Vì sao kinh nguyệt không đều khi mới dậy thì?

(Kiến Thức) - Vì là giai đoạn mở đầu nên việc tiết hormon sinh dục chưa thể đều, do vậy tình trạng kinh nguyệt không đều khi mới dậy thì là hiện tượng bình thường.

Hỏi: Cháu nhà tôi 13 tuổi, mới có kinh 4 tháng nay. Kể từ khi có kinh, mỗi tháng cháu thường bị 3 ngày máu kinh ra nhiều, sau đó 10 ngày lại ra tiếp kỳ nữa, cũng kéo dài 3 ngày (mỗi tháng 2 kỳ bị), như thế cháu có bị làm sao không? Cần dùng thuốc gì? - Lê Thị Minh (Tuyên Quang).
Vi sao kinh nguyet khong deu khi moi day thi?
 Ảnh minh họa.
BS Phó Đức Nhuận,  nguyên Trưởng khoa  Đẻ, Bệnh viện Phụ sản T.Ư: Cháu bé 13 tuổi đã bắt đầu có kinh là điều bình thường. Tuổi dậy thì của các cháu trước đây thường từ 13 - 15, nhưng hiện nay chỉ từ 11 - 13. Điều này là tình trạng chung của trẻ em trên toàn thế giới chứ không riêng nước ta. 
Tuy nhiên, mới ở tuổi 13, cháu chưa thể coi là đã trưởng thành mà chỉ nên coi là giai đoạn mở đầu của giai đoạn trưởng thành. Đây là lúc ở trên đáy não, vùng dưới đồi và tuyến yên bắt đầu tiết ra hormon kích thích hoạt động của buồng trứng, đánh thức hoạt động của buồng trứng sau hơn một chục năm nằm ngủ để chế tiết ra các hormon sinh dục. Các nang noãn tại buồng trứng cũng dần phát triển hết lớp này đến lớp khác. 
Vì là giai đoạn mở đầu nên hoạt động của việc tiết hormon sinh dục chưa thể “thuần thục” như khi các cháu bước vào giai đoạn trưởng thành (18 tuổi trở lên). Vì thế, tình trạng kinh nguyệt của các cháu có thể không như người lớn; có thể kinh nguyệt của các cháu không đều, tháng có tháng không; kỳ kinh có tháng kéo dài, có tháng lại quá ngắn; lượng máu ra cũng có thể khi ít, khi nhiều... Trường hợp của con gái chị, mỗi tháng có 3 ngày ra máu kinh, sau 10 ngày lại có kinh tiếp cũng là bình thường. 
Chị cho biết, máu kinh của cháu ra nhiều nhưng không nêu cụ thể máu ra ước lượng mỗi lần là bao nhiêu nên không thể đánh giá được có bất thường hay không. Chị hãy theo dõi kinh nguyệt của cháu thoát ra, đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khoẻ của cháu những ngày có kinh này, quan sát nước da và hoạt động học hành, vui chơi của cháu. 
Nếu cháu có dấu hiệu giảm sút sức khoẻ, gầy yếu, da không  nhuận sắc như trước thì cần đưa cháu đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa về sức khoẻ phụ nữ. Tại đây thầy thuốc sẽ có chẩn đoán cụ thể và đưa ra cách chăm sóc sức khoẻ, ăn uống, vệ sinh, lựa chọn các loại thuốc cần thiết đối với cháu.    

Nguy hại khôn lường khi trẻ dậy thì sớm

(Kiến Thức) - Trẻ dậy thì sớm có thể phải đối mặt với những nguy cơ sức khỏe như ung thư vú, vô sinh hay kém phát triển chiều cao.

Nguy hai khon luong khi tre day thi som
Ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Trẻ dậy thì sớm thường phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ đó nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên trên thực tế, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi dậy thì, trưởng thành. 

Trẻ dậy thì sớm do thức ăn chứa nội tiết tố?

(Kiến Thức) -  Nhiều mẹ cho con ăn các loại rau, bánh trái, thậm chí sử dụng các sản phẩm chứa nhiều vitamin E, estrogen... khiến trẻ dậy thì sớm.

Hỏi: Con tôi năm nay mới 9 tuổi nhưng đã dậy thì. Tôi lo lắng liệu có phải trẻ dậy thì sớm do ăn các thực phẩm chứa các chất nội tiết tố không? - Nguyễn Phương Thanh (Đống Đa, Hà Nội).
Tre day thi som do thuc an chua noi tiet to?
 Ảnh minh họa.

Đọc nhiều nhất

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.

Tin mới

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Lợi ích sức khoẻ tuyệt vời từ quả sung

Trong Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt giúp kiện tỳ thanh tràng (kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột), giải độc, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, kiết lỵ, viêm ruột, táo bón, trĩ.