Cao su (2,76%), ông Huỳnh Thanh Xuân (5,08%), ông Thái Minh Quang (2,53%).

Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm 2021, với vốn điều lệ 75 tỷ đồng, cổ đông lớn của Hố Nai không có tổ chức nào, mà chỉ toàn cá nhân gồm ông Huỳnh Đức Tấn (23,52%), bà Dương Thị Kiều Anh (10,55%), ông Lê Đức Quỳ (20,29%) và bà Nguyễn Thị Trang (15,26%), còn lại là các cổ đông khác.

Như vậy dễ hiểu, việc dốc hết hầu bao để chia cổ tức đợt này của KCN Hố Nai thì phần lớn nguồn tiền sẽ về tay ai.

KCN Hố Nai muốn dồn hết tiền để trả cổ tức trong bối cảnh đang “khát” vốn khi đầu năm 2024 vừa được tăng vốn đầu tư cho giai đoạn 2 dự án KCN Hố Nai từ 934 tỷ đồng lên 1.805 tỷ đồng.

Mặc dù giai đoạn 2 đang rục rịch tăng vốn thêm nhưng cả giai đoạn 1 và 2 của dự án KCN Hố Nai đang gặp nhiều vướng mắc trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng khi chưa nhận được sự đồng thuận của một số hộ dân nằm trong quy hoạch.

Điều này cũng dễ hiểu khi dự án Khu công nghiệp Hố Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1998, tức đã 26 năm trôi qua thì liệu chính sách bồi thường có phù hợp với tình hình hiện tại?

Việc để những vướng mắc kéo dài này gây thiệt hại rất lớn cho người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Khu công nghiệp Hố Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1998 với tổng diện tích gần 500 ha. Trong đó, giai đoạn 1 là hơn 225 ha tại xã Hố Nai 3 và xã Bắc Sơn (Trảng Bom, Đồng Nai) có tổng mức đầu tư hơn 194 tỷ đồng, thời hạn thuê đất đến năm 2048, đã cho thuê phần lớn diện tích đất.

Còn giai đoạn 2 của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hố Nai được cho phép đầu tư từ tháng 5/2006 với hơn 270 ha, thời hạn thuê đất đến năm 2065. Dự án có mức đầu tư ban đầu là 934 tỷ đồng và vừa được tăng thêm 871 tỷ đồng hồi đầu năm 2024 lên 1.805 tỷ đồng.

Đồng Nai: Giai đoạn 2 dự án KCN Hố Nai có vi phạm giấy phép xây dựng?

Giai đoạn 2 dự án Khu công nghiệp Hố Nai do CTCP Khu công nghiệp Hố Nai làm chủ đầu tư đang xây dựng hạ tầng nhiều đoạn đường khi chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật hay không?

Báo Tri thức và Cuộc sống nhận được phản ánh của người dân cho rằng, giai đoạn 2 Khu công nghiệp Hố Nai do CTCP Khu công nghiệp Hố Nai làm chủ đầu tư đang xây dựng hạ tầng nhiều đoạn đường khi chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật. Cụ thể là các đoạn hạ tầng tại Thửa đất số 50, 51, 61, 62 tờ bản đồ số 61 xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom; Thửa 26, 27, 28, 29 tờ bản đồ số 3, Thửa số 2 tờ bản đồ số 4, và Thửa 67, 71, 66, 65, 41, 36 tờ bản đồ số 2 phường Phước Tân, TP Biên Hòa; Thửa 14, 25, 29, 30, 35, 37, 39, 40, 41, 45, 44,… tờ bản đồ số 26 phường Long Bình, TP Biên Hòa.

Khu công nghiệp Hố Nai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 1998 với tổng diện tích gần 500 ha. Trong đó, giai đoạn 1 là hơn 225 ha tại xã Hố Nai 3 và xã Bắc Sơn (Trảng Bom, Đồng Nai) có tổng mức đầu tư hơn 194 tỷ đồng, thời hạn thuê đất đến năm 2048, đã cho thuê phần lớn diện tích đất.

Còn giai đoạn 2 của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hố Nai được cho phép đầu tư từ tháng 5/2006 với hơn 270 ha, thời hạn thuê đất đến năm 2065. Dự án có mức đầu tư ban đầu là 934 tỷ đồng và vừa được tăng thêm 871 tỷ đồng hồi đầu năm 2024 lên 1.805 tỷ đồng.

Theo Giấy phép xây dựng số 170 mà Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cấp ngày 1/12/2022 cho CTCP Khu công nghiệp Hố Nai được phép xây dựng các công trình thuộc dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Hố Nai giai đoạn 2 (đợt 1), vị trí xây dựng thuộc tờ Trích lục và biên vẽ chuyển thiết kế quy hoạch chi tiết lên bản đồ địa chính khu đất số 1909/2019 (tờ 1, tờ 3), tỷ lệ 1/200 do Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường xác lập ngày 2/12/2019. Diện tích khu đất là 1.022.563 m2.

Về tay cá nhân, Khu công nghiệp Hố Nai giảm lãi, nợ gấp 7,4 lần vốn chủ

(Vietnamdaily) - Năm 2022 Khu công nghiệp Hố Nai đạt đỉnh về lợi nhuận sau thuế với gần 60 tỷ đồng. Tuy nhiên chỉ tiêu này nhanh chóng đi xuống trong năm 2023 còn gần 42 tỷ đồng, giảm mạnh 30%.

Đồng Nai: Giai đoạn 2 dự án KCN Hố Nai có vi phạm giấy phép xây dựng?

Khu công nghiệp Hố Nai và câu chuyện vướng mắc dự án giai đoạn 2

PNJ báo lãi 9 tháng nhích nhẹ lên 1.382 tỷ đồng, biên lãi gộp 16,7%

(Vietnamdaily) - CTCP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) công bố kết quả kinh 9. tháng với doanh thu thuần đạt 29.242 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế nhích nhẹ 3% lên 1.382 tỷ đồng.

Báo cáo kinh doanh của PNJ cũng thể hiện doanh thu tăng trưởng đều ở các kênh. Doanh thu trang sức bán lẻ tăng 15,9% trong 9 tháng đầu năm; doanh thu kênh sỉ ghi nhận mức tăng 30,2%. Doanh thu vàng 24K trong 9 tháng năm 2024 tăng 44,1% so cùng kỳ chủ yếu do thị trường sôi động trong nửa đầu năm.

Lũy kế 9 tháng năm 2024, biên lợi nhuận gộp trung bình của PNJ đạt 16,7%, giảm so với mức 18,4% cùng kỳ năm 2023.

Đọc nhiều nhất

Bảo hiểm Manulife vướng lùm xùm đang kinh doanh thế nào?

Bảo hiểm Manulife vướng lùm xùm đang kinh doanh thế nào?

Trong 2 năm 2017 và 2018, Manulife Việt Nam báo lỗ sau thuế hơn 3.000 tỷ đồng. Điều này không quá bất ngờ bởi với nguồn lực dồi dào, thành viên Manulife Financial đang theo đuổi chiến lược xâm chiếm thị phần, và bắt đầu có kết quả tích cực trong năm 2019.

Tin mới