Vì sao Sản xuất Nam Hoa bị Ủy ban Chứng khoán xử phạt 120 triệu đồng?

(Vietnamdaily) - UBCKNN xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Sản xuất và Thương mại Nam Hoa. 

Ngày 27/4/2023, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 106/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Sản xuất và Thương mại Nam Hoa (HoSE: NHT) tổng số tiền 120 triệu đồng. 

Theo đó, Nam Hoa bị phạt 60 triệu đồng do đã có hành vi vi phạm hành chính: Công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định pháp luật. Cụ thể, Nam Hoa công bố thông tin (CBTT) không đúng thời hạn trên hệ thống CBTT của UBCKNN và trên trang thông tin điện tử của Sở GDCK TPHCM đối với Báo cáo thường niên năm 2021, Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) số 01B/2021-NQHĐQT-NHT ngày 08/03/2021 về thông qua chủ trương thực hiện các giao dịch, hợp đồng với các bên liên quan trong năm 2021, Nghị quyết HĐQT số 01B/2022-NQHĐQT-NHT ngày 06/01/2022 về thông qua chủ trương thực hiện các giao dịch, hợp đồng với các bên liên quan trong năm 2022)

Đồng thời, Nam Hoa còn bị phạt 60 triệu đồng do đã có hành vi vi phạm hành chính: CBTT không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật. Cụ thể, Nam Hoa CBTT không đầy đủ về thành viên HĐQT không điều hành, thành viên HĐQT độc lập tại Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021, Báo cáo tình hình quản trị công ty bán niên năm 2022; Công ty CBTT không đầy đủ về giao dịch giữa Công ty với người nội bộ của Công ty, người có liên quan của người nội bộ tại Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2021, Báo cáo tình hình quản trị công ty bán niên năm 2022.

Chi tiết là các giao dịch: Mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ giá trị 2 tỷ với CTCP Xuân Hòa Việt Nam là tổ chức có liên quan với ông Đoàn Hương Sơn – Chủ tịch HĐQT NHT; Nam Hoa vay 200 triệu đồng của ông Nguyễn Tiến Thọ - Tổng Giám đốc NHT và tạm ứng tiền cho ông Thọ 1,1 tỷ đồng. Công ty vay và hoàn trả ông Nguyễn Tiến Thọ - Tổng Giám đốc NHT số tiền 810 triệu đồng, tạm ứng cho ông Thọ 40 triệu đồng và hoàn ứng tiền cho ông Thọ 140 triệu đồng.

Vi sao San xuat Nam Hoa bi Uy ban Chung khoan xu phat 120 trieu dong?
 

Về tình hình kinh doanh, năm 2022, Nam Hoa thực hiện được 884 tỷ tổng doanh thu hợp nhất, giảm 5% so năm 2021. Lợi nhuận sau thuế 63 tỷ đồng, tăng gần 17% so năm trước.

Theo đó, năm 2023, Nam Hoa lên kế hoạch doanh thu thuần giảm mạnh 39% về còn 536 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 31% về mức 43tỷ đồng. 

Em gái Chủ tịch GMD, sếp HEP và NHT bị phạt do vi phạm công bố giao dịch cổ phiếu

(Vietnamdaily) - Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết vừa xử phạt hàng loạt cá nhân vi phạm lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Theo đó,  Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã phạt tiền 5 triệu đồng đối với bà Đỗ Thị Nga do không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch.

Bà Đỗ Thị Nga là người có liên quan (em gái) của ông Đỗ Văn Nhân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gemadept (GMD) thực hiện mua 5.000 cổ phiếu GMD (tương ứng với 50.000.000 đồng tính theo mệnh giá) vào ngày 2/2/2021 nhưng không công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch.

Vừa bị Uỷ ban Chứng khoán phạt 245 triệu, VC2 còn bị cục thuế truy thu thuế gần 16 tỷ

(Vietnamdaily) - Mới đây, CTCP Đầu tư và Xây dựng Vina2 (VC2) công bố thông tin về việc nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế từ Cục thuế TP Hà Nội.
 

Công ty đã có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Nhờ đâu Vietjet có lãi trong quý I/2023?

Ba tháng đầu năm 2023, Vietjet đã đạt doanh thu vận chuyển hàng không 12.880 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 168 tỉ đồng, tăng lần lượt 286% và 320% so với cùng kỳ năm 2022. Đâu là yếu tố tạo nên lợi nhuận này?
 
