CellphoneS: Rủi ro khi hàng tồn kho chất đống, nợ gấp 5 lần vốn

(Vietnamdaily) - Ngoài việc kinh doanh lỗ thuần trong hoạt động kinh doanh thì tình hình cơ cấu tài sản của CellphoneS cũng bộc lộ nhiều điểm rủi ro trong công tác quản trị doanh nghiệp, điển hình ở khoản mục hàng tồn kho, nợ phải thu,...

CellphoneS - chuỗi cửa hàng thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật Diệu Phúc do bà Đàm Thị Thu Trang đứng đằng sau luôn ghi nhận doanh thu tăng trưởng qua từng năm nhưng gánh nặng chi phí nên báo lỗ thuần trong hoạt động kinh doanh.

>> Xem thêm: CellphoneS lỗ thuần hàng trăm tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh

Bên cạnh bức tranh tài chính không mấy sáng sủa thì tình hình cơ cấu tài sản của CellphoneS cũng bộc lộ nhiều điểm rủi ro trong công tác quản trị doanh nghiệp. 

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của CellphoneS ở mức gần 1.470 tỷ đồng, tăng 24% so năm trước; phần lớn là tài sản ngắn hạn với 1.328 tỷ đồng. Đáng nói, hàng tồn kho chiếm trên 1.000 tỷ đồng, tăng 38%; tuy vậy con số dự phòng chưa tới 3 tỷ đồng.

Sản phẩm tồn kho của CellphoneS chủ yếu là những sản phẩm nhanh bị mất giá (như điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử, đồng hồ,…). Do vậy, con số hàng tồn kho của CellphoneS khá nhạy cảm. Nếu để sản phẩm tồn kho lâu ngày sẽ thiệt hại nặng về kinh tế nhiều hơn so với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng khác, họ có thể để lâu mà ít bị giảm giá trị theo thời gian.

Sự hợp lý về con số hàng tồn kho tăng lên của CellphoneS phụ thuộc vào diễn biến kinh doanh của doanh nghiệp này trong giai đoạn sắp tới. Nếu doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh được hoạt động bán hàng, tăng doanh thu trong các tháng tiếp theo, thì việc tăng hàng tồn kho là phù hợp để đáp ứng nguồn hàng phục vụ kinh doanh.

Tuy nhiên, Công ty có thể sẽ gặp phải bế tắc đối với hàng tồn kho nếu thị trường có những biến động bất thường, đầu ra chậm lại. Khi đó, khả năng doanh nghiệp sẽ phải tăng trích lập dự phòng để phù hợp với giá trị thực tế của số hàng còn tồn đọng trong kho.

CellphoneS: Rui ro khi hang ton kho chat dong, no gap 5 lan von
 Một cửa hàng trong chuỗi CellphoneS. Ảnh: Internet.

Cũng theo BCTC năm 2023, tại ngày cuối năm CellphoneS ghi nhận hơn 160 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn và hơn 66 tỷ đồng các khoản phải thu dài hạn, tổng cộng có đến hơn 220 tỷ đồng không nằm trong “tay” của doanh nghiệp và không được trích lập dự phòng với khoản này. Dù vậy nhưng khoản mục khoản phải thu này cũng đã giảm so với năm 2022.

Ở phía bên nguồn vốn, nợ phải trả của CellphoneS chiếm trên 1.240 tỷ đồng tập trung ở nợ ngắn hạn, trong đó khoản phải trả người bán ghi nhận 776,92 tỷ đồng, tăng mạnh 76% so năm trước.

Vay nợ tài chính ngắn hạn năm 2023 giảm về còn 394 tỷ đồng, trong khi năm trước đó con số này ở mức hơn 408 tỷ đồng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lãi vay ghi nhận 17,7 tỷ đồng từ mức 18,4 tỷ đồng của cùng kỳ. Doanh nghiệp không vay nợ tài chính dài hạn.

Đáng lưu tâm là chỉ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu đến 5,4 lần, điều này cho thấy tài sản của Cellphones được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao.

