Vì sao Nam Phi sớm phát hiện biến chủng Omicron?

Việc xác định biến chủng của SARS-CoV-2 có độc lực mạnh hơn cùng khả năng kháng vaccine là một ưu tiên chính của các chuyên gia y tế Nam Phi.

Từ đầu đại dịch Covid-19, Mạng lưới Giám sát Gene (NGS-SA), hoạt động dựa vào hỗ trợ ngân sách của chính phủ Nam Phi, bắt đầu theo dõi chặt chẽ những thay đổi của virus SARS-CoV-2. Đây được xem là cánh tay đắc lực của cộng đồng khoa học trong việc nghiên cứu cơ chế lây lan của virus.

Trước đó, hồi cuối năm 2020, chính NGS-SA tìm ra biến chủng 501Y.V2, sau này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên là Beta, theo Conversation.

Tuần qua, mạng lưới tiếp tục phát hiện biến chủng khác với tên khoa học B.1.1.529. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đặt tên cho biến chủng mới là Omicron, xác định đây là một biến chủng "đáng lo ngại".

Quá trình phát hiện biến chủng mới

Để tìm ra những biến chủng của một loại virus đòi hỏi nỗ lực đồng bộ từ nhiều cơ quan y tế khác nhau. Anh và Nam Phi chính là hai quốc gia đầu tiên thiết lập mạng lưới gene của virus SARS-CoV-2 kể từ tháng 4/2020.

Quá trình săn tìm các biến chủng chủ yếu bao gồm việc lập bản đồ chuỗi gene virus của các trường hợp được xác nhận mắc Covid-19. Theo đó, mỗi chuỗi gene sẽ được đối chiếu, so sánh với các ca bệnh khác trong khu vực và trên thế giới, để tìm ra các đột biến nếu có.

Nếu các nhà khoa học phát hiện nhiều điểm khác biệt thì những trường hợp này sẽ được nghiên cứu kỹ hơn để xác minh kết quả ban đầu.

Nam Phi là một trong những quốc gia được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho quá trình này. Một kho dữ liệu vận hành bởi NGS-SA được thành lập. Đây là nơi mà kết quả xét nghiệm từ tất cả các phòng thí nghiệm công lập sẽ được tập trung và lưu trữ.

Thêm vào đó, Nam Phi cũng vận hành các cơ sở thí nghiệm có khả năng nuôi cấy virus và xác định mức độ hiệu quả của kháng thể hình thành sau khi tiêm vaccine, hoặc sau khi nhiễm virus, đối với các biến chủng mới của Covid-19.

Dữ liệu từ các cơ sở này sẽ giúp giới khoa học hiểu được mức độ nguy hiểm của những biến chủng mới.

Vi sao Nam Phi som phat hien bien chung Omicron?
Mạng lưới Giám sát Gene virus của Nam Phi đã giúp nước này nhanh chóng tìm ra những biến chủng mới của Covid-19. Ảnh: Bloomberg. 
Một trong những thành quả của quá trình này chính là việc tìm ra biến chủng Beta của Covid-19. Với khả năng lây nhiễm mạnh mẽ hơn so với chủng virus SARS-CoV-2 nguyên bản, biến chủng Beta gây ra làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 tại Nam Phi. Chính vì vậy, biến chủng này được WHO xác định là một chủng virus "đáng lo ngại".
Trong năm 2021, một chủng virus khác được liệt vào nhóm "đáng lo ngại" là Delta. Nó nhanh chóng lan ra toàn cầu và gây ra làn sóng thứ 3 của đại dịch.
Gần đây, các phòng thí nghiệm thành viên của NGS-SA tiếp tục phát hiện biến chủng mới - B.1.1.529 - trong khi xét nghiệm và đối chiếu các mẫu virus.
Kể từ giữa tháng 11, 77 trường hợp tại tỉnh Gauteng của Nam Phi được xác nhận nhiễm biến chủng này.
Một số ca nhiễm biến chủng B.1.1.529 cũng được phát hiện tại quốc gia láng giềng của Nam Phi là Botswana. Gần đây, một du khách từ Nam Phi đến Hong Kong (Trung Quốc) cũng được xác định đã nhiễm biến chủng này.
Chỉ trong một tuần, nhiều quốc gia ở rải rác các châu lục trên thế giới thông báo phát hiện ca nhiễm biến chủng mới. B.1.1.529 nhanh chóng được WHO đưa vào danh sách các biến chủng "đáng lo ngại" vào hôm 26/11, được đặt tên là biến chủng Omicron.
Số đột biến nhiều đáng kể
Các nhà khoa học cho biết Omicron là biến chủng mang nhiều đột biến nhất cho tới nay. Theo kết quả nghiên cứu, biến chủng này có hơn 50 đột biến, trong đó 32 đột biến nằm ở tế bào protein gai, loại protein giúp virus bám vào các tế bào của cơ thể.
Vi sao Nam Phi som phat hien bien chung Omicron?-Hinh-2
Phần lớn các đột biến của biến chủng Omicron nằm tại các protein gai, bộ phận giúp virus bám vào tế bào của cơ thể. Ảnh: NYPost. 
Các nhà sản xuất vaccine nhanh chóng xác định đây là một biến chủng đáng lo ngại. Moderna cho biết biến chủng Omicron mang đến một “nguy cơ tiềm ẩn lớn” đối với vaccine ngừa Covid-19 của hãng.
"Biến chủng Omicron bao gồm các đột biến vốn có của biến chủng Delta, vốn được cho là làm tăng khả năng lây nhiễm. Omicron còn có các đột biến được thấy trong biến chủng Beta và Delta có khả năng thúc đẩy quá trình trốn tránh hệ miễn dịch", Moderna cho biết trong một thông báo.
"Sự kết hợp của các đột biến mang đến nguy cơ tiềm ẩn lớn để đẩy nhanh sự suy yếu của khả năng miễn dịch tự nhiên và khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra”, hãng dược phẩm Mỹ cho biết thêm.

WHO: Biến chủng Mu mới phát hiện có nguy cơ kháng vaccine

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo một biến chủng mới tên “Mu” có đột biến cho thấy nguy cơ kháng vaccine. WHO cũng nói rằng cần nghiên cứu nhiều hơn để tìm hiểu biến chủng này.

WHO cho biết đang theo dõi một biến chủng mới có tên gọi "Mu", được phát hiện đầu tiên ở Colombia vào tháng 1.

Mu, tên khoa học là B.1.621, đã được xác định là “biến chủng đáng quan tâm”, WHO ngày 31/8 thông báo trong bản tin hàng tuần, theo AFP.

COVID-19: Biến chủng MU kháng vắc xin, sự thật từ chuyên gia?

Thống kế đến ngày 8/9/2021, biến chủng MU đã lây lan tới hơn 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, có mặt ở 49/50 của Mỹ. Các chuyên gia khuyến cáo, biến chủng Mu với các đột biến giúp né tránh sự bảo vệ của hệ miễn dịch và vắc xin.

Biến chủng MU né tránh sự bảo vệ của hệ miễn dịch
Hôm qua (7/9), chuyên gia Maria Van Kerkhove - người đứng đầu nhóm phụ trách kỹ thuật trong chiến dịch ứng phó dịch COVID-19 của WHO cũng lên tiếng cho biết, biến chủng Mu có các đột biến giúp nó né tránh sự bảo vệ của hệ miễn dịch, dù cho bệnh nhân từng nhiễm virus tự nhiên hoặc tiêm chủng. Tuy nhiên, biến thể mới không phát triển như Delta, Delta vẫn là biến chủng đáng quan tâm nhất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.