Thấy gì từ việc VCB và MBB nhận chuyển giao CBBank và OceanBank?

(Vietnamdaily) - Theo VCSC, các ngân hàng nhận chuyển giao dự kiến sẽ mất khoảng 8-10 năm để phục hồi ngân hàng yếu kém.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có quyết định chuyển giao 2 ngân hàng mua bắt buộc. Cụ thể, Ngân hàng Xây dựng (CBBank) sẽ được chuyển giao cho Vietcombank, còn Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) chuyển giao cho MBB.

Theo Chứng khoán Vietcap (VCSC), NHNN cũng yêu cầu các bên liên quan đẩy nhanh tiến độ để hoàn tất kế hoạch chuyển giao bắt buộc tại 2 ngân hàng còn lại (có khả năng là HDBank hỗ trợ Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) và VPBank hỗ trợ Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank)) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thay gi tu viec VCB va MBB nhan chuyen giao CBBank va OceanBank?
 

Các cơ chế hỗ trợ chi tiết chưa được công bố. Tuy nhiên, từ các cơ chế hỗ trợ chung, các ngân hàng nhận chuyển giao sẽ được hưởng một số ưu đãi, bao gồm: (1) miễn hợp nhất các ngân hàng yếu kém vào báo cáo tài chính và (2) miễn trích lập dự phòng cho các tổ chức yếu kém trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

Ngoài ra, các ngân hàng nhận chuyển giao sẽ không chịu áp lực về thời gian và NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ huy động các nguồn vốn giá rẻ.

Do đó, VCSC cho rằng áp lực lên các ngân hàng nhận chuyển giao cũng được hạn chế.

Nhìn chung, các ngân hàng tham gia chương trình hỗ trợ này tin rằng điều này sẽ có tác động tích cực, nhờ điều kiện thuận lợi hơn để mở rộng thị phần và tận dụng mạng lưới của các ngân hàng yếu kém, đồng thời cải thiện sức khỏe hệ thống ngân hàng.

Quan điểm hiện tại của VCSC về kế hoạch hỗ trợ này là trung lập, do thông tin hiện có chưa đủ để xác định liệu các ưu đãi từ NHNN có thực sự vượt trội hơn chi phí và nguồn nhân lực cần thiết để hỗ trợ các ngân hàng yếu kém hay không.

Bên cạnh đó, các ngân hàng nhận chuyển giao cũng dự kiến sẽ mất trung bình khoảng 8-10 năm để phục hồi các ngân hàng yếu kém (giả định điều kiện kinh tế thuận lợi), điều này cho thấy tác động ngắn hạn lên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng nhận chuyển giao ở mức thấp, theo quan điểm của VCSC.

Phát Đạt có lãi nhờ doanh thu tài chính, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm nặng

(Vietnamdaily) - CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 với kết quả khá bi quan. 

Theo đó, doanh thu thuần quý 3/2024 của PDR chỉ vỏn vẹn 2,6 tỷ đồng, lao dốc 99% so mức 355 tỷ của cùng kỳ 2023. Lợi nhuận gộp teo tóp còn 1,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ tới 311 tỷ đồng.

Nhờ doanh thu hoạt động tài chính đột biến lên 194 tỷ đồng, so mức hơn 600 triệu đồng của cùng kỳ. Kỳ này, PDR còn gánh lỗ từ liên doanh liên kết tới 17,2 tỷ đồng, nặng hơn mức âm 6,8 tỷ của cùng kỳ.

DIG đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính theo kết luận của Thanh tra Chính phủ

(Vietnamdaily) - Tại cuộc họp giao ban ngày 14/10, ông Nguyễn Quang Tín – Tổng Giám đốc DIG cho biết đã hoàn tất toàn bộ nghĩa vụ tài chính theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Trong quý 4/2024, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG) ưu tiên tập trung hoàn thành pháp lý các dự án; tăng vốn điều lệ; hoàn thành chuyển nhượng dự án theo kế hoạch; xây dựng kế hoạch bán hàng hiệu quả và tập trung thu hồi công nợ tại các dự án.

Đối với công tác thanh kiểm tra, thực hiện kết luận thanh tra số 1288/KL-TTCP vào ngày 20/06/2024 và Thông báo Kết luận thanh tra số 1764/TB-TTCP ngày 27/08/2024 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn tại Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (Tập đoàn DIC), Tập đoàn DIC đã phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan ban ngành rà soát, kiểm điểm và thực hiện các nội dung theo kết luận thanh tra trong tháng 9/2024.

Đến nay, Tập đoàn DIC đã hoàn tất toàn bộ nghĩa vụ tài chính theo Kết luận số 1288/KL-TTCP ngày 20/06/2024 của Thanh tra Chính phủ và hoàn thành việc kiểm điểm, xử lý hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan vào giai đoạn 2007 - 2008 và 2016 – 2017.

Đồng thời, Tập đoàn DIC đã hoàn tất báo cáo kết quả thực hiện toàn bộ các kiến nghị và kết luận thanh tra thuộc trách nhiệm của Tập đoàn DIC về Bộ Xây dựng và các cơ quan có liên quan.

Qua việc không để xảy ra những sai phạm và nhanh chóng thực hiện các kiến nghị, yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, Tổng Giám đốc Nguyễn Quang Tín đánh giá cao lãnh đạo các Phòng, Ban và các cán bộ chuyên môn đã tham mưu, thực hiên đúng quy định pháp luật trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và đề nghị các Phòng, Ban tiếp tục nâng cao, phát huy tinh thần tuân thủ quy định pháp luật.

Bamboo Airways được nộp dần tiền nợ thuế, hủy tạm hoãn xuất cảnh với CEO

(Vietnamdaily) - Ngày 16/10, Cục Thuế tỉnh Bình Định đã có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công An thông báo hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh với Tổng giám đốc Bamboo Airways Lương Hoài Nam.
 

Ngày 11/9, Cục Thuế tỉnh Bình Định gửi thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Lương Hoài Nam, là người đại diện theo pháp luật của CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Đọc nhiều nhất

Tin mới