Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng FE Credit

Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) có vốn điều lệ 7.328 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sở hữu 100% vốn.

Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) có vốn điều lệ 7.328 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sở hữu 100% vốn.

Theo kết quả kinh doanh mà FE Credit vừa công bố, lợi nhuận trước thuế 6 tháng 2019 đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói, con số này đóng góp vào 49% lợi nhuận hợp nhất của VPBank, tăng cao hơn so với mức 45% của năm 2018.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của FE Credit tăng 25% so với cùng kỳ, đạt 8.508 tỷ. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng gấp 5,8 lần lên 259 tỷ, nhờ thu phí hỗ trợ và hoa hồng bảo hiểm tăng lên đáng kể. Lãi từ hoạt động khác giảm 42% xuống 263 tỷ đồng.

Do đó, tổng thu nhập hoạt động đạt 8.983 tỷ đồng, tăng 23%. Chi phí hoạt động cũng tăng mạnh 31% chủ yếu do chi phí cho nhân viên. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 6.216 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng nhẹ 13%.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của FE Credit ở mức 64.768 tỷ đồng, tăng gần 8% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ tín dụng tăng hơn 9% lên 58.300 tỷ đồng. Tiền gửi của khách giảm gần 9% xuống 3.069 tỷ đồng, phát hành chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu tăng đạt 28.743 tỷ, tăng 21%.

Tỷ lệ nợ xấu đến 30/6 của FE Credit là 5,35%, giảm so với mức 5,98% hồi đầu năm. Nợ nhóm 3 tăng nhẹ 7% lên 2.932 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 là 162 tỷ, giảm 62%. Nợ nhóm 5 tăng từ 5 tỷ lên gần 28 tỷ đồng.

Theo FE Credit, trong quý 2/2019, có ba động lực chính đóng góp cho sự tăng trưởng của danh mục cho vay của công ty.

Thứ nhất, mảng bán chéo và bán thêm đóng góp lớn nhất vào mức tăng trưởng cho FE Credit, đạt hơn 10% so với quý trước và 44% so với cùng kỳ năm 2018. Tăng trưởng của mảng hoạt động này đã đóng góp 54% vào mức tăng trưởng tổng dư nợ trong kỳ.

Thứ hai, giải ngân cho vay đối với nhóm khách hàng mới tăng 9% so với quý trước và 24% so với cùng kỳ 2018.

Thứ ba, các khoản vay mua trả góp các sản phẩm điện máy gia dụng và xe máy tiếp tục tăng. Cụ thể, cho vay mua hàng tại điểm bán chiếm 9% trong tổng dư nợ cho vay của FE Credit, tăng gần 10% so với quý 1 năm 2019.

Xuất hiện tại hệ thống VNPost, FE Credit ảnh hưởng thế nào đến tài nguyên của LienVietPostBank?

FE Credit mở ra một cánh cửa để luồn sâu hoạt động kinh doanh đến nhiều địa bàn một cách có hệ thống và nền tảng, ở kênh mà LienVietPostBank đã và đang khai thác.

Xuat hien tai he thong VNPost, FE Credit anh huong the nao den tai nguyen cua LienVietPostBank?

FE Credit đã xuất hiện tại hệ thống của VNPost. Hai bên hợp tác để mở rộng giới thiệu dịch vụ cho vay tiêu dùng qua mạng lưới hơn 10.000 bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã trên cả nước.

Hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam bắt đầu bước vào mùa báo cáo lợi nhuận quý III/2019. Một vài thành viên đã có cập nhật bước đầu, với kết quả khả quan.

Trong số các thành viên, kết quả kỳ này tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) trở nên đáng chú ý, với chờ đợi khả năng có tăng trưởng tốt nối tiếp hay không sau nhịp chậm đi trong năm 2018.

Cũng tại VPBank và LienVietPostBank, một điểm chung mà riêng bắt đầu thể hiện từ năm 2019 này.

Theo kết quả kinh doanh quý II/2019 công bố gần đây, FE Credit - công ty tài chính tiêu dùng thuộc VPBank - cho thấy hướng trở lại quỹ đạo tăng trưởng, sau năm 2018 có dấu hiệu chật vật với nợ xấu và sức tạo lãi chùng xuống.

Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong chuyển động tại thành viên đang nắm trên 50% thị phần thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam là cú luồn sâu chân rết kinh doanh qua một hệ thống quen thuộc, trải rộng và ngay trước mặt LienVietPostBank.

Vì sao lại “liên quan” đến LienVietPostBank? Vì hệ thống trên đã và đang gắn chặt với một đặc điểm cơ cấu và hoạt động của ngân hàng này.

Năm 2011, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam mà nay là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) góp vốn và trở thành cổ đông lớn của LienVietPostBank cho đến nay. Qua đó, ngân hàng này có quyền, lợi thế và đặc điểm riêng trong hoạt động là khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện phủ khắp trên cả nước.