Trả lời báo Người Lao Động, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu theo tỉ lệ đòn bẩy tài chính thì 1/1 được tính là bình thường, nghĩa là 1 đồng nợ phải trả, thì VCSH cũng là 1 đồng. Thậm chí tỉ lệ 2/1 cũng không phải quá rủi ro, tình trạng báo động là tỉ lệ lên đến 3/1.

TS. Nguyễn Trí Hiếu phân tích, có 2 kịch bản có thể xảy ra khi các doanh nghiệp có nợ phải trả/VCSH lên đến tỉ lệ 3/1, tức ở mức báo động. Theo đó, VCSH của doanh nghiệp có thể giảm rất sâu do tài sản của doanh nghiệp bị thất thoát, chẳng hạn như khách hàng không trả nợ, hàng tồn kho hư hỏng, tài sản cố định hư hao… sẽ làm giảm đi VCSH của doanh nghiệp.

Khi VCSH giảm đi, thì tỉ lệ này sẽ không còn là 3/1 nữa, mà sẽ tăng lên đến 4/1, 5/1… Lúc đó doanh nghiệp dễ dàng đi vào tình trạng phá sản do VCSH của họ quá thấp để có thể chịu được một gánh nợ lớn.

Ngoài ra, với VCSH mỏng thì các doanh nghiệp thường phải đi vay, trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh không tốt, phải đi vay nhiều để chịu gánh nợ tài chính hoặc để phát triển thì tỉ lệ đòn bẩy sẽ lên rất cao, có thể đưa doanh nghiệp vào tình trạng phá sản.

(Còn tiếp)...
Bài 3: Đằng sau CellphoneS là thế lực truyền thông nào?

CellphoneS tiếp tục treo băng rôn quảng cáo trên cây xanh ở TP HCM

(Vietnamdaily) - Báo Tri thức và Cuộc sống đã phản ảnh nhiều lần băng rôn quảng cáo của CellphoneS thường xuyên 'đu' cây xanh, trụ điện, cột đèn chiếu sáng... ở TP HCM ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị...

Theo ghi nhận của PV, trong các ngày từ 18 - 28/4, tại đa số vị trí đẹp, trên các tuyến đường trung tâm TP HCM, công viên cây xanh, thường xuất hiện băng rôn quảng cáo cho hệ thống CellphoneS nổi bật trên nền nền vải đỏ, được căng, treo trên các thân cây, trụ đèn đường.

ACB huy động 27.840 tỷ đồng trái phiếu từ đầu năm

(Vietnamdaily) - Từ đầu năm đến nay, ACB đã phát hành tổng cộng 12 lô trái phiếu ra thị trường với tổng giá trị 27.840 tỷ đồng. 

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố thông tin kết quả phát hành trái phiếu đợt 3 lần 2 năm 2024.

Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên báo lãi quý 3 suy giảm

(Vietnamdaily) - CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) cho biết lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn giảm khiến lợi nhuận sau thuế quý 3 giảm 16% còn hơn 64 tỷ đồng.
 

Quý 3/2024, Nam Tân Uyên báo doanh thu thuần hơn 51 tỷ đồng, giảm 6% so cùng kỳ, nguồn thu chủ yếu từ kinh doanh bất động sản đầu tư 46 tỷ đồng, tăng 24%. Giá vốn tăng cao khiến lãi gộp giảm 11% về còn 34 tỷ đồng.

Doanh thu tài chính cũng giảm 21% còn gần 49 tỷ đồng, do lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn giảm. Đáng nói là khoản chi phí tài chính giảm sâu 59% về 1 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay. Sau cùng, lãi sau thuế đạt hơn 64 tỷ đồng, giảm 16%.

Đọc nhiều nhất

Bảo hiểm Manulife vướng lùm xùm đang kinh doanh thế nào?

Bảo hiểm Manulife vướng lùm xùm đang kinh doanh thế nào?

Trong 2 năm 2017 và 2018, Manulife Việt Nam báo lỗ sau thuế hơn 3.000 tỷ đồng. Điều này không quá bất ngờ bởi với nguồn lực dồi dào, thành viên Manulife Financial đang theo đuổi chiến lược xâm chiếm thị phần, và bắt đầu có kết quả tích cực trong năm 2019.

Tin mới