Vì sao lưỡi rắn lại chẻ đôi?

Phần lớn động vật trong thế giới tự nhiên đều có lưỡi thành một khối nhưng rắn thì không như vậy mà lưỡi rắn chẻ làm đôi.

Từ xưa đến nay có nhiều giả thuyết về chức năng của chiếc lưỡi thò ra, thụt vào ở loài rắn. Từ việc tăng gấp đôi khả năng cảm nhận hương vị thức ăn, tới chiếc lưỡi rắn dùng bắt mồi và phun nọc độc vào kẻ thù... Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.

Rắn không có mũi nhưng chúng vẫn có thể đánh mùi được kẻ thù, rắn giao phối hoặc di chuyển xung quanh chính nhờ vào lưỡi của chúng và cơ quan xương sống mũi.

Lợi thế của việc có lưỡi chẻ đôi là có thể tiếp xúc với nhiều diện tích bề mặt hơn. Mỗi khi rắn thò lưỡi ra là thời điểm chúng thu thập "phân tử mùi". Khi lưỡi thụt vào, những "phân tử mùi" sẽ được đưa đến cơ quan xương sống mũi trong vòm miệng. Tại đây, cơ quan này sẽ phân tích mùi và gửi tín hiệu lên não, giúp rắn phân biệt được mùi.

Vi sao luoi ran lai che doi?
 
Chúng ta biết rằng khi nhìn bằng hai mắt, não bộ phải tổng hợp thông tin từ hai luồng để có cái nhìn cụ thể hơn những gì xung quanh.

Cũng tương tự như vậy, lưỡi chia làm hai của rắn cũng làm nhiệm vụ thu thập mùi từ hai vị trí khác nhau. Điều này giúp nó phát hiện được cụ thể mùi nào ở hướng nào và nhanh chóng di chuyển tới đích cần đến.

Mặt khác lưỡi rắn chia đôi giúp nó có thể ngửi thấy mùi trong ba chiều. Hiện tượng này cũng giống như loài cú sử dụng hai tai không đối xứng để có thể phát hiện ra âm thanh ba chiều.

Cả rắn và cú thường sử dụng mạch thần kinh tương tự nhau để so so sánh cường độ tín hiệu từ các bên của cơ thể và xác định hướng bằng mùi vị hoặc âm thanh. Thậm chí điều này còn giúp rắn săn tìm con mồi hoặc bạn tình tiềm năng theo những mùi quen thuộc.

Chi tiết loài rắn rồng “khủng” dân mới bẫy được ở Sài Gòn

(Kiến Thức) - Mới đây, chuyện hai nam thanh niên ở huyện Hóc Môn bẫy được con rắn rồng dài hai mét, nặng hơn 1,5 kg ở Đầm Mã Trắng khiến nhiều người thích thú. Xung quanh loài rắn này cũng có nhiều khám phá thú vị.

Hai nam thanh niên ở huyện Hóc Môn bẫy được con rắn rồng dài 2m, nặng hơn 1,5 kg ở Đầm Mã Trắng.

Mời quý vị xem video: Bẫy được rắn rồng "khủng" nặng hơn 1,5kg ở Sài Gòn

Bị rắn hổ mang cắn, người đàn ông dùng tới 28 loại thuốc giải

Các bác sĩ đã phải liên hệ khắp nước Mỹ để tìm đúng loại thuốc giải nọc rắn hổ mang cho một người đàn ông không may bị rắn cắn.

Bi ran ho mang can, nguoi dan ong dung toi 28 loai thuoc giai
 Có những loại nọc rắn hổ mang không thể dùng thuốc giải thông thường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.