Nhưng, đó không phải là mối hợp tác độc quyền.

Từ đầu năm 2019, cái tên FE Credit cũng đã xuất hiện tại hệ thống của VNPost. Hai bên đã hợp tác để mở rộng giới thiệu dịch vụ cho vay tiêu dùng tới người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn thông qua mạng lưới hơn 10.000 bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã trên cả nước.

Với hợp tác này, FE Credit mở ra một cánh cửa để luồn sâu hoạt động kinh doanh đến nhiều địa bàn một cách có hệ thống và nền tảng, ở kênh mà LienVietPostBank đã và đang khai thác.

Theo giới thiệu của FE Credit, người dân có nhu cầu vay tiêu dùng có thể đến bưu cục ở gần nhà để được nhân viên bưu điện giới thiệu về các sản phẩm cho vay, các giải pháp tài chính của công ty này, với thủ tục, giấy tờ đơn giản… và thời gian xét duyệt nhanh chóng; giá trị khoản vay có thể lên đến 70 triệu tiền mặt.

Như trên, hợp tác giữa LienVietPostBank với VNPost trong khai thác tài nguyên hệ thống các bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã trên cả nước không phải độc quyền. Cụ thể như sự xuất hiện và hợp tác song song nói trên với FE Credit, thành viên của một ngân hàng thương mại khác.

Có thể hiểu sự hợp tác của FE Credit, LienVietPostBank qua kênh của VNPost theo dòng chảy “nước sông không phạm nước giếng”. Nhưng ở đây chắc chắn có sự giao thoa về khách hàng, và khách hàng cũng là điểm để giao thoa các sản phẩm dịch vụ…

Sự đan xen hoạt động kinh doanh đó làm nổi lên hai “trường phái quan điểm” có ở hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay: cho vay tiêu dùng tín chấp là trục cốt lõi với diện rộng; chỉ tập trung cho vay có tài sản bảo đảm, hạn chế cho vay tiêu dùng tín chấp (ngoại trừ qua thẻ tín dụng hoặc qua tài khoản lương đối với một số nhóm đối tượng chọn lọc). Ở đây cũng phản ánh khẩu vị rủi ro và lựa chọn của mỗi thành viên.

Nhưng, như trên, sự giao thoa về khách hàng, về sản phẩm dịch vụ với nhân tố mới là FE Credit sẽ ảnh hưởng thế nào đến tài nguyên của LienVietPostBank tại đây? Và nếu FE Credit khai thác và phát huy hiệu quả qua kênh cùng hệ sinh thái mới này, liệu LienVietPostBank có thay đổi quan điểm và khẩu vị rủi ro trong cho vay tiêu dùng khi đang ở cùng kênh và hệ sinh thái đó?

Trên thực tế, sau hơn 5 năm thiết lập (từ sau khi cởi bỏ trần lãi suất cho vay), tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đã trở thành một dòng chảy mạnh; “những con gà đẻ trứng vàng” xét về lợi nhuận đã được ghi nhận; nhiều ngân hàng thương mại đã và đang lên kế hoạch nhập cuộc… Ranh giới giữa hai “trường phái quan điểm” trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam theo đó có thể sẽ không còn quá rạch ròi trong tương lai?

Công ty tài chính bị tố 'gài' khách hàng, cứ tự động chuyển tiền vào tài khoản

(Vietnamdaily) - Gần đây, trên mạng xã hội lại tiếp lan truyền thông tin về việc nhân viên công ty tài chính lừa đảo một khách hàng.

“Gài bẫy” khách hàng?

Một khách hàng vừa chia sẻ lên mạng xã hội thông tin mình bị công ty tài chính của một ngân hàng. Trước đây khách hàng này đã từng mua hàng trả góp thông qua công ty tài chính này và cũng đã trả đúng hạn.

Dân phe vé trận Việt Nam vs Malaysia khóc ròng

Ngày mai (10/10), trận đấu vòng loại World Cup 2022 sẽ diễn ra giữa Việt Nam và Malaysia. Thị trường vé chợ đen cũng vì thế mà nóng hơn hẳn, nhưng không phải theo chiều hướng đắt lên, mà lại mất giá thảm hại.

Bởi dù bán theo cách nào, thì lượng người mua vé cũng gấp rất nhiều lần so với số lượng vé được bán ra. Tuy nhiên, không phải ai mua vé cũng thích đi xem. Vì nhiều người cố gắng mua bằng được một cặp vé cho mình rồi bán lại với giá thật cao để ăn chênh lệch.

Sau khi mở bán vé online, chị H.N. (Minh Khai, Hà Nội) đã may mắn mua được 4 vé. Nhưng vì không đam mê bóng đá, nên chị N. đã quyết định nhượng lại số vé này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới