Viêm loét dạ dày, ăn tỏi 3 tháng, người đàn ông mắc ung thư

Viêm loét dạ dày lại ăn tỏi 3 tháng liên tục, đến khi khám lại, người đàn ông bàng hoàng phát hiện mắc ung thư dạ dày.

Theo thông tin đăng tải, ông Hồ, 60 tuổi, ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, cách đây không lâu đã đến bệnh viện để kiểm tra do đau bụng lâu ngày và được kết luận là bị viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Sau khi đi khám về, nghe nói ăn tỏi rất tốt, ông Hồ quyết định ăn tỏi để chữa bệnh. Cụ thể, một ngày ông Hồ ăn tỏi sống 3 lần, dù khó nuốt nhưng nghĩ để chữa bệnh, ông ăn kiên trì. Nào ngờ, sau 3 tháng ăn tỏi, bỗng một hôm gần đây, ông Hồ thấy đau bụng dữ dội, đau đến mức không đứng dậy được nên gia đình đưa đi bệnh viện khám lại.
Viem loet da day, an toi 3 thang, nguoi dan ong mac ung thu
 Ảnh minh hoạ.
Đáng buồn thay, trong lần khám lại này, bác sĩ phát hiện ổ loét dạ dày đã phát triển thành tế bào ung thư, ông Hồ chính thức bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Qua chuyện này, bác sĩ cũng chỉ ra, việc ông Hồ tự ý ăn tỏi sống mà không chịu chữa bệnh nghiêm túc đã khiến tế bào ung thư xuất hiện.
Theo bác sĩ điều trị cho ông Hồ, tỏi thực sự rất tốt cho sức khoẻ, nó được chứng minh không chỉ có tác dụng diệt khuẩn mà còn chứa nhiều chất chống ung thư, lại có thể dùng làm gia vị khi nấu ăn rất tốt. Tuy nhiên, rất nhiều người lầm tưởng rằng Allicin có trong tỏi có tác dụng vạn năng.
Quả thật, Allicin tác dụng kháng khuẩn nhất định, nhưng chỉ ăn tỏi thôi thì không thể diệt được vi khuẩn Helicobacter pylori, cũng không thể phòng ngừa hoàn toàn bệnh ung thư.
Viem loet da day, an toi 3 thang, nguoi dan ong mac ung thu-Hinh-2
  Ảnh minh hoạ.
Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn gram âm, vi hiếu khí, hình xoắn ốc thường được tìm thấy trong dạ dày và không sợ axit dạ dày. Hình dạng xoắn ốc của nó được cho là đã tiến hóa để xâm nhập vào niêm mạc dạ dày nhằm gây nhiễm trùng.
Helicobacter pylori có thể gây viêm niêm mạc dạ dày mãn tính nhẹ và thậm chí dẫn đến loét dạ dày và tá tràng, thực quản, đại tràng, trực tràng hoặc u lympho mô bạch huyết liên quan đến niêm mạc của các mô quanh mắt.
Khi phát hiện Helicobacter pylori, cần phải thận trong tuân theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng các phương pháp dân gian chữa bệnh.

Tỏi là “gia vị vàng” mùa dịch bệnh: Ăn mỗi ngày bao nhiêu là tốt?

Tỏi không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời của tỏi.

Giàu chất dinh dưỡng

Tỏi mang lại rất nhiều dinh dưỡng cả về số lượng và chất lượng liên quan đến hàm lượng calo thấp của nó, làm cho nó trở thành một thành phần giàu chất dinh dưỡng. Bằng cách tiêu thụ tỏi, bạn sẽ cung cấp cho cơ thể một số chất dinh dưỡng quan trọng như mangan, vitamin B6, kẽm, lưu huỳnh, sắt, vitamin C, kali, canxi, magiê, selen,..

Tỏi có tốt đến mấy thì những người sau vẫn không được dùng tỏi trị ho

Một số người dù ho tới mấy cũng không được dùng tỏi vì có thể ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.

Ai không nên dùng tỏi?

Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là tốt nhất và tỏi sẽ phát huy công dụng trị ho, cảm cúm rất hữu hiệu. Mỗi buổi sáng chỉ nên ăn từ 1 – 2 nhánh (tép) tỏi nhỏ là đủ, không nên ăn quá nhiều vì sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.