 

Tiên phong mở đường bay quốc tế

Với ưu thế về mạng bay rộng khắp, bay đến hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng trong nước và khu vực, cộng với giá vé rẻ, phù hợp với khả năng chi trả của đại đa số người dân, Vietjet luôn là sự lựa chọn hàng đầu của hành khách đi lại bằng đường hàng không.

Từ đầu năm đến nay, bên cạnh việc khai thác hiệu quả các đường bay hiện có, Vietjet đã mở mới 10 đường bay (4 đường bay nội địa, 6 đường bay quốc tế). Việc mở mới nhiều đường bay là chiến lược kinh doanh thông minh của Vietjet giai đoạn hậu đại dịch.

Nếu trước đây, Vietjet tiên phong mở đường bay “ngách”, bay đến những điểm đến chưa có hãng nào khai thác, đánh thức những sân bay “ngủ đông” như Thanh Hóa, Đồng Hới, Tuy Hòa, Chu Lai, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Cần Thơ…, thì thời gian qua, Vietjet tiên phong bay đến những thị trường quốc tế chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam, là những thị trường nhiều tiềm năng như Ấn Độ - quốc gia mới trở thành đất nước đông dân nhất thế giới, Australia - quốc gia rộng thứ sáu trên thế giới đứng thứ sáu thế giới về diện tích, Kazakhstan - quốc gia trải rộng trên cả hai lục địa Á – Âu...

Kết quả quý I-2023 cho thấy chiến lược kinh doanh của Vietjet đã đi đúng hướng. Trong quý, hãng đã khai thác 31,3 nghìn chuyến bay, vận chuyển 5,4 triệu lượt hành khách (tăng 57% và 75% so với quý I/2022), trong đó vận tải hành khách quốc tế đóng góp gần 45% tổng doanh thu vận tải hành khách, chiếm 30% về số lượng chuyến bay và lượt khách.

Báo cáo cập nhật của Công ty Chứng khoán Bản Việt nhận định hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vietjet sẽ có lãi từ năm 2023. Cùng với việc nối lại các chuyến bay thường lệ đến Trung Quốc, Bản Việt nhận định Vietjet sẽ giữ vị thế trong việc phát triển các thị trường quốc tế mới.

Nho dau Vietjet co lai trong quy I/2023?
 

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Cùng với việc mở rộng mạng bay, tiên phong mở các đường bay quốc tế mới, doanh thu và lợi nhuận quý I/2023 của Vietjet cũng đến từ việc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Đầu tiên phải nhắc đến vẫn là “đặc sản” vé 0 đồng, thường xuyên được Vietjet tung ra hằng tháng, cho phép khách hàng sở hữu vé 0 đồng bay trên tất cả các chặng bay. Ngoài ra, Vietjet liên tục cho ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ mới nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng, trong đó hạng vé thương gia Skyboss Business và chương trình khách hàng thân thiết SkyJoy đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của đa số hành khách. Hiện tại, số hành khách sử dụng sản phẩm Skyboss Business tăng dần trên các chuyến bay, trong khi chương trình SkyJoy đã có hơn 3 triệu thành viên.

Trên các chuyến bay của hãng, những món ăn, thức uống tươi ngon cũng thường xuyên được bổ sung, tạo sự đa dạng, hấp dẫn cho mọi lứa tuổi hành khách. Đặc biệt, đối với những chặng đường bay quốc tế khác nhau, Vietjet đưa vào phục vụ những món ăn đặc trưng của mỗi quốc gia, tạo cho hành khách của những quốc gia này cảm giác thân thuộc khi bay cùng Vietjet.

Trong 12.880 tỉ đồng doanh thu vận chuyển hàng không của quý I/2023, doanh thu hoạt động phụ trợ đạt 4.312 tỉ đồng, đóng góp hơn 33% tổng doanh thu. Điều đó cho thấy việc Vietjet tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cũng là một chiến lược đúng đắn trong quá trình phát triển giai đoạn hậu đại dịch.

Việc khai mở những đường bay trong nước của Vietjet đã góp phần đánh thức tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế cho các địa phương. Trong khi đó, các đường bay quốc tế của hãng đã tạo thành những cầu nối giao thương về mọi lĩnh vực giữa Việt Nam với các nước